3.1. CHỌN LỌC CÁC CHỦNG BACILLUS SP SỬ DỤNG TRONG NUÔI TÔM
3.1.3. Thử nghiệm tính đối kháng các chủng với vi khuẩn Vibrio sp trong phòng thí nghiệm
Từ kết quả thử nghiệm trên chúng tôi chọn ra 02 chủng vi sinh B2.2 và B.11.4 tối ưu nhất để tiến hành thí nghiệm tiếp theo.
3.1.3.1. Sự biến động số lượng vi khuẩn Vibrio sp:
Thí nghiệm này nhằm xác định sự biến động số lượng vi khuẩn Vibrio harveyi dưới tác động của Bacillus B2.2 và Bacillus B11.4 trong nước nuôi tôm và trong cơ thể tôm.
Mẫu nước và mẫu tôm được phân tích lúc 0h, 48 giờ, 96 giờ, 144h.
Kết quả trình bày ở Hình 3.7.
Hình 3.7: Sự biến động số lượng Vibrio sp.
- Số lượng tế bào trong nghiệm thức đối chứng tăng dần theo thời gian, 37 cfu/ml lúc 0h, 406 cfu/ml lúc 48h, 3896 cfu/ml lúc 96h và 5730 cfu/ml lúc 144h. Ở nghiệm thức đưa Vibrio sp vào môi trường lúc 0h có 135 cfu/ml đã tăng lên 2.600 cfu/ml lúc 48 giờ, 7.845 cfu/ml sau 96 giờ và 25.275 cfu/ml sau 144 giờ. Ở nghiệm thức ngoài Vibrio sp còn cho thêm
60
Bacillus B2.2 số lượng Vibrio sp từ 138 cfu/ml lúc 0h, tăng lên 9.915 cfu/ml lúc 48h, nhưng đến đến 96 giờ giảm xuống còn 1.550 cfu/ml và đến 144h chỉ còn 230 cfu/ml. Ở nghiệm thức V. harveyi + Bacillus B11.4 cũng biến động số lượng Vibrio sp tương tự như ở nghiệm thức cho thêm Bacillus B2.2. Số lượng Vibrio sp trong môi trường nước từ 140 cfu/ml lên 12.775 cfu/ml sau 48 giờ, sau đó số lượng giảm dần xuống 6.085 cfu/ml ở 96 giờ và còn 450 cfu/ml sau 144 giờ. Trong hai nghiêm thức có Bacillus sp và Vibrio sp đề có vẻ làm tăng lượng Vibrio sp sau 48h sau đó giảm xuống so với đối chứng. Trong hai nghiêm thức có Bacillus sp và Vibrio sp đề có vẻ làm tăng lượng Vibrio sp sau 48h sau đó giảm xuống so với đối chứng điều đó chứng tỏ rằng các chủng vi khuẩn có lợi có tác động tích cực là ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại cụ thể là vi khuẩn Vibrio harveyi là tác nhân gây bệnh dịch chết sớm EMS ở tôm nuôi hiện nay.
3.1.3.2. Sự biến động số lượng vi khuẩn Bacillus sp:
Theo dõi số lượng Bacillus sp trong nước cho thấy Bacillus sp đều có khả năng tồn tại trong nước nuôi tôm Hình 3.8.
0.00E+00 5.00E+05 1.00E+06 1.50E+06 2.00E+06 2.50E+06 3.00E+06
0 giờ 48 giờ 96 giờ 144 giờ
cfu/ml
V. harveyi + Bacillus 2.2 V. harveyi + Bacillus 11.4
Hình 3.8: Sự biến động Bacillus sp trong nước nuôi tôm.
61
Theo thời gian số luợng tế bào vi khuẩn Bacillus B2.2 trong nghiệm thức I tăng từ 2,18x104 cfu/ml tăng lên 5,98x104 cfu/ml ở 48 giờ, tăng lên 3,38x105 cfu/ml ở 96 giờ và tăng lên 2,18x106 cfu/ml ở 144 giờ. Số lượng tế bào Bacillus B11.4 trong nghiệm thức II cũng tăng dần theo thời gian từ 2,6 x104 cfu/ml lên 5,24x104 cfu/ml ở 48 giờ, 2,5x105cfu/ml ở 96 giờ và đạt 2,61x106 cfu/ml sau 144 giờ chứng tỏ rằng vi khuẩn Bacillus sp hoàn toàn thích nghi với môi trường giả lập nuôi tôm trong điều kiện phòng thí nghiệm và phát triển tốt theo thời gian.
3.1.3.3. Sự biến động Vibrio sp trong tôm thử nghiệm:
Hình 3.9: Sự biến động của Vibrio sp trong tôm theo thời gian
Dựa trên kết quả hình 3.9, chúng tôi nhận thấy sự biến động số lượng tế bào Vibrio sp trong cơ thể tôm không theo một chiều hướng nhất định.
+ Trong nghiệm thức đối chứng số lượng tế bào Vibrio sp tăng từ 68x103 cfu/ml ở 48 giờ lên 3,55x105 cfu/ml ở 96 giờ và lên 2x107 cfu/ml ở 144 giờ. Trong nghiệm thức I, ở 48 giờ số lượng tế bào Vibrio sp là 122x105 cfu/ml, đến 96 giờ số lượng tế bào giảm còn 120x105 cfu/ml và đến 144 giờ số lượng tế bào tăng lên đạt 227x105 cfu/ml.
+ Trong nghiệm thức V. harveyi + Bacillus B2.2, số lượng tế bào Vibrio sp đạt được ở 48 giờ là 140x105 cfu/ml nhưng đến 96 giờ số tế bào chỉ
0,00E+00 5,00E+06 1,00E+07 1,50E+07 2,00E+07 2,50E+07
48 giờ 96 giờ 144 giờ
cfu/ml
Đối chứng V. harveyi V. harveyi + Bacillus 2.2 V. harveyi + Bacillus 11.4
62
còn 35 x 105 cfu/ml và tăng lên 77,4x105 cfu/ml ở 144 giờ. Trong nghiệm thức V. harveyi + BacillusB11.4, số lượng tế bào Vibrio sp biến động từ 176x105 cfu/ml ở 48 giờ giảm còn 28x105 cfu/ml ở 96 giờ và tăng lên 78,5x105 ở 144 giờ, điều đó cho thấy rõ việc nghiên cứu sử dụng vi khuẩn có lợi có tính chất probiotic hoàn toàn đúng hướng, trong giai đầu các chủng Bacillus sp thích nghi dần và sau một thời gian nhất định có sự gia tăng về mật độ và kiểm soát sự tăng trưởng vi khuẩn Vibrio sp hơn 60 % so với đối chứng giúp cân bằng hệ sinh thái.
3.1.3.4. Sự biến động Bacillus sp trong ruột tôm:
Hình 3.10: Sự biến động số lượng Bacillus sp trong tôm
Dựa trên kết qủa trình bày ở hình 3.10 chúng tôi có một số nhận xét sau:
Vi khuẩn Bacillus sp tồn tại được trong cơ thể tôm sú. Số lượng tế bào Bacillus B2.2 từ 95 cfu/ml ở 48 giờ tăng lên 6,57x104cfu/ml ở 96 giờ và giảm xuống còn 2,3x104 cfu/ml ở 144 giờ. Số lượng tế bào Bacillus B11.4 trong cơ thể tôm đạt 96 cfu/ml ở 48 giờ, sau đó tăng lên đến 6,52x104cfu/ml ở 96 giờ và ở 144 giờ giảm còn 3,92x104 cfu/ml các chủng vi sinh vật hữu ích này đã chứng tỏ cho chúng ta thấy rõ là có sự tồn tại, giúp cân bằng hệ thống vi khuẩn có ích trong đường ruột ức chế vi khuẩn có hại, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng vật nuôi.
63