CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, ĐỊA MẠO VÙNG CÁT ĐỎ PHAN THIẾT TỈNH BÌNH THUẬN
2.1. Đặc điểm và lịch sử phát triển địa chất - địa mạo
2.1.3. Đặc điểm địa tầng
Theo tài liệu thu thập, tổng hợp từ [12] địa tầng vùng nghiên cứu đƣợc mô tả chi tiết nhƣ sau:
Trên mặt cắt địa chất theo tài liệu khoan máy các tuyến T.2, T.10, T.22, T.34, T.48 thuộc khu vực Tuy Phong - Bắc Phan Thiết các thành tạo trầm tích hệ tầng Phan Thiết đƣợc chia làm 4 tập:
Tập 1: cát thạch anh hạt nhỏ đến trung lẫn bột sét màu đỏ phớt tím, đỏ loang lổ trắng, gắn kết chặt, phủ trên bề mặt bào mòn của trầm tích hệ tầng Liên Hương (N2lh), Mũi Né (mQ1mn), Nha Trang (K2nt) và đá của Phức hệ Đèo Cả (K2đc).
Chiều dày tập từ 9,0 m đến 18,0 m, trung bình 11,5 m;
Tập 2: cát thạch anh hạt nhỏ đến vừa lẫn bột sét màu đỏ nhạt , nâu vàng, xám trắng, loang lổ, gắn kết chặt, ranh giới giữa tập 1 và 2 chuyển tiếp từ từ . Chiều dày của tập ở khu vực Tuy Phong - Bắc Phan Thiết từ 17,0 m đến 50,0 m, trung bình 33,5 m;
Tập 3: cát thạch anh hạt trung lẫn bột sét màu vàng nhạt, đỏ nhạt, gắn kết chặt, ranh giới giữa tập 2 và 3 chuyển tiếp từ từ . Chiều dày nhịp từ 17,5 m đến 49,5
m, trung bình là 27,0 m;
Tập 4: cát thạch anh hạt nhỏ đến trung lẫn bột sét màu đỏ nhạt, đỏ tươi, đỏ thẫm, gắn kết chặt, ranh giới giữa tập 3 và 4 chuyển tiếp từ từ . Chiều dày tập từ 17,5 m đến 63,0 m, trung bình 33,5 m;
Trên mặt cắt địa chất theo tài liệu khoan máy các tuyến T.76, T.102, T.122 thuộc khu vực Hàm Thuận Nam các thành tạo trầm tích hệ tầng Phan Thiết chỉ xuất hiện 3 tập.
Tập 2 (mQ1pt2): cát thạch anh hạt nhỏ đến trung lẫn bột sét màu đỏ nhạt , nâu vàng, xám trắng, loang lổ , gắn kết chặt. Tập này phủ bất chỉnh hợp lên thành tạo sét kết Tiến Thành (N2?tt), các đá núi lửa hệ tầng Nha Trang (K2nt), các đá granitoid phức hệ Đèo cả (K2đc). Chiều dày của tập từ 8,0 m đến 25,0 m, trung bình 16,5 m;
Tập 3 (mQ1pt3): cát thạch anh hạt trung đến vừa lẫn bột sét màu vàng nhạt , đỏ nhạt, gắn kết chặt, ranh giới giữa tập 2 và 3 chuyển tiếp từ từ. Chiều dày tập trung bình là 27,0 m;
Tập 4 (mQ1pt4): cát thạch anh hạt nhỏ đến trung lẫn bột sét màu đỏ nhạt, đỏ tươi, đỏ thẫm, gắn kết chặt, ranh giới giữa tập 3 và 4 chuyển tiếp từ từ . Chiều dày nhịp trung bình là 30,0 m;
Tác giả Nguyễn Quang Lộc, 2012 [6] làm rõ hơn về đặc điểm thành phần vật chất bằng cách xây dựng 6 mặt cắt cho từng khối ở từng khu vực khác nhau trên diện tích nghiên cứu nhƣ sau:
Mặt cắt 1: tại Suối Tiên, phía tây bắc Mũi Né, các trầm tích của hệ tầng Phan Thiết lộ ra thành vách, từ dưới lên gồm 4 tập:
Tập 1: Cát thạch anh hạt vừa màu xám trắng, gắn kết trung bình, phủ lên trên bề mặt bào mòn của trầm tích cát pha bột sét màu xám, loang lổ nâu vàng, gắn kết cứng chắc thuộc hệ tầng Mũi Né (mQ1mn). Tập dày 1 đến 4m, có tuổi 181.000 năm xác định theo phương pháp nhiệt huỳnh quang thạch anh.
Tập 2: Cát thạch anh hạt vừa màu trắng, xám trắng, gắn kết yếu, cấu tạo dạng
phân lớp ngang, phủ trên trực tiếp lên tập 1. Dày 1m đến 3m.
Tập 3: Cát thạch anh hạt vừa màu vàng, màu nâu, gắn kết yếu, ranh giới tập 2 và tập 3 chuyển tiếp từ từ. Dày 2m đến 3m.
Tập 4: Cát thạch anh hạt từ nhỏ đến vừa pha bột màu đỏ, gắn kết trung bình, tập 3 và 4 chuyển tiếp từ từ, phần dưới của tập (cách lòng suối ≈ 20m) có tuổi 73.900 ± 8.100 năm xác định theo phương pháp nhiệt huỳnh quang thạch anh. Dày trên 50m. Trong mặt cắt này, có 2 nhịp trầm tích: nhịp 1(tập 1), nhịp 2(gồm các tập 2,3 và 4).
Mặt cắt 2: ở ven biển, phía bắc Mũi Né, cách Hòn Rơm 3km về phía tây, các trầm tích của hệ tầng Phan Thiết bị xâm thực tạo vách cao 80m, mặt cắt từ dưới lên trên gồm 7 tập:
Tập 1 (0÷13m): Cát thạch anh hạt vừa, màu đỏ, gắn kết trung bình, cấu tạo phân lớp sóng ngang, sóng xiên. Trên mặt bị laterit hóa tạo lớp mũ sắt dày 2÷5cm.
có tectit sắc cạnh ghim vào (?). Chưa rõ quan hệ dưới dày >13m.
Tập 2 (13÷16m): Cát thạch anh hạt vừa màu trắng loang lổ, gắn kết trung bình, cấu tạo phân lớp sóng ngang. Dày 3m.
Tập 3 (16÷18m): Cát thạch anh hạt vừa xen hạt lớn, màu trắng, gắn kết trung bình, cấu tạo phân lớp ngang, trền bề mặt chứa nhiều vụn Mollusca. Dày 2m.
Tập 4 (18÷25m): Cát thạch anh hạt nhỏ, gắn kết trung bình, cấu tạo khối xen cấu tạo xiên chéo do sóng, trầm tích có màu đỏ. Dày 7m. Trên bề mặt tập này gặp tectit dạng mảnh bát vỡ.
Tập 5 (25÷55m): Cát thạch anh hạt nhỏ - vừa lẫn lộn bột màu đỏ tươi, đỏ sẫm, cấu tạo khối, phần dưới có cấu tạo phân lớp ngang mờ, trầm tích gắn kết trung bình. Kết quả phân tích độ hạt (P.24386/10) cho thấy tỷ lệ phần trăm các cấp hạt cát chiếm 100%. Trầm tích chọn lọc tốt, hệ số chọn lọc S0=1,54, trầm tích biến động yếu Cv=9,89%. Kích thước trung bình hạt vụn Md=0,216mm; đồ thị đường cong phân bố độ hạt có dạng 1 đỉnh - chế độ thủy động lực trầm tích đơn giản, ổn định.
Hệ số bất đối xứng Sk=1,26 - hạt vụn phân bố tập trung về phía cấp hạt nhỏ. Tỷ lệ thành phần hạt vụn (trong cấp hạt >0,1mm): thạch anh 84,43%, felspat 1,77%, khoáng vật nặng 1,5%; mảnh sét 1,22%. Thành phần khoáng vật theo kết quả phân tích rơnghen: thạch anh 60%, felspat 20%, kaolinit 5%, hydromica 10%, goetit 5%.
Ngoài ra trong thành phần trầm tích còn có tàn tích Mollusca. Hệ số nhận dạng môi trường Re=2,61. Các thông số này phản ánh trầm tích thành tạo ở môi trường ven biển. Dày 30m.
Tập 6 (từ 55÷70m): cát thạch anh hạt vừa - lớn màu vàng phớt đỏ, phần dưới cấu tạo phân lớp ngang, phần trên cấu tạo phân lớp sóng xiên chứa nhiều Mollusca kích thước 1÷2mm. Dày 15m.
Tập 7 (từ 70÷80m): Cát thạch anh hạt nhỏ - vừa màu vàng rơm, vàng nghệ, cấu tạo khối, trền bề mặt có cuội đá phun trào ryolit, kích thước 5÷7 cm, độ mài tròn trung khá tốt. Sự có mặt cuội mài tròn trong trầm tích phản ánh quá trình đồng trầm tích cát và cuội trong chế độ động lực sóng mạnh. Dày 10m.
Tectit có mặt trong mặt cắt này còn nhiều ý kiến khác nhau, song chúng có thể đƣợc tái trầm tích vì chúng khó có thể bảo toàn ở vị trí nguyên thủy trong chế độ động lực mạnh của sóng.
Mặt cắt 3: tại Hòn Đá Châu (Chí Công), các trầm tích của hệ tầng lộ ra diện nhỏ sát ven biển, phần mái cao 18,5 m gồm 4 tập từ dưới lên như sau:
Tập 1: Cát thạch anh hạt vừa màu xám trắng, loang lổ vàng, gắn kết trung bình, cấu tạo dạng khối, bị xâm thực rửa trôi tạo rãnh xói cát bột dạng “carƣ” kỳ dị.
Kết quả xử lý 6 mẫu phân tích độ hạt cho thấy tỷ lệ % các cấp hạt cát chiếm 100%.
Trầm tích chọn lọc trung bình, hệ số chọn lọc S0 = 1,65÷1,8; trầm tích biến động trung bình, hệ số Cv = 12÷13%. Kích thước trung bình hạt vụn Md=0,2÷0,23mm; đồ thị đường cong phân bố độ hạt có dạng 1 đỉnh - chế độ thủy động lực trầm tích đơn giản, ổn định. Hệ số bất đối xứng Sk = 0,92÷1,17, trung bình 1,07 - hạt vụn phân bố đối xứng. Tỷ lệ thành phần hạt vụn (trong cấp hạt > 0,1mm): thạch anh 63÷69%;
felspat 11÷16%, khoáng vật nặng 1÷2%, mảnh sét 0÷1,5%. Thành phần khoáng vật
theo kết quả phân tích Rơnghen (P.24601/18): thạch anh 60%, felspat 10%, kaolinit 15%, hydromica 10%, goethit 5%. Hệ số nhận dạng môi trường Re = 2,51÷2,55. Các thông số này phản ánh trầm tích thành tạo ở môi trường ven biển. Dày 6m.
Tập 2: Cát thạch anh hạt vừa lẫn bột màu vàng nghệ, loang lổ nâu đỏ, cấu tạo khối. Trong thành phần trầm tích chứa khá nhiều ống với màu trắng kiểu cành san hô (?). Kết quả xử lý 4 mẫu phân tích độ hạt cho thấy các cấp hạt cát chiếm 100%. Trầm tích chọn lọc tốt, hệ số chọn lọc S0 = 1,49÷1,66, hệ số Cv = 9,47÷12,07%. Kích thước trung bình hạt vụn Md = 0,19÷0,23mm; đồ thị đường cong phân bố độ hạt có dạng 1 đỉnh: chế độ thủy động lực trầm tích đơn giản, ổn định. Hệ số bất đối xứng Sk = 0,77÷1,18, trung bình 1,05 = hạt vụn phân bố đối xứng. Tỷ lệ thành phần hạt vụn (trong cấp hạt>0,1mm): thạch anh 66÷77%, trung bình 72%, felspat 3÷12%, trung bình 8,25%; khoáng vật nặng 1÷3%, trung bình 2%; mảnh sét 0÷2%, trung bình 1,12%. Thành phần khoáng vật theo kết quả phân tích Rơnghen (P.24601/5): thạch anh 60%; felspat 15%, kaolinit 5%, hydromica 15%; goethit 5%. Hệ số nhận dạng môi trường Re = 2,54÷2,63. Các thông số này phản ánh trầm tích thành tạo ở môi trường ven biển. Tập này bị bào mòn tạo những lăng tháp thu nhỏ rất đẹp, dày 4m.
Tập 3: Cát thạch anh hạt vừa pha bột màu đỏ, gắn kết trung bình, cấu tạo khối, phần đáy chứa nhiều sạn laterit, mảnh đá, trên mặt bị laterit hóa mạnh tạo những kết vón cát màu đỏ sẫm, rắn chắc. Kết quả xử lý 3 mẫu phân tích độ hạt cho thấy tỷ lệ phần trăm các cấp hạt: sạn 0÷19,4%, cát 80,6÷100%. Trầm tích có độ chọn lọc trung bình, hệ số chọn lọc S0 = 1,62÷1,93; trầm tích biến động trung bình, hệ số Cv = 11,1÷23,8%. Kích thức trung bình hạt vụn Md = 0,21÷0,39mm; đồ thị đường cong phân bố độ hạt có dạng 1÷2 đỉnh: chế độ thủy động lực trầm tích đơn giản, ít bị xáo trộn. Hệ số bất đối xứng Sk = 0,83÷1,16, trung bình 1,05 - hạt vụn phân bố đối xứng. Tỷ lệ thành phần hạt vụn (trong cấp hạt >0,1mm): thạch anh 54÷81%, trung bình 70,3%; felspat 1÷4%. trung bình 2,16%; khoáng vật nặng 2÷3%, trung bình 2,5%, mảnh sét 1÷15%, trung bình 5,66%. Hệ số nhận dạng môi trường Re = 2,21÷2,57. Các thông số này phản ánh trầm tích thành tạo ở môi trường ven biển. Trong tập tìm thấy 1 vỏ ốc biển (kích thước 2,5cm). Dày 3m.
Tập 4: Cát thạch anh hạt vừa đến thô lẫn bột màu nâu vàng, gắn kết trung bình, phần đáy có nhiều sạn laterit vón cục. Kết quả xử lý mẫu phân tích độ hạt (P.22204/2) cho thấy tỷ lệ phần trăm các cấp hạt: sạn 8,5%, cát 88%, bột 3,5%.
Trầm tích chọn lọc trung bình, hệ số chọn lọc S0=2,1; trầm tích biến động trung bình, hệ số Cv = 19,8%. Kích thước trung bình hạt vụn Md = 0,327 mm; đồ thị đường cong phân bố độ hạt có 3 đỉnh - chế độ thủy động lực trầm tích phức tạp, xáo trộn. Hệ số bất đối xứng Sk = 0,88 - hạt vụn phân bố tập trung về phía cấp hạt lớn.
Tỷ lệ thành phần hạt vụn (trong cấp hạt >0,1mm): thạch anh 33,5%, felspat 1%, khoáng vật nặng 0%, mảnh sét 45,5%. Hệ số nhận dạng môi trường Re = 2,3. Các thông số này phản ánh trầm tích thành tạo ở môi trường ven biển. Dày 3m. Trong mặt cắt này có thể chia thành 2 nhịp trầm tích: nhịp 1 (gồm các tập 1,2,3) và nhịp 2 (tập 4). Khu vực sân bay Phan Thiết, sự thay đổi màu sắc của trầm tích có thể quan sát trong các vách xâm thực và trong các lỗ khoan.
Mặt cắt 4: xác lập theo lỗ khoan LK.2B, ở khu vực sân bay Phan Thiết (đoạn 0÷52m), thành phần gồm thạch anh hạt nhỏ đến trung màu đỏ, phủ bất chỉnh hợp trên hệ tầng Liên Hương (N2lh) với thành phần cát, sạn sỏi màu xám chứa tảo biển và tảo nước ngọt với ưu thế lục địa (Nguyễn Đức Thắng và nnk, 1988, trong [6]). Bề dày của hệ tầng tại mặt cắt này đạt 52m.
Mắt cắt 5: xác lập theo lỗ khoan PT.1 ở khu vực sân bay Phan Thiết. Trong mặt cắt lỗ khoan PT.1 có sự thay đổi về màu sắc nhƣ sau: 0÷21m cát pha bột màu đỏ, 21÷27m cát pha bột màu vàng, 27÷39,5m cát pha bột màu đỏ, 39,5÷43m cát màu vàng, 43÷53m cát pha bột màu đỏ, 53÷70,5 cát pha bột màu vàng và 70,5÷79m cát pha bột màu đỏ (chƣa khống chế hết bề dày của các thành tạo cát). Màu sắc của hệ tầng thay đổi theo độ sâu có tính phân nhịp phù hợp với sự phân dị các cấp hạt trầm tích: trầm tích có màu vàng nhạt xuất hiện cấp hạt cát thô (>1mm) hàm lƣợng SiO2 từ 93,18% đến 97,4% (trung bình 95,11%), trầm tích màu nâu đỏ, đỏ thẫm, hàm lượng bột cao hơn, đường kính trung bình hạt vụn nhỏ hơn, hàm lượng SiO2 từ 90,14% đến 97,38% (trung bình 92,98%). Kết quả xử lý 31 mẫu độ hạt trầm tích của lỗ khoan PT.1 cho thấy tỷ lệ phần trăm các cấp hạt: sạn 0%, cát 70,62÷86,41%,
bột 13,57÷23,95%. Trầm tích đƣợc mài tròn tốt, hệ số mài tròn R0 = 0,47÷0,75. Hệ số chọn lọc trung bình S0=1,77÷2,00, hệ số biến động mẫu Cv = 20,55÷24,33% - trầm tích biến động trung bình. Hệ số bất đối xứng Sk=0,73÷0,9 - hạt phân bố tập trung về phía cấp hạt lớn. Kích thước trung bình hạt vụn Md=0,097÷0,145mm, đồ thị đường cong phân bố độ hạt có dạng 3÷4 đỉnh - chế độ thủy động lực trầm tích phức tạp, không ổn định. Tỷ lệ thành phần hạt vụn (trong cấp hạt >0,1mm): thạch anh chiếm 44÷76%, felspat 0,5÷1,8%, hầu hết bị bán phong hóa, khoáng vật nặng chiếm 0,5÷1,2% chủ yếu là ilmenit, còn lại là zircon, limonit, rutil, leucoxen, granat, amphibol, monazit, turmalin. Tổ hợp các khoáng vật này phản ánh nguồn cung cấp vật liệu trầm tích là từ các khối magma thành phần felsic. Trong mẫu đãi trọng sa có ít hạt saphir với kích thước nhỏ. Thành phần khoáng vật theo kết quả phân tích nhiệt - rơnghen: thạch anh chiếm 50÷60%, felspat 5÷10%, kaolinit 10÷20%, hydromica 5÷10%, goethit-hematit 5÷10%, ít monmorilonit. Trong cấp hạt <0,1mm của cát đỏ hàm lƣợng kaolinit đạt tới 50÷55%, hydromica đạt 10÷20%.
Tài liệu xử lý 3 mẫu địa hóa môi trường trong mặt cắt này cho thấy hệ số cation trao đổi Kt=1,8÷3,32, pH=8,82÷9,18, Na+/Cl- = 4,58÷12,58 khắng định môi trường biển của các trầm tích. Bào tử dạng phấn hoa khá nghèo chỉ gặp các dạng Polypodiaceae, Euphorbiaceae, Blechnaceae, Pseudoschizeaceae, Fogaceae gen- indet., Quercus sp., với số lƣợng ít (mẫu PT.1/2.8m, PT.1/5,8m; PT.1/15,5m). Các trầm tích hệ tầng Phan Thiết có chứa ít di tích tảo nước mặn đặc trưng cho đới biển nông ven bờ Coscinodiscaceae, Cyclotella, Stylorm, Thalassiosira, Kozlovii (PT.1/31/49,6 m - Đào Thị Miên xác định).
Ở khu vực Bàu Trắng, các trầm tích hệ tầng Phan Thiết phủ lên các trầm tích hệ tầng Mũi Né, bị các trầm tích biển tuổi Pleistocen muộn, thời muộn phủ lên.
Bề dày 17÷65m.
Mặt cắt 6: xác lập theo lỗ khoan LK.708, khu vực phía nam Tuy Phong. Từ dưới lên gồm 2 tập:
Tập 1 (58,9÷65,8m): Cát thạch anh hạt mịn đến trung màu xám sáng. Các
trầm tích này phủ trên đá xâm nhập granitoid phức hệ Đèo Cả.
Tập 2 (6÷58,9m): Cát thạch anh hạt mịn đến trung màu đỏ. Tập bị các trầm tích biển tuổi Pleistocen muộn, thời muộn (mQ13b) phủ lên. Bề dày của mặt cắt này đạt 59,8m.
Như vậy, hệ tầng Phan Thiết là các thành tạo trầm tích biển, kiểu tướng bar cát, thành phần trầm tích là cát pha bột có màu từ xám trắng, tới vàng, nâu vàng và đỏ; sự thay đổi màu sắc diễn ra chuyển tiếp từ từ. Ranh giới dưới và trên được xác định, bề dày đƣợc khống chế, đƣợc nghiên cứu thành phần vật chất một cách thích đáng, có đầy đủ các số liệu về thành phần vật chất, tài liệu bào tử phấn, tảo, tuổi tuyệt đối. Sự thay đổi thành phần trầm tích theo thời gian và theo không gian đã được nghiên cứu theo các khu vực sân bay Phan Thiết, khu vực Lương Sơn và khu vực Tuy Phong.
Dựa vào thành phần độ hạt, thành phần vật chất, di tích tảo, bào tử phấn hoa, các quan hệ địa chất cũng chƣ các tài liệu tuổi tuyệt đối nói trên, các trầm tích hệ tầng Phan Thiết được xếp vào nguồn gốc trầm tích biển, tướng bar cát có tuổi Pleistocen (mbQ1pt).
Bề dày của trầm tích hệ tầng Phan Thiết thay đổi từ 10m đến trên 90m, trung bình là 60 - 70m. Chỗ dày nhất là khu vực núi Thắng Tạo, núi Trái Độ và khu vực xã Lương Sơn, bề dày trầm tích đạt tới trên 90m.
Chu kỳ trầm tích: tính chu kỳ trong trầm tích đã đƣợc các nhà nghiên cứu đề cập từ lâu, theo quan điểm nguồn gốc thì tính chu kỳ đƣợc coi là sự xen kẽ tổ hợp kiểu nguồn gốc. Các trầm tích hệ tầng Phan Thiết trên diện tích nghiên cứu đƣợc phân chia thành các chu kỳ trầm tích theo nguyên lý của Jemchunicop - Botvikina (1960). Phân tích tướng trầm tích - chu kỳ là phương pháp luận chủ đạo để nghiên cứu đặc điểm trầm tích ở đây bao gồm môi trường trầm tích và những sản phẩm được lắng đọng trong môi trường đó.
Trầm tích Đệ tứ ở Việt Nam nói chung đƣợc phân chia thành 5 chu kỳ trầm tích (Trần Nghi, 2010, trong [6]). Mỗi chu kỳ đƣợc cấu thành bởi một phức hệ trầm
tích biển tiến bắt đầu ứng với biển lùi xa nhất và kết thúc chu kỳ ứng với biển tiến cực đại. Nhƣ vậy các đê cát ven bờ xuất hiện và phát triển trên các gờ nâng của địa hình móng (các bẫy giữ cát) từ khi mực nước biển đã có một vị trí thích hợp cho đến khi đạt tới mực nước cao nhất. Nói cách khác các trầm tích lục địa phía dưới của mỗi chu kỳ so với các chu kỳ trầm tích đầy đủ ở châu thổ tương ứng là vắng mặt, chúng chỉ có tập đê cát biển ven bờ phía trên chồng gối lên nhau đó là:
- Đê cát Pleistocen sớm (mQ11) đƣợc thành tạo ở cuối thời kỳ gian băng Gunz-Mindel. Theo [6] đã tìm thấy tập cát thuộc tướng đê cát này ở phần thấp nhất của mặt cắt Hòn Rơm có tectit sắc cạnh trên bề mặt đã bị laterit hóa.
- Đê cát Pleistocen giữa - muộn (mQ12-3a) đƣợc thành tạo vào cuối thời kỳ gian băng Minđel-Ris bao gồm 2 nhịp, yếu tố có tính phổ biến trong vùng cát đỏ Phan Thiết chứng tỏ có 2 lần dao động của mực nước biển. Nhịp dưới thường màu xám trắng, cát ít khoáng, giàu mảnh đá quaczit dính kết chắc, xi măng là SiO2, CaCO3 ở dạng vô định hình và ẩn tinh. Trong cát xám ở Mũi Né, Chí Công, Hòn Rơm có lẫn nhiều sỏi, cuội tectit kích thước từ 1-4 cm. Tuổi tuyệt đối phân tích bằng phương pháp nhiệt huỳnh quang thạch anh (Trần Nghi và nnk, 1996, trong [6]) cho > 181.000 năm, có nghĩa nằm trong khoảng cuối Pleistocen giữa. Nhịp thứ 2 gồm cát có màu phân đới thay đổi từ dưới lên trên là: trắng-vàng-đỏ. Phân tích bằng phương pháp nhiệt huỳnh quang thạch anh cát đỏ ở Suối Tiên, Mũi Né, có tuổi 73.000 năm.
- Đê cát Pleistocen muộn (mQ13b) đƣợc thành tạo ở địa hình từ 40-60m thường bám trên sườn của đê cát Pleistocen giữa - muộn. Cát có màu vàng phớt đỏ và đỏ nhạt dính kết kém. Mẫu cát lấy ở Tuy Phong phân tích tuổi tuyệt đối cho 19.000 năm.
Màu sắc của trầm tích: Theo [6], nếu tách màu sắc của cát ra khỏi cơ chế thành tạo, lịch sử phát triển địa chất và điều kiện cổ khí hậu thì không thể hiểu nổi bản chất và nguyên lý tạo màu đỏ của cát. Nói cách khác, màu đỏ của cát là kết quả của hàng loạt các nguyên nhân xảy ra đồng thời: