Cơ sở lý luận, tiêu chí khoa học phân loại, đánh giá, xếp hạng DSĐC, địa mạo và CVĐC

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG DI SẢN ĐỊA CHẤT, ĐỊA MẠO VÙNG (Trang 21 - 30)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ DI SẢN ĐỊA CHẤT, ĐỊA MẠO VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.3. Khái niệm về di sản địa chất, địa mạo và công viên địa chất

1.3.2. Cơ sở lý luận, tiêu chí khoa học phân loại, đánh giá, xếp hạng DSĐC, địa mạo và CVĐC

1.3.2.1. Đánh giá di sản địa chất, địa mạo và công viên địa chất

Đánh giá DSĐC, địa mạo chính là nhằm xác định giá trị bảo tồn của di sản đó. Để đánh giá DSĐC, địa mạo, trước hết cần phải phân loại di sản, trên cơ sở đó đƣa ra các tiêu chuẩn đánh giá thích hợp.

Nhiều nước ở châu Âu đã phát triển chương trình nhằm phát hiện, khảo sát và bảo tồn các khu vực đƣợc gọi là có tầm quan trọng về địa chất và địa mạo. Các khu vực đƣợc lựa chọn sẽ đƣợc phân loại dựa vào các tiêu chí cụ thể nhƣ VQG, khu dự trữ, các vị trí địa chất - địa mạo đặc biệt quan tâm, CVĐC v.v. Các yếu tố chính được xem xét đánh giá thường là:

- Phạm vị/mức độ của khu vực/vị trí đại diện cho một hiện tƣợng địa chất quan trọng.

- Giá trị khoa học của khu vực.

- Giá trị giáo dục của khu vực.

- Mức độ hiếm gặp của hiện tƣợng địa chất trong khu vực - Nguy cơ đe dọa và tiềm năng của khu vực.

- Diện tích khu vực.

UNESCO cũng quy định 6 nguyên lý chính cần tuân thủ khi đánh giá CVĐC.

- Quy mô, diện tích của CVĐC;

- Mức độ tổ hợp các di sản (số lƣợng các di sản trong khu vực);

- Những mục tiêu kinh tế cộng đồng;

- Mục tiêu bảo tồn;

- Mục tiêu giáo dục và nghiên cứu;

- Khung luật pháp và biện pháp quản lý thích hợp;

1.3.2.2. Tiêu chí khoa học phân loại, đánh giá, xếp hạng di sản địa chất, địa mạo và công viên địa chất

Để đánh giá, xếp hạng DSĐC, địa mạo, hiện nay chƣa có một hệ thống đánh giá thống nhất. Mỗi quốc gia thường phát triển một hệ thống đánh giá của riêng mình mặc dù cũng tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của UNESCO. Dưới đây tác giả xin tổng hợp một số tiêu chí xác định, phân loại, đánh giá, xếp hạng DSĐC, địa mạo. Trên cơ sở đó lựa chọn tiêu chí phù hợp áp dụng vào vùng nghiên cứu của mình để đánh giá giá trị di sản.

*) Tiêu chí phân loại DSĐC, địa mạo và CVĐC trên thế giới

Năm 1972 UNESCO đã soạn thảo “Công ước về việc bảo tồn các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới”. Đến những năm 1989 - 1990 thì Ủy ban Di sản Thế giới (WHC) của UNESCO khởi xướng việc chuẩn bị một Danh sách Dự kiến Toàn cầu các Vị trí Địa chất - Địa mạo (có giá trị nổi bật) (Global Indicative List of Geological Sites - GILGES) để giúp cho việc xét công nhận các DSTG theo các tiêu chí địa chất - địa mạo và cảnh quan. Ủy ban này sử dụng “Tiêu chuẩn phân loại tạm thời các di sản địa chất, địa mạo” với 10 kiểu di sản nhƣ sau:

Bảng 1.1. Các kiểu DSĐC, địa mạo theo phân loại GILGES của UNESCO TT Kiểu Di sản Địa chất, địa mạo TT Kiểu Di sản Địa chất, địa mạo

1 Kiểu A: Cổ sinh 6 Kiểu F: Khoáng vật (khoáng sản) 2 Kiểu B: Địa mạo 7 Kiểu H: Kinh tế địa chất

3 Kiểu C: Cổ môi trường 8 Kiểu I: Kiến tạo (lịch sử địa chất)

4 Kiểu D: Đá 9 Kiểu K: Các vấn đề vũ trụ

5 Kiểu E: Địa tầng 10 Kiểu L: Những đặc trƣng địa chất cỡ lục địa/đại dương

Năm 1996, khi triển khai Chương trình Geosites Hiệp hội Địa chất Quốc tế (IUGS) đã đƣa ra một khung phân loại chung để đánh giá một vị trí địa chất - địa mạo lý thú tiềm năng:

Bảng 1.2. Phân loại Geosite của IUGS TT Kiểu Vị trí Địa chất Lý thú

(Geosite) TT Kiểu Vị trí Địa chất Lý thú (Geosite)

1 Địa tầng 7 Đặc tính địa mạo/xói mòn và tích

tụ/phong cảnh, hình thái vị trí 2 Cổ môi trường (Palaeo -

Environment) 8 Tai biến vũ trụ (Astroblemes) 3 Cổ sinh (Paleontology) 9 Lục địa/các đặc tính đại dương/liên

quan đến địa động lực và terranes 4

Nham thạch, biến chất, các trầm tích chứa dầu, cấu tạo và kiến trúc

10 Thềm lục địa 5 Khoáng vật/kinh tế địa chất

11

Địa sử/các mặt cắt cơ bản có giá trị khoa học cao dùng để nghiên cứu và phát triển khoa học địa chất 6 Cấu trúc

Năm 2005, Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) - cơ quan tƣ vấn độc lập giúp UNESCO thẩm định các hồ sơ đăng ký xét công nhận DSTG - đã soạn thảo hướng dẫn đối với các khu vực có giá trị địa chất - địa mạo nổi bật toàn cầu.

Theo đó, có thể phân ra 13 loại DSTG đƣợc liệt kê tại bảng 1.3 (Paul Dingwall, 2004; Paul Dingwall, Tony Weighell and Tim Badman, 2005):

Bảng 1.3. Phân loại DSTG theo tiêu chí địa chất - địa mạo của IUCN TT Loại DSTG theo tiêu chí địa

chất-địa mạo TT Loại DSTG theo tiêu chí địa chất-địa mạo

1 Các đặc tính cấu trúc-kiến tạo 8 Các hệ thống ven biển 2 Núi lửa/các hệ thống núi lửa

9 Các hệ thống đá ngầm, đảo san hô vòng và đảo đại dương

3 Các hệ thống núi

4 Các vị trí địa tầng 10 Sông và mũ băng

5 Các vị trí hóa thạch 11 Các dấu ấn của thời kỳ băng hà 6 Các hệ thống sông, hồ và đồng

bằng châu thổ 12 Các hệ thống sa mạc và bán sa mạc 7 Các hệ thống karst và hang động 13 Các dấu ấn về va chạm thiên thạch

Ở Trung Quốc, trong khuân khổ các CVĐC cũng có rất nhiều loại DSĐC khác nhau nhƣ: Di sản địa tầng, Di sản cổ sinh, Di sản địa chất - cấu trúc, Di sản địa

chất-địa mạo, Di sản địa chất băng hà, Di sản hoạt động núi lửa, Di sản thủy văn, Di sản địa chất công trình, Di sản tai biến địa chất v.v. Di sản địa chất - địa mạo lại đƣợc chia nhỏ hơn thành: Hang động karst, cảnh quan rừng đỉnh trên đá vôi, cảnh quan rừng đỉnh trên đá cát kết, cảnh quan rừng đỉnh trên đá granit v.v. Tương tự, Di sản địa chất, địa mạo băng hà cũng đƣợc chia ra cảnh quan băng hà cổ và băng hà hiện đại v.v. Mỗi CVĐC đều đƣợc làm nổi rõ những nét đặc hữu của bối cảnh địa chất chủ đạo, cảnh quan tự nhiên và hoạt động nhân sinh liên quan. Từ đó, các CVĐC ở Trung Quốc đƣợc phân ra 9 loại chính sau (Zhao Xun and Zhao Ting, 2003):

Bảng 1.4. Phân loại CVĐC của Trung Quốc

TT Loại CVĐC ở Trung Quốc TT Loại CVĐC ở Trung Quốc

1 Địa tầng 6 Núi lửa

2 Cổ sinh 7 Thuỷ văn

3 Cấu trúc địa chất 8 Địa kỹ thuật - Công trình 4 Địa lý - Địa mạo 9 Tai biến địa chất

5 Địa chất băng hà

*) Tiêu chí khoa học phân loại, đánh giá, xếp hạng DSĐC, địa mạo và CVĐC ở Việt Nam

Trong báo cáo tổng hợp [18], tập thể tác giả đã sử dụng bảng phân loại DSĐC, địa mạo GILGES của UNESCO (Bảng 1.1) vì nó đơn giản, ngắn gọn và khá phù hợp với thực tế Việt Nam.

Một hệ thống đánh giá, xếp hạng DSĐC, địa mạo trên cơ sở lƣợng hóa những tiêu chí khoa học đã đƣợc đề xuất trong [18], (Bảng 1.5). Các DSĐC, địa mạo cùng kiểu loại của từng khu vực đƣợc chuyên gia cho điểm trên cơ sở so sánh tương đối giữa chúng với nhau và với các DSĐC, địa mạo ở các khu vực khác.

Tổng số điểm tối đa một DSĐC, địa mạo có thể đạt là 100. Trên cơ sở điểm đánh giá, các DSĐC, địa mạo đƣợc đề nghị xếp hạng thành: DSĐC, địa mạo cấp quốc gia (>50 điểm) và cấp địa phương (<50 điểm). Trong số các DSĐC, địa mạo cấp quốc

gia, những di sản nào có tổng số điểm của các tiêu chí 1 (giá trị khoa học và giáo dục) và 2 (tính đa dạng địa chất) ≥ 35 điểm sẽ đƣợc đề nghị xếp hạng quốc tế.

Bảng 1.5. Hệ thống đánh giá định lượng DSĐC, địa mạo đề nghị áp dụng ở Việt Nam [18]

Khu vực: Kiểu DSĐC, địa mạo:

TT Tiêu chí DSĐC số

1 2 3 ...

1 Giá trị khoa học và giáo dục (40-4) điểm 1.1 Tính toàn vẹn (10-1) điểm

- Rất cao, chưa hoặc ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên/ nhân sinh (10-7 điểm)

- Khá cao, bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên/nhân sinh nhƣng vẫn còn giữ đƣợc giá trị, có giải pháp giảm nhẹ khả thi (6-4 điểm)

- Tương đối cao, bị các yếu tố tự nhiên/nhân sinh tác động đáng kể, giải pháp giảm nhẹ khó khả thi (3-1 điểm)

2.1 Mức độ hiếm gặp (10-1 điểm)

- Rất hiếm trên pham vi cả nước hoặc quốc tế (10-7 điểm)

- Khá hiểm, có thể gặp ở một hai nơi khác nhau trong nước (6-4 điểm)

- Tương đối hiếm, có thể gặp ở vài nơi khác trong nước (3-1 điểm)

1.3 Tính đại diện (10-1 điểm)

- Rất cao, thể hiện rất rõ quá trình, hiện tƣợng, sự kiện địa chất - địa mạo (10-7 điểm)

- Khá cao, thể hiện đƣợc quá trình, hiện tƣợng, sự kiện địa chất - địa mạo

- Tương đối cao, có thể nhận biết được quá trình, hiện tƣợng, sự kiện địa chất - địa mạo (3-1 điểm)

1.4 Mức độ điển hình (10-1 điểm)

- Rất cao trong số các DSĐC, địa mạo cùng kiểu

Khu vực: Kiểu DSĐC, địa mạo:

TT Tiêu chí DSĐC số

1 2 3 ...

( 10-7 điểm)

- Khá cao trong số các DSĐC, địa mạo cùng kiểu (6-4 điểm)

- Tương đối cao trong số các DSĐC, địa mạo cùng kiểu (3-1 điểm)

2 Tính đa dạng địa chất (10-1 điểm)

- Rất cao, thể hiện đƣợc nhiều (>4) quá trình, hiện tƣợng, sự kiện, đặc điểm địa chất - địa mạo (10-7 điểm)

- Khá cao, thể hiện đƣợc khá nhiều (3-4) quá trình, hiện tƣợng, sự kiện, đặc điểm địa chất - địa mạo (6-4 điểm)

- Tương đối cao, thể hiện được một số (1-2) quá trình, hiện tƣợng, sự kiện, đặc điểm địa chất - địa mạo (3-1 điểm)

3 Giá trị cảnh quan, thẩm mỹ (10-1 điểm)

- Rất đẹp, đã hoặc đang đƣợc xét công nhận là danh thắng quốc tế/quốc gia (10-7 điểm)

- Khá đẹp, có triển vọng đƣợc công nhận là danh thắng quốc gia (6-4 điểm)

- Tương đối đẹp, chưa rõ triển vọng được công nhận (3-1 điểm)

4 Giá trị văn hóa, xã hội, lịch sử (10-1 điểm)

- Rất cao, đã hoặc đang đƣợc xét công nhận là di tích văn hóa, xã hội, lịch sử quốc tế/quốc gia (10-7 điểm) - Khá cao, có triển vọng đƣợc công nhận là di tích văn

hóa, xã hội, lịch sử quốc gia (6-4 điểm)

- Tương đối cao, chưa rõ triển vọng được công nhận (3-1 điểm)

5 Các mối đe dọa và nhu cầu bảo tồn (10-2 điểm) 5.1 Các mối đe dọa và nhu cầu bảo tồn (5-1 điểm)

Khu vực: Kiểu DSĐC, địa mạo:

TT Tiêu chí DSĐC số

1 2 3 ...

- Không đáng ngại (5-4 điểm)

- Tương đối đáng ngại, nên lưu ý bảo tồn (3-2 điểm) - Khá đáng ngại, cần bảo tồn (1 điểm)

5.2 Hiện trạng pháp lý của công tác bảo tồn (5-1 điểm) - Đang đƣợc pháp luật bảo vệ (5-4 điểm)

- Đang đề nghị đƣợc pháp luật bảo vệ (3-2 điểm) - Đang đƣợc bảo vệ bằng các quy định tạm thời

(1điểm)

6 Tiềm năng khai thác, sử dụng (20-4 điểm) 6.1 Mức độ nổi trội, dễ nhận biết (5-1 điểm)

- Rất cao, du khách có thể tự nhận biết (5-4 điểm) - Khá cao, du khách có thể nhận biết nếu đƣợc giới

thiệu sơ bộ (3-2 điểm)

- Tương đối cao, du khách có thể nhận biết nếu được giới thiệu chi tiết (1 điểm)

6.2 Vị thế địa lý (5-1 điểm )

- Rất thuận lợi (là khu vực đã và đang đƣợc khai thác du lịch, cơ sở vật chất tốt, nơi tập trung dân cƣ, cộng đồng nhận thức đƣợc về giá trị di sản v.v) (5-4 điểm) - Tương đối thuận lợi (có tiền đề khai thác du lịch) (1

điểm)

6.3 Điều kiện đi lại (5-1 điểm)

- Rất thuận lợi (dễ đi lại, gần trục đường giao thông chính, có đường dẫn đến vị trí di sản được làm riêng để khai thác du lịch) (5-4 điểm)

- Khá thuận lợi (đi lại khá thuận lợi, gần các trục đường giao thông, có đường dẫn đến vị trí di sản) (3- 2 điểm)

- Tương đối thuận lợi (có thể tiếp cận vị trí di sản có triển vọng làm đường dẫn đến vị trí di sản) (1 điểm)

Khu vực: Kiểu DSĐC, địa mạo:

TT Tiêu chí DSĐC số

1 2 3 ...

6.4 Triển vọng tạo công ăn việc làm mới (5-1 điểm) - Rất tốt (đã hoặc đang có dự án đầu tƣ khai thác du

lịch và các dịch vụ liên quan) (5-4 điểm)

- Khá tốt ( đã hoặc đang có dự án kêu gọi đầu tƣ khai thác du lịch và các dịch vụ liên quan) ( 3-2 điểm) - Tương đối tốt (có triển vọng lập dự án kêu gọi đầu tư

khai thác du lịch và các dịch vụ liên quan) (1 điểm) Tổng cộng (tối đa 100 điểm)

1.3.3. Vị trí công viên địa chất trong hệ thống bảo tồn thiên nhiên quốc tế và quan điểm của học viên về di sản địa chất, địa mạo vùng nghiên cứu

Có thể thấy là chỉ trong một thời gian ngắn, xu hướng bảo tồn và khai thác, sử dụng bền vững các DSĐC, địa mạo và CVĐC đã thực sự trở thành một trào lưu được hưởng ứng rộng rãi trên thế giới, với các tiêu chí khoa học rõ ràng, cơ sở pháp lý đầy đủ, mang lại những lợi ích đáng kể về kinh tế, xã hội và môi trường (Hình 1.2), dưới đây cho chúng ta thấy vị trí CVĐC trong hệ thống bảo tồn thiên nhiên quốc tế.

Outstanding Universal Value

Emphasis:

Representation: ecosystem, landscape, habitat and species conservation through effective PA systems

& ecological networks

Determinant:

Outstanding Universal Value Sites nominated individually or serially can cross the threshold if they meet one or more WH criteria

andstringent requirements of integrity

Hình 1. Xếp hạng các khu bảo tồn theo giá trị nổi bật toàn cầu của chúng (Nguồn: UNEP-WCMC, 2004).

Decreasing Global Numbers Increasing Internation

al Recognitio

n

Hình 1.2. Xếp hạng các khu bảo tồn theo giá trị nổi bật toàn cầu của chúng (Nguồn: UNEP-WCMC, 2004)

Theo nội dung của (Hình 1.2) cho thấy càng gần đỉnh tam giác thì giá trị cũng nhƣ sự công nhận quốc tế về các khu bảo tồn càng cao đồng thời số lƣợng của chúng càng giảm. Đƣợc xếp hạng cao nhất chính là các DSTG với các giá trị nổi bật toàn cầu của chúng.

Các CVĐC toàn cầu đƣợc UNESCO xếp hạng rất cao, chỉ sau các DSTG và tương đương với các KDTSQ hoặc các khu bảo tồn đất ngập nước (RAMSAR). Tiếp đến mới là các khu bảo tồn tầm cỡ khu vực như vườn di sản ASEAN hoặc tiểu khu vực như công viên Hòa Bình. Dưới đó bắt đầu các khu vực được xếp hạng quốc gia như VQG, KBTTN v.v. và cuối cùng là các KBTTN cấp tỉnh hoặc cấp địa phương.

Bảo tồn và khai thác, sử dụng bền vững các DSĐC cùng với các giá trị văn hóa - tự nhiên khác đã thực sự trở thành một nhánh bảo tồn thứ ba của UNESCO, bên cạnh các DSTG và DTSQ thế giới (Hình 1.3). UNESCO đã đặt ra kế hoạch rất tham vọng là trong khoảng 20 năm phấn đấu kết nạp đƣợc khoảng 500 thành viên vào mạng lưới CVĐC toàn cầu.

Hệ thống bảo tồn di sản của UNESCO

Di sản Thế giới:

936/153 quốc gia, trong đó Việt Nam 7

Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới:

580/114 quốc gia, trong đó Việt Nam 8

Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu:

78/27 quốc gia, trong đó Việt Nam 1

Hình 1.3. Hệ thống bảo tồn di sản của UNESCO.

Trong bối cảnh hội nhập, chắc chắn Việt Nam không thể bỏ qua trào lưu nêu trên. Mặt khác, sự phát triển đó cũng tạo những cơ sở và tiền đề hết sức thuận lợi để Việt Nam có thể học tập, rút kinh nghiệm. Vì thế, việc triển khai một chương trình tổng thể về phát triển và quản lý mạng lưới CVĐC ở Việt Nam, có thể nói, sẽ là rất kịp thời và đáp ứng đƣợc những nhu cầu cấp thiết của xã hội, cũng nhƣ những

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG DI SẢN ĐỊA CHẤT, ĐỊA MẠO VÙNG (Trang 21 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)