CHĂM SÓC KHI SINH
A. CHĂM SÓC TRONG NGÀY ĐẦU
Trong vòng 24 giờ đầu sau đẻ, mẹ và trẻ sơ sinh phải được chăm sóc và theo dõi tích cực vì các biến chứng nguy hiểm thường xảy ra sớm trong thời gian này. Theo dõi và chăm sóc trong ngày đầu được chia 3 giai đoạn: 2 giờ đầu tiên, 4 giờ tiếp theo, và thời gian còn lại.
Các nguy cơ cần theo dõi với bà mẹ là: băng huyết sau đẻ, choáng sau đẻ, tiền sản giật, tụ máu tầng sinh môn. Các nguy cơ cần theo dõi với trẻ sơ sinh là: suy hô hấp, hạ thân nhiệt, chảy máu rốn.
1. THEO DõI - CHĂM SÓC TRONG HAI GIỜ ĐẦU SAU Đẻ - Sản phụ vẫn nằm ở phòng đẻ.
- Theo dõi mẹ: theo dõi thể trạng, mạch, huyết áp, nước tiểu, co hồi tử cung, ra máu âm đạo, vết khâu tầng sinh môn tại các thời điểm 15 phút, 30 phút, 45 phút, 60 phút, 90 phút và 120 phút.
- Theo dõi và chăm sóc con: xem bài Thăm khám và chăm sóc sơ sinh ngay sau đẻ Bảng tóm tắt các tình huống có thể xẩy ra và cách xử trí
Phát hiện Xử trí
Mẹ
Mạch nhanh (trên 90 lần/phút) Kiểm tra nguyên nhân Xử trí choáng sản khoa Huyết áp hạ (tối đa dưới 90mmHg)
Huyết áp cao (huyết áp tối đa trên 140mmHg hoặc tăng 30mmHg so với trước; huyết áp tối thiểu tăng trên 90mmHg hoặc tăng 15mmHg so với trước).
Xử trí tiền sản giật
Tử cung mềm, cao trên rốn. Xử trí đờ tử cung
Máu tiếp tục chảy Xử trí băng huyết sau đẻ
Rách âm đạo, tầng sinh môn Sắp xếp để khâu
Khối máu tụ tầng sinh môn Chuyển tuyến
Con
Khó thở, tím tái, các cơ mềm nhẽo Hồi sức thở, hồi sức tim, ủ ấm, chuyển tuyến.
Hạ nhiệt độ
Ủ ấm bằng phương pháp Kangaroo - sưởi ấm với phương tiện sẵn có.
Chảy máu rốn Làm lại rốn
2. THEO DõI, CHĂM SÓC TỪ GIỜ THỨ BA ĐẾN HẾT NGÀY ĐẦU
2.1. Sau khi tích cực theo dõi trong 2 giờ đầu, nếu bình thường tiếp tục theo dõi từ giờ thứ 3 đến hết giờ thứ 6 theo hướng dẫn sau:
- Đưa bà mẹ và bé về phòng, theo dõi các nội dung như nêu ở phần trên 1 giờ một lần.
- Đặt bé nằm cạnh mẹ, ủ ấm
- Giúp người mẹ ăn uống, ngủ yên, mang băng vệ sinh sạch
- Khuyến khích cho con bú sớm và đúng cách. Nếu bà mẹ có khó khăn trong việc cho con bú, hướng dẫn tư thế bà mẹ cho con bú, cách cho trẻ ngậm bắt vú và cho trẻ bú theo yêu cầu cả ngày lẫn đêm.
- Hướng dẫn người mẹ cách chăm sóc con, theo dõi chảy máu rốn - Bảo đảm vệ sinh khi chăm sóc trẻ:
+ Cán bộ y tế luôn phải rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước và sau khi chăm sóc trẻ
+ Các dụng cụ dùng để chăm sóc trẻ sau mỗi lần sử dụng cần phải đước khử nhiễm, rửa sạch bằng nước và xà phòng rồi hấp tiệt khuẩn theo quy định. Không dùng chung các dụng cụ khi chăm sóc các trẻ khác nhau.
+ Tã, áo khăn…. dùng cho trẻ cần được giữ khô và sạch.
+ Hướng dẫn gia đình ( đặc biệt là người bố) biết cách chăm sóc và phát hiện các dấu hiệu bất thường.
+ Yêu cầu bà mẹ và người nhà gọi ngay nhân viên y tế khi bé không bú, không thở, tím tái, chảy máu rốn.
+ Yêu cầu gọi ngay nhân viên y tế khi sản phụ chảy máu nhiều, đau bụng tăng, nhức đầu chóng mặt hoặc có bất cứ vấn đề gì khác.
2.2. Theo dõi từ giờ thứ 7
- Theo dõi mẹ: thể trạng, mạch, huyết áp, nhiệt độ, co hồi tử cung (rắn - tròn), băng vệ sinh (kiểm tra lượng máu mất), nước tiểu, tình trạng tầng sinh môn.
- Sản phụ có thể bắt đầu vận động nhẹ.
- Theo dõi con: thở (nếu khó thở, đếm nhịp thở), da (nếu lạnh,đo thân nhiệt), rốn có chảy
Một số tình huống có thể xẩy ra và hướng xử trí
Phát hiện Xử trí
Mẹ
Mạch nhanh (trên 90 lần/phút) Huyết áp hạ (tối đa dưới 90mmHg) Tử cung mềm, cao trên rốn.
Máu tiếp tục chảy
Kiểm tra nguyên nhân Xử trí choáng sản khoa Xử trí đờ tử cung
Xử trí băng huyết sau đẻ Khối máu tụ tầng sinh môn Chuyển tuyến
Sốt, có dấu hiệu nhiễm khuẩn Cho kháng sinh, hạ sốt
Con
Khó thở, tím tái, các cơ mềm nhẽo Hồi sức thở, hồi sức tim, ủ ấm, chuyển tuyến.
Hạ nhiệt độ Ủ ấm bằng phương pháp Kangaroo -
sưởi ấm với phương tiện sẵn có.
Chảy máu rốn Làm lại rốn
Không có phân su, không đi tiểu Khám lại hậu môn, gửi khám chuyên khoa