Cơ sở lý thuyết

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp thúc đẩy việc chia sẻ tri thức trong các cty thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu tại tp hồ chí minh (Trang 20 - 23)

CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH THỰC HIỆN

2.1 Cơ sở lý thuyết

2.1.1 Tri thức (Knowledge)

Từ lâu, tri thức đã được được nhận thức và phát hiện ra là một tài sản không thể thiếu trong các tổ chức. Rất nhiều các nhà nghiên cứu về khái niệm này thì đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về tri thức, Davenport và Prusak (1998) đã sinh ra các định nghĩa cho thuật ngữ “tri thức”, họ định nghĩa “tri thức là một hỗn hợp những kinh nghiệm, giá trị, các thông tin theo ngữ cảnh và kinh nghiệm chuyên gia bên trong cung cấp một khung cho việc đánh giá và kết hợp các kinh nghiệm và thông tin mới” . Hay như định nghĩa của Award và Ghaziri (2004): “Tri thức là sự hiểu biết của con người về một lĩnh vực chuyên ngành quan tâm, cái mà được thu thập thông qua học tập và kinh nghiệm”.

Trong đề tài này, tri thức có thể được phân thành 2 loại, đó là tri thức hiện (explicit knowledge) và tri thức ẩn (tacit knowledge) (Nonaka, Toyama và Konno, 2000). Hai khái niệm này được định nghĩa như dưới đây (Beccerra–Fernandez, 2010)

 Tri thức hiện : “Tri thức hiện thường đề cập đến tri thức cái mà được diễn tả thành các từ ngữ và các con số. Tri thức hiện này thì có thể được chia sẻ chính thức và một cách hệ thống hóa thành các dạng như dữ liệu, thông số kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng, các bản vẽ, âm thanh và các hình ảnh video, chương trình máy tính, bằng sáng chế và các dạng tương tự khác”.

 Tri thức ẩn : “Tri thức ẩn bao gồm những hiểu biết, trực giác và linh cảm.

Tri thức này thì khó để diễn tả và chính thức hóa và vì thế rất khó để chia sẻ.

Tri thức ẩn này thì giống như thuộc về cá nhân và dựa vào các hoạt động và kinh nghiệm của mỗi cá nhân”.

2.1.2 Quản lý trí thức và chu trình quản lý tri thức tích hợp

Theo (Alan Frost, 2012), quản lý tri thức có thể được định nghĩa như sau: “Quản lý tri thức là quản lý hệ thống các tài sản tri thức của một tổ chức với mục đích tạo ra giá trị và đáp ứng yêu cầu chiến thuật, chiến lược; nó bao gồm các sáng kiến, quy trình, chiến lược và các hệ thống, cái mà duy trì và tăng cường lưu trữ, đánh giá, chia sẻ, tinh luyện và sáng tạo tri thức”.

Một chu trình quản lý tri thức có thể được xem như lộ trình mà thông tin đi bên trong tổ chức, để được chuyển đổi thành các tài sản có giá trị đối với tổ chức thông qua một chu trình quản lý tri thức (Kimiz Dalkir, 2005). Trên cơ sở các nghiên cứu trước, Kimiz Dalkir đề xuất ra chu trình quản lý tri thức tích hợp:

Hình 2.1 – Chu trình quản lý tri thức tích hợp Gồm 3 bước chính:

o Nắm bắt/ sáng tạo tri thức (Knowledge Capture/ creation)

o Chia sẻ và phân phối tri thức (Knowledge Sharing and Dissemination) o Tìm kiếm/ ứng dụng tri thức (Knowledge acquisition and application) Đề tài này chọn bước chia sẻ tri thức để thực hiện vì đánh giá bước này có những đặc điểm quan trọng sau:

 Chia sẻ tri thức thì quan trọng cho việc tạo ra các tri thức mới để đạt được các lợi thế cạnh tranh.

Knowledge Capture and/or Creation

Knowledge Sharing and Dissemination

Knowledge Acquisition and Application

Assess

Contextualize Update

 Chia sẻ tri thức thì quan trọng vì không làm mất và làm tri thức tăng, mọi người thì ít làm việc trong cùng một công việc suất đời nữa. Khi một người nào đó rời khỏi tổ chức, các tri thức của người đó cũng sẽ ra đi cùng với họ. Nếu việc chia sẻ tri thức tốt sẽ làm cho các tri thức đó được tiếp tục và duy trì trong tổ chức.

 Rất nhiều tổ chức gặp phải vấn đề về “chúng ta không biết cái mà chúng ta biết”. Các tri thức được áp dụng trong một bộ phận nào đó của tổ chức nhưng không được sử dụng trong các bộ phận khác.

 Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, lĩnh vực kinh doanh và xã hội. Ví dụ : 50% cái mà chúng ta biết 5 năm trước thì ngày hôm nay có thể đã lỗi thời.

2.1.3 Chia sẻ tri thức

Chia sẻ tri thức là một bước trong chu trình quản lý tri thức. Nó có thể được hiểu đơn giản theo định nghĩa sau: “Là quá trình chuyển giao tri thức từ một người đến những người khác trong một tổ chức” (Park và Im, 2003). Sự chuyển giao này có thể từ các cá nhân với nhau, hoặc từ các cá nhân với một nhóm, trong một nhóm hoặc giữa các nhóm, khu vực hay phòng ban để giúp mỗi thành viên hoàn thành các nhiệm vụ và chức năng khác nhau trong tổ chức. Việc chia sẻ tri thức sẽ giúp tạo ra các ý tưởng mới và phát triển những cơ hội kinh doanh mới thông qua xã hội hóa và quá trình học tập của các công nhân tri thức. Kết quả là chia sẻ tri thức sẽ ảnh hưởng đến sự cạnh tranh và hoạt động lâu dài (Du và các cộng sự, 2007).

Tri thức được chia sẻ có thể là tri thức ẩn hoặc hiện. Do các hành vi của mỗi cá nhân là đa dạng nên việc chia sẻ tri thức thường không dễ dàng trong việc thực hiện, nhất là chia sẻ tri thức ẩn (theo Polanyi, tri thức ẩn chiếm 80% tri thức, còn tri thức hiện chỉ chiếm 20% còn lại).

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp thúc đẩy việc chia sẻ tri thức trong các cty thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu tại tp hồ chí minh (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)