CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ CÁC BẤT THƯỜNG TRONG THAI NGHéN VÀ CHUYểN DẠ
B. XỬ TRÍ CHẢY MÁU TRONG NỬA CUỐI THAI KỲ VÀ TRONG CHUYểN DẠ
1. NGUYÊN NHâN CủA CHẢY MÁU SAU Đẻ
3.4. Rối loạn đông máu
Có thể là tiên phát do các bệnh về máu nhưng thường là thứ phát do chảy máu nhiều mất sinh sợi huyết (đông máu nội quản rải rác). Đây là một tình trạng nặng làm cho chảy máu trở nên khó cầm, và đòi hỏi điều trị chuyên biệt.
Tại tuyến xã, các hành động bao gồm hồi sức chống choáng, tư vấn và chuyển tuyến trên ngay.
Sơ đồ diễn tiến về chẩn đoán và xử trí chảy máu sau đẻ đối với tuyến xã Triệu chứng/dấu
hiệu Có Chẩn đoán sơ bộ Xử trí
ban đầu Hành động
Rau còn trong TC Có Bất thường về rau bong, rau sổ
- Bóc rau nhân tạo - Thuốc co TC - Kháng sinh
Chuyển tuyến trên nếu sau đó không ổn định
Không Rau đã sổ, kiểm tra
có khuyết múi rau Có Sót rau - Kiểm soát TC - Thuốc co TC - Kháng sinh
Chuyển tuyến trên nếu sau đó không ổn định Không
Tử cung mềm nhẽo Có - TC co kém - Đờ TC
- Xoa bóp TC - Chẹn động mạch
chủ bụng
- ép ngoài tử cung bằng 2 tay
- ép trong và ngoài TC
- Oxytocin, Ergometrin
Theo dõi Kháng sinh Nếu chưa ổn định thì chuyển tuyến
Không Rách đường sinh
dục Có
- Rách TSM - Rách âm đạo
- Rách CTC
- Kẹp nơi chảy máu - Khâu cầm máu - Chèn gạc
Theo dõi Kháng sinh Nếu chưa ổn định thì chuyển tuyến
Không Máu chảy ra ngoài ít, nhưng toàn trạng
choáng Có
- Chảy máu trong
- Máu tụ sinh dục
Truyền dịch chống choáng
Vừa truyền dịch vừa chuyển tuyến
Không Máu loãng, không
đông Có Rối loạn
đông máu
- Cầm máu cơ học tại chỗ
- Truyền dịch chống choáng
Vừa truyền dịch vừa chuyển tuyến
CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ
TĂNG HUYẾT ÁP, TIỀN SẢN GIẬT VÀ SẢN GIẬT
TÓM TẮT
Bệnh lý tăng huyết áp, tiền sản giật và sản giật trong thai nghén có cơ chế bệnh sinh phức tạp. Tại tuyến xã, các xử trí tập trung vào giải quyết cấp cứu cơn giật nếu có, sau đó chuyển tuyến.
Tăng huyết áp là một triệu chứng có thể có trước lúc mang thai hoặc xuất hiện lúc mang thai, hay đã có sẵn và nặng lên do thai nghén.
Điều này có nghĩa là tăng huyết áp khi có thai có thể có nguyên nhân độc lập với tình trạng mang thai hoặc nguyên nhân do thai. Nhưng dù nguyên nhân gì thì tăng huyết áp trong thai nghén là dấu hiệu báo động, hoặc dấu hiệu biểu hiện của một thai kỳ đầy nguy cơ, có thể gây tử vong mẹ và thai nhi.
Trong sản khoa, tăng huyết áp đi kèm với protein niệu và phù tạo nên một bệnh cảnh đặc biệt mà trước đây người ta thường gọi là nhiễm độc thai nghén thì ngày nay được gọi là tiền sản giật. Tiền sản giật có 2 mức độ là trung bình và nặng.
Định nghĩa tăng huyết áp.
- Khi huyết áp tâm trương trên 90 mmHg hoặc huyết áp tâm thu trên 140 mmHg đối với người không biết số đo huyết áp bình thường của mình;
- Khi huyết áp tâm trương tăng 15 mmHg hoặc huyết áp tâm thu tăng trên 30 mmHg so với huyết áp bình thường trước khi có thai.
Lưu ý đo huyết áp 2 lần cách nhau 4 giờ.
Phân loại tăng huyết áp và thai nghén:
Triệu chứng Chẩn đoán
Huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥
90mmHg, trước 20 tuần tuổi thai. Tăng huyết áp mạn
tính.
- Huyết áp ≥ 140/90mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 90 - 110mmHg đo 2 lần cách nhau 4 giờ, sau 20 tuần tuổi thai.
- Không có protein niệu.
Thai nghén gây tăng huyết áp.
- Huyết áp ≥ 140/90mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 90- 110mmHg, đo 2 lần cách nhau 4 giờ, sau 20 tuần tuổi thai.
- Protein niệu có thể tới ++.
- Không có triệu chứng khác.
Tiền sản giật trung bình.
- Huyết áp tâm trương 110mmHg trở lên sau 20 tuần tuổi thai và protein niệu +++ hoặc hơn.
- Ngoài ra có thể có các dấu hiệu sau:
+ Tăng phản xạ.
+ Đau đầu tăng, chóng mặt.
+ Nhìn mờ, hoa mắt.
+ Thiểu niệu (dưới 400ml/24 giờ).
+ Đau vùng thượng vị.
+ Phù phổi.
Tiền sản giật nặng.
- Có cơn giật.
- Hôn mê.
- Kèm theo một số dấu hiệu tiền sản giật nặng. Sản giật.
Chú ý: Khi có nghi ngờ huyết áp cao hay các bệnh lý tiền sản giật thì phải chuyển tuyến trên ngay. Tuyến xã chỉ thực hiện cấp cứu trong lúc sản phụ lên cơn giật.