CÁC YẾU TỐ HÓA LÝ TỚI MÔI TRƯỜNG NUÔI TÔM

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Sinh học thực nghiệm: Khảo sát ảnh hưởng của một số chế phẩm vi sinh vật đến chất lượng nước ao nuôi tôm (Trang 47 - 50)

1.7.1. Yếu tố vật lý:

- Nhiệt độ: Tôm cũng như tất cả các động vật sống dưới nước thuộc loại máu lạnh. Nhiệt độ ảnh hưởng tới nhiều phương diện trong đời sống của tôm: hô hấp tiêu thụ thức ăn, đồng hóa thức ăn, miễn nhiễm đối với bệnh tật, sự tăng trưởng,… Nhiệt độ thay đổi theo khí hậu mỗi mùa, vì thế tại miền Nam nước ta nhiệt độ có thể nuôi tôm quanh năm, trong khi miền Bắc nước chỉ khai thác được vào mùa nóng. Nhiệt độ thích hợp tại các ao hồ vùng nhiệt đới khoảng 28-30oC, tôm lớn nhanh hơn nhưng dễ mắc bệnh.

- Độ mặn: Tôm sú có thể chịu được độ mặn từ 3-45‰ nhưng độ mặn lý tưởng cho tôm sú là 18-20‰.

Độ mặn thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng từ 5 – 15‰ , khi độ mặn tăng quá cao sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây hại phát triển dẫn

36

đến các dịch bệnh như: các bệnh virus đốm trắng, đầu vàng, phát sáng và EMS… đặc biệt là ảnh hưởng đến chu kỳ lột vỏ của tôm nuôi.

Ở độ mặn thấp (5–15 ‰) tôm sẽ tăng trưởng nhanh hơn so với độ mặn cao. Đó là do ở độ mặn thấp thấp sẽ khiến sự trao đổi (protein) trong cơ thể tôm tốt hơn và khi độ mặn thấp thì tôm bắt buộc phải sử dụng tổng acid amin tự do để bù vào sự thay đổi thể tích tế bào vì thế mà thời gian nuôi tôm ngắn và có thể nuôi được ở mật độ cao.

- Độ đục: Độ đục của nước được xác định bởi đĩa secchi, độ đục của nước ao thích hợp nếu đĩa secchi được đọc ở trong khoảng 25-40cm. Điều này có nghĩa là nếu độ đọc trên đĩa secchi mà ngắn hơn 25cm thì nước ao quá đục, ngược lại nếu độ đọc này ở mức xa hơn 40cm thì nước ao lại quá trong, đồng nghĩa với nước quá nghèo chất dinh dưỡng .

Trong ao, độ đục thường do các phiêu sinh vật phát triển. Độ đục trong nước sẽ bất lợi nếu gây ra bởi đất sét hoặc các vật vô cơ, chúng cản trở sự xuyên qua của ánh sáng, làm giảm khả năng sản xuất của ao. Nếu độ đục gây ra bởi các chất vô cơ mà quá cao thì sẽ ảnh hưởng đến bộ phận hô hấp của tôm[27].

1.7.2. Yếu tố hóa học:

- Oxy hòa tan trong nước: là yếu tố quan trọng nhất trong kỹ thuật nuôi tôm. Lượng dưỡng khí thấp trong ao dễ gây chết cho tôm. Trong ao, hiện tượng quang tổng hợp của các phiêu sinh vật là yếu tố chính tạo nên oxygen hòa tan trong nước. Vì hiện tượng này chỉ xảy ra ban ngày, dưới ánh nắng mặt trời nên về ban đêm và ngay cả về ban ngày nhưng thời tiết âm u kéo dài làm ao không đủ oxygen cho tôm. Để giải quyết vấn đề này, người ta sử dụng máy tạo oxygen (quạt, máy sục khí). Các triệu chứng của tôm khi ao thiếu oxygen làm tôm tập trung gần mặt nước, gần vị trí dẫn nước vào ao hoặc dọc theo bờ ao, tôm giảm di chuyển nhưng gia tăng tốc độ hô hấp, có thể hôn mê và chết .

- Độ pH: pH có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tôm nuôi, pH thấp có thể làm tổn thương các phần phụ, mang, ảnh hưởng quá trình lột

37

xác và cứng vỏ tôm. Tôm sú có khả năng chịu được pH 6-9, nhưng pH thích hợp cho ao nuôi tôm khoảng 7,5-8,5. Một sự thay đổi nhỏ của pH cũng gây ảnh hưởng quan trọng cho ao nuôi tôm. Độ pH của ao thường tăng vào ban ngày và giảm vào ban đêm.

- Cacbondioxyde (CO2): Cacbon dioxyde là thành phần tự nhiên trong nước, lớp đất đáy ao hồ và các lớp nước sâu thường có nhiều cacbondioxyde do sự oxy hóa các chất hữu cơ của vi khuẩn hiếu khí cũng như kỵ khí. CO2 cần thiết cho sự quang tổng hợp để tạo ra phiêu sinh cũng như oxygen cần thiết cho tôm trong ao. CO2 không phải là độc tố khi ta cung cấp đủ oxygen. Nếu trong ao mà lượng CO2 quá nhiều người ta có thể thêm vôi vào, nhưng điều này không cần thiết lắm vì gia tăng máy sục khí ta có thể đẩy CO2 ra khỏi môi trường .

- Hợp chất Nitrogen: gồm ba chất chính là Amonia, Nitrite và Nitrate.

Amonia trong ao xuất hiện như một sản phẩm do sự biến dưỡng của động vật trong nước cũng như từ sự phân hủy các chất hữu cơ với tác dụng của vi khuẩn. Lượng amonia gây ra không đáng lo ngại lắm trong ao hồ vì phytoplankton sẽ sử dụng chúng.

Dưới tác dụng của vi khuẩn NH3 sẽ trở thành Nitrite (NO2) tiếp theo là Nitrate (NO3). Ở dạng NO3 thì vô hại.

Chất Hydro sulfide (H2S): H2S là chất khí được tạo thành dưới điều kiện kỵ khí. pH rất có ảnh hưởng tới độ độc của H2S. Với pH=5, nhiệt độ=24oC có 99,1% H2S ở dạng chất độc, pH=8 với nhiệt độ=24oC chỉ có 8% H2S ở dạng chất độc. Dù lượng độc sulfide rất nhỏ (0,001 ppm) mà hiện diện trong một thời gian liên tục vẫn làm giảm sự sinh sản của tôm [27].

1.7.3. Yếu tố sinh học:

Trong ao hồ nuôi tôm, ngoài các yếu tố vật lý và hóa học còn có những yếu tố sinh học như các loại cá tạp, giáp xác các loại, phiêu sinh thực vật (phytoplankton), phiêu sinh động vật (zooplankton), nấm, vi khuẩn và virus [27].

38

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Sinh học thực nghiệm: Khảo sát ảnh hưởng của một số chế phẩm vi sinh vật đến chất lượng nước ao nuôi tôm (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)