CHƯƠNG 3 TIỀM NĂNG DI SẢN ĐỊA CHẤT, ĐỊA MẠO VÙNG CÁT ĐỎ
3.1. Giá trị di sản địa chất, địa mạo vùng nghiên cứu
3.1.1. Tính đa dạng địa chất, địa mạo
Tính đa dạng địa chất của vùng nghiên cứu đƣợc thể hiện qua những đặc điểm đa dạng về địa hình cảnh quan, thạch học, địa tầng, khoáng sản. Những đặc điểm đó minh chứng cho các giai đoạn phát triển và tiến hóa của vỏ Trái Đất ở vùng
“cát đỏ Phan Thiết” nói riêng và dọc dải bờ biển Việt Nam nói chung.
3.1.1.1. Đa dạng về địa hình cảnh quan
Các nghiên cứu về địa mạo đã giúp phân biệt các cảnh quan karst giả (carƣ giả) hình thành trên trầm tích cát màu đỏ với một tập hợp cực kỳ đa dạng các kiểu địa hình. 60-70% diện lộ trên vùng nghiên cứu là cát đỏ trong điều kiện khí hậu khô nóng đã tạo nên nhiều cảnh quan, thành tạo karst giả kỳ dị và lý thú. Đặc biệt, với sự đa dạng về địa hình và cảnh quan karst giả này lại đƣợc xen kẽ một cách hài hòa với các dạng địa hình mềm mại cũng đƣợc tạo bởi từ các đồi, dải cát đỏ xen lẫn cát trắng, xám vàng các vùng trũng, hồ nước, suối, đã tạo nên một cảnh quan tuyệt mỹ cho vùng cát đỏ này.
3.1.1.2. Đa dạng về thạch học
Với sự đa dạng về màu sắc và thành phần trầm tích, tầng cát đỏ hệ tầng Phan Thiết có một giá trị di sản về thạch học khá độc đáo, với tuổi thành tạo 73.900÷
8.100 năm, thuộc nhiều giai đoạn phát triển địa chất và môi trường trầm tích khác nhau với tổng chiều dày lên tới hơn 100m.
Sự đa dạng về màu sắc thuộc loại hiếm gặp trong khu vực, ngoài các diện lộ dọc dải bờ biển Ninh Thuận - Bà Rịa Vũng Tàu, còn lại chƣa gặp lộ ở vùng nào khác trong lãnh thổ Việt Nạm.
3.1.1.3. Đa dạng về địa tầng
Các trầm tích thuộc hệ tầng Phan Thiết (Q12-3pt), tùy từng vị trí, nhƣ ở vùng
Tuy Phong - Xuyên Mộc chúng nằm trên mặt bào mòn của các trầm tích thuộc hệ tầng La Ngà (J1ln), hệ tầng Suối Tầm Bó (N2stb), hệ tầng Liên Hương (N2lh), hệ tầng Mũi Né (mQ1mn). Ở khu vực Ninh Phước, chúng nằm trực tiếp trên bề mặt bào mòn của các hệ tầng hệ tầng La Ngà (J1ln), Mộ Tháp (N2-Q1mt) v.v...
Rõ ràng, mặc dù tầng cát đỏ vùng nghiên cứu do có độ gắn kết kém, lại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ tiểu khí hậu, nhưng những giá trị độc đáo về địa tầng vẫn có thể nhận biết đƣợc một cách đầy đủ trên cơ sở trật tự địa tầng, các yếu tố xác định tuổi thành tạo trầm tích và quan hệ với các thực thể địa chất khác có mặt trên phạm vi nghiên cứu.
3.1.1.4. Đa dạng về khoáng sản - khoáng vật
Sự hiện hữu của sa khoáng titan, zircon, nhiều nơi có mức độ tập trung cao, có giá trị công nghiệp, với những đặc điểm khoáng vật độc đáo trong tầng cát màu đỏ đã làm tăng cao tính đa dạng về địa chất vùng nghiên cứu.
3.1.2. Một số biểu hiện di sản địa chất, địa mạo cụ thể
Trong luận văn này tác giả sử dụng các kiểu DSĐC, địa mạo theo phân loại GILGES của UNESCO (Bảng 1.1), trên cơ sở đó đƣa ra các kiểu DSĐC, địa mạo trong vùng cát đỏ Phan Thiết.
Kết quả nghiên cứu, khảo sát đã xác định đƣợc một vài biểu hiện DSĐC, địa mạo nhƣ các dạng địa hình, mặt cắt chuẩn ..v.v thuộc nhiều kiểu loại, trong đó đặc biệt là các DSĐC, địa mạo. Cảnh quan địa mạo (kiểu B); Thạch học (kiểu D); Địa tầng (kiểu E); Khoáng sản, khoáng vật (kiểu F). Một số thí dụ nhƣ cảnh quan dọc theo suối Tiên, cảnh quan khu vực Bàu Trắng - Bàu Sen, Các đồi cát bay Mũi Né, Cảnh quan carƣ kỳ dị khu vực Gành Son, ranh giới bất chỉnh hợp Q1pt/N2lh tại khu vực sân bay Phan Thiết, các hạt cuội tectit phân bố trong vùng nghiên cứu.
Các biểu hiện DSĐC, địa mạo kể trên đƣợc đánh giá, xếp hạng theo hệ thống các tiêu chí đã nêu ở Chương 1 và thể hiện trên sơ đồ phân bố DSĐC, địa mạo vùng cát đỏ Phan Thiết (Hình 3.1). Dưới đây giới thiệu một số DSĐC, địa mạo tiêu biểu.
3.1.2.1. Cát đỏ Phan Thiết - một vùng địa chất độc đáo
Vùng cát đỏ Phan Thiết có thể coi là một điểm DSĐC, địa mạo, có thể nhận biết đƣợc từ ảnh vệ tinh (Ảnh 3.14), các giá trị độc đáo, độc nhất vô nhị ở Việt Nam về mặt địa mạo cảnh quan, cũng nhƣ về thạch học, địa tầng,….mà nó mang lại.
Cùng với các giá trị di sản văn hóa ( Tháp Chăm và các truyền thống văn hóa dân tộc Chăm) và các giá trị địa chất - địa mạo (địa hình carƣ giả, tiểu hoang mạc cát đỏ, những ngọn đồi màu son v.v). Cát đỏ có thể trở thành một phần biểu tƣợng của Phan Thiết tỉnh Bình Thuận.
Ảnh 3.14. Cát đỏ Phan Thiết quan sát đƣợc trên ảnh vệ tinh (từ Google Earth).
Hệ tầng Phan Thiết đã đƣợc đề cập từ lâu trong các văn liệu địa chất ở Việt Nam với cái tên gọi “cát đỏ Phan Thiết”, “cao nguyên cát đỏ Phan Thiết”. Cát đỏ Phan Thiết, một thực thể trầm tích phức tạp và kỳ vĩ, gây ấn tƣợng mạnh, đã và đang lôi cuốn sự chú ý không chỉ đổi với các nhà địa chất, địa mạo trong và ngoài nước mà cả với du khách thăm quan du lịch.
3.1.2.2. Các địa hình carư giả duy nhất có ở Việt Nam
Do hoạt động của các yếu tố nội, ngoại sinh trong vùng nghiên cứu đã tạo ra trên bề mặt địa hình vùng cát đỏ Phan Thiết một dạng carƣ giả giống nhƣ địa hình trong carƣ phát triển trên núi đá vôi. Dạng địa hình này chỉ có ở vùng này. Tại vị trí Suối Tiến thuộc phường Mũi Né, cảnh quan địa hinh carư giả này rất phát triển, những hình thù kỳ lạ, đặc sắc tại đây thu hút rất nhiều khách du lịch thăm quan. Với những đa dạng về cảnh quan địa mạo này, làm tăng thêm sự nổi bật các giá trị của
chúng cộng với các giá trị khác vốn có của vùng nghiên cứu (Ảnh 3.15).
Ảnh 3.15. Những cảnh quan carƣ giả nhiều màu sắc khác nhau dọc theo Suối Tiên (ảnh - http://ihay.thanhnien.com.vn)
3.1.2.3. Vùng hoang mạc cát đỏ thơ mộng
Vùng cát đỏ Phan Thiết nổi tiếng với những hoang mạc cát đỏ, có thể quan sát ở nhiều nơi dọc theo quốc lộ chạy theo đường bờ biển Bình Thuận, gần như không có lớp phủ thực vật với độ cao tới hàng 100m, cảnh quan hoang mạc cát đỏ này hiếm gặp ở nơi khác, và vì thế cũng góp phần thu hút du khách (Ảnh 3.16).
Cũng tại đây, hiện hữu nhiều đồi cát đầy sắc màu tự nhiên, địa hình độc đáo, suối nước quanh co, với bờ biển cát trắng còn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, hợp tạo với màu xanh của trời, của biển, cùng những rặng dừa thơ mộng, màu vàng của những đồi cát phong thành tựa nhƣ tiểu sa mạc nổi lên giữa thảm thực vật xanh rờn, tạo nên một cảnh quan vô cùng đa dạng và quyến rũ;
Một điều đặc sắc nữa thường xảy ra trên các đồi cát kéo dài và thơ mộng này là các dạng địa hình thường thay đổi do tác động của gió;
Ảnh 3.16. Những cảnh quan đồi cát màu đỏ kéo dài (tiểu sa mạc) trong vùng nghiên cứu (ảnh - http://ihay.thanhnien.com.vn) 3.1.2.4. Gành Son nơi có những ngọn đồi màu đỏ (màu son) rất đặc sắc
Cái tên Gành Son có lẽ xuất phát do nơi đây có những ngọn đồi hay gành có màu đỏ (màu son) rất đặc sắc. Điểm đặc biệt ở đây chính là hình dáng của những dãy, hang mang nhiều hình thù màu sắc lạ mắt. Màu đỏ của cát, màu xanh của biển nhƣ hoà lẫn vào nhau tạo nên một sắc thái hài hoà vừa gần, vừa xa, vừa hƣ lại vừa thực (Ảnh 3.17).
Ảnh 3.17. Gành Son vẻ đẹp sơn thủy (ảnh - http://saigonphoto.net)
3.1.2.5. Hồ nước ngọt thơ mộng giữa hoang mạc cát đỏ
Nằm cách thành phố Phan Thiết 62km về phía đông bắc, xã Hòa Thắng (huyện Bắc Bình) là một trong những nơi có khí hậu khắc nghiệt, nhƣng lại đƣợc thiên nhiên ban tặng hai hồ nước ngọt lớn mà người dân thường gọi là Bàu Sen, Bàu Trắng. Bàu Trắng đã trở thành địa danh tham quan hấp dẫn với những ai đến Mũi Né, Phan Thiết (Ảnh 3.18). Hồ nằm giữa các triền cát rộng mênh mông, tựa một ốc đảo giữa sa mạc đầy nắng với những cánh sen hồng lấp ló sau những chiếc lá xanh, tạo nên một thắng cảnh đầy thơ mộng.
Ảnh 3.18. Bàu trắng - Bàu Sen nằm giữa các triền cát mênh mông tựa ốc đảo (ảnh - http://vnexpress.net)
3.1.2.6. Ranh giới bất chỉnh hợp
Trầm tích của hệ tầng Phan Thiết có cấu tạo phân lớp sóng ngang, sóng xiên, nghèo di tích sinh vật, phủ bất chỉnh hợp lên nhiều thành tạo địa chất khác nhau, như hệ tầng Mũi Né (mQ11mn), hệ tầng Liên Hương (N2lh), các đá Mesozoi và bị phủ bởi các trầm tích biển Pleistocen muộn đến Holocen.
Hệ tầng Phan Thiết hình thành trong môi trường biển, kiểu tướng đê cát nối
đảo. Các di tích tảo nước mặn đặc trưng cho đới biển ven bờ là Coscinodiscaceae, Cyclorella, Stylorum, Thalassiosira, Kozlovii;
3.1.2.7. Cuội tectit phân bố trong vùng nghiên cứu
Tại vùng nghiên cứu trầm tích biển pleistocen sớm lộ ra rất hạn chế ở một số rãnh xâm thực ven biển, đƣợc mô tả tại mặt cắt Hòn Rơm [7] với thành phần là cát màu đỏ sẫm, có bề mặt bị laterit cứng chắc tương tự như mũ sắt. Theo Trần Nghi và nnk., trên lớp laterit cứng chắc này gặp tectit nguyên dạng cắm vào cho phép xác định tầng cát đỏ này có tuổi hơn 800.000 năm (Hình 3.2).
Hình 3.2. Mặt cắt địa chất các thế hệ đê cát ven bờ vùng Phan Thiết [7]
Sự xuất hiện tectit nhỏ tích tụ trong các tầng trầm tích là một sự kiện thạch địa tầng Đệ tứ rõ ràng nhất ở biển Đông và các vùng lân cận vào đầu pleistocen giữa. Sự phổ biến tectit ở nhiều nơi khác nhau là kết quả của một sự kiện thiên văn bất thường xảy ra vào khoảng 0,8 triệu năm ở vùng Á - Úc (Pinxian Wang and Qianyu Li, 2009 trong [10]) gần với sự kiện Brunhess - lần đảo cực từ cuối cùng xảy ra vào khoảng 780.000 năm trước đây.
3.1.2.8. Khoáng sản có giá trị công nghiệp
Sa khoáng titan-zicon phân bố trong hệ tầng Phan Thiết, nhiều nơi tập trung có hàm lƣợng đạt giá trị công nghiệp, có một vài diện tích đã đƣợc cấp phép khai