CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ DI SẢN ĐỊA CHẤT, ĐỊA MẠO VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu đánh giá di sản địa chất, địa mạo và công viên địa chất
a. Trên thế giới
Tiến trình bảo tồn DSĐC, địa mạo và phát triển CVĐC trên thế giới
- Năm 1996, bảo tồn các DSĐC, địa mạo - tiền đề cho việc thành lập CVĐC - lần đầu tiên đƣợc xác định là một trong những chủ đề chính tại đại hội Địa chất quốc tế lần thứ 30 (30th International Geological Congress, IGC) tổ chức tại Bắc Kinh, với tư tưởng: các DSĐC, địa mạo là một dạng tài nguyên không tái tạo, vô cùng giá trị, cần đƣợc bảo tồn và khai thác, sử dụng hợp lý. Tại đại hội đã có hẳn một hội nghị chuyên đề có tên gọi “Các DSĐC, địa mạo và Danh mục di sản thế giới”, nội dung bàn về vấn đề thành lập các CVĐC ở Châu Âu;
- Năm 1997, UNESCO đã đề ra sáng kiến xây dựng mạng lưới toàn cầu các
DSĐC, địa mạo nhằm đẩy mạnh việc bảo vệ các DSĐC, địa mạo thế giới, phổ cập các kiến thức địa chất - địa mạo, nâng cao giá trị của khoa học địa chất - địa mạo trong cộng đồng, đồng thời nhằm tạo thêm cơ hội việc làm và tìm kiếm các hướng phát triển kinh tế mới cho địa phương;
- Năm 1999, tại kỳ họp lần thứ 156 của ban điều hành UNESCO, CVĐC đã đƣợc định nghĩa rõ thêm. Theo đó, CVĐC bao gồm một số DSĐC, địa mạo có giá trị khoa học đặc biệt, hiếm có hoặc đẹp, không chỉ có giá trị về địa chất - địa mạo mà còn có giá trị về khảo cổ, sinh thái, lịch sử, văn hóa. Theo quyết định số 161 EX/Decisions 3.3.1, ban điều hành đã đề nghị UNESCO tiến hành thăm dò ý kiến các nước thành viên về việc thành lập các CVĐC.
- Năm 2000, tại đại hội địa chất quốc tế lần thứ 31 ở Rio de Janeiro (Brasil) cũng tổ chức một hội nghị về bảo tồn DSĐC, địa mạo. Ngay sau đó, Trung Quốc, Đức, Thụy Sỹ và Áo đã triển khai xây dựng các CVĐC của mình, từ đó, dần dần hình thành nên mạng lưới CVĐC toàn cầu;
- Năm 2001 mạng lưới CVĐC Châu Âu (European Geoparks Network- EGN) đƣợc hình thành (Website: http://www.europeangeoparks.org/).
- Năm 2004, đại hội địa chất quốc tế lần thứ 32 ở Florence (Italia) có tới ba hội nghị chuyên đề về các di sản văn hóa, DSĐC, địa mạo và CVĐC, du lịch địa chất và về cách tiếp cận của thế giới về những vấn đề này.
- Năm 2004 UNESCO đã cho ra đời mạng lưới CVĐC toàn cầu (Global UNESCO Network of Geoparks, website: http://www.worldgeopark.org/), đặt trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Tháng 6/2004, hội nghị quốc tế lần thứ nhất về CVĐC họp tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Tính đến thời điểm đó mạng lưới CVĐC toàn cầu đã có 25 CVĐC quốc gia tham gia (17 của Châu Âu, 8 của Trung Quốc).
- Tháng 12/2005, đại hội đồng liên hiệp quốc đã nhất trí lấy năm 2008 là năm quốc tế về hành tinh Trái Đất, thực chất đƣợc khởi động từ năm 2007, kéo dài đến hết năm 2009 và tổng kết vào giữa năm 2010. Các hoạt động của năm quốc tế
chủ yếu tập trung vào 2 mảng là “Nghiên cứu Khoa học” và “Tuyên truyền Quảng bá”, xoay quanh 10 chủ đề chính, trong đó có chủ đề về “Sử dụng Hợp lý Tài nguyên Thiên nhiên”. Đáng chú ý là một trong những nội dung cốt lõi của chủ đề này chính là bảo tồn DSĐC, địa mạo và thành lập CVĐC (Trần Văn Trị, 2006).
- Tại hội nghị quốc tế về CVĐC lần thứ 2 tại Belfast, Ireland tháng 9/2006 có thêm 13 CVĐC tham gia vào mạng lưới CVĐC toàn cầu. Tháng 6/2008 hội nghị quốc tế lần thứ 3 về CVĐC tại Osnabruek, Cộng hòa Liên bang Đức công nhận thêm 5 thành viên nữa và tháng 9/2009 hội nghị quốc tế về quản lý các CVĐC tại Taishan, Trung Quốc kết nạp thêm 5 thành viên, đƣa tổng số CVĐC toàn cầu lên 63 của 19 quốc gia.
- Cũng tại hội nghị ở Osnabruek tháng 6/2008, UNESCO đã chính thức ra mắt mạng lưới DSĐC và CVĐC khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (APGGN).
Tiến trình bảo tồn DSĐC, địa mạo và phát triển CVĐC ở Trung Quốc Có thể thấy Trung Quốc đã thực hiện sáng kiến này theo một lộ trình rất ngoạn mục (Zhao Xun and Wang Milly, 2002; Jiang Jangjun, Zhao Xun, 2004):
- Từ năm 1985, các nhà địa chất Trung Quốc đã đề nghị lập KBTĐC ở những nơi có cảnh quan địa chất đẹp để đẩy mạnh công tác bảo tồn và điều tra địa chất ở những vùng này;
- Tháng 7/1987, Bộ Địa chất và Khoáng sản (nay là Bộ Đất đai và Tài nguyên) lần đầu tiên đã ra “Thông tư về việc thành lập các KBTĐC”;
- Tháng 5/1995, Bộ Địa chất và Khoáng sản ban hành “Quy định về việc bảo vệ và quản lý các DSĐC, địa mạo”, trong đó thành lập KBTĐC đƣợc coi nhƣ là một giải pháp bảo tồn chúng;
- Tháng 12/1999, vấn đề thành lập các CVĐC lại tiếp tục đƣợc nêu tại hội nghị toàn quốc về bảo tồn địa chất - địa mạo do Bộ Đất đai và Tài nguyên tổ chức tại Weihai, Shangdong;
- Ngày 3/4/2000, Bộ Đất đai và Tài nguyên đã phê duyệt báo cáo do Cục
Môi trường Địa chất chuẩn bị về việc thành lập các CVĐC. Tháng 8 cùng năm, Bộ cũng ban hành “Thông tư về tổ chức và định biên nhân lực ở các CVĐC” và thành lập “Ủy ban Đánh giá CVĐC”. Đến tháng 9, Bộ cũng ban hành “Thông tư về việc đăng ký thành lập CVĐC quốc gia” với bộ hồ sơ đăng ký mẫu, hướng dẫn báo cáo điều tra tổng thể, tiêu chuẩn đánh giá, quy hoạch tổng thể các CVĐC quốc gia, hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của ủy ban đánh giá CVĐC quốc gia. Những tài liệu này đã tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành và quản lý một cách hiệu quả các CVĐC quốc gia ở Trung Quốc;
- Ngay sau đó, nhiều tỉnh, Khu tự trị Trung Quốc đã đề xuất một loạt DSĐC và đăng ký để công nhận chúng là CVĐC quốc gia. Đến cuối năm 2006, trên toàn lãnh thổ Trung Quốc đã thành lập tới 142 CVĐC (khu vực, quốc gia và toàn cầu).
Tại hội nghị quốc tế về quản lý CVĐC ở Taishan, Trung Quốc cũng đƣợc công nhận thêm 2 CVĐC toàn cầu nữa, nâng tổng số CVĐC toàn cầu của nước này lên con số 22 (hơn 1/3 của toàn thế giới).
b. Trong nước
Những năm gần đây, tiếp nhận xu hướng mới của thế giới về bảo tồn thiên nhiên, các nhà địa chất - địa mạo Việt Nam đã bắt đầu có những hoạt động điều tra, nghiên cứu các DSĐC, địa mạo tiến tới thành lập các CVĐC:
- Các nhà địa chất ở Viện Hải dương học và Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, hợp tác với các nhà địa chất Anh đã có những nghiên cứu giúp cho Vịnh Hạ Long đƣợc UNESCO công nhận là DSTG vào các năm 1994 (theo tiêu chí về mỹ học) và 2000 (theo tiêu chí về địa chất - địa mạo) (Trần Đức Thạnh, 2002; Trần Văn Trị, Lê Đức An, Lại Huy Anh, Trần Đức Thạnh, Tony Waltham, 2003);
- Đến năm 2003 VQG Phong Nha - Kẻ Bàng cũng đƣợc UNESCO công nhận là DSTG (theo tiêu chí về địa chất - địa mạo), nhờ những đóng góp tích cực của các nhà địa chất ở Đại học Quốc gia Hà Nội, các nhà nghiên cứu hang động Hội Địa lý Hoàng gia Anh và Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Trần Nghi, 2003);
- Từ năm 1998, Bảo tàng Địa chất, dưới sự chủ trì của PGS. TSKH. Trịnh
Dánh, đã hợp tác với các nhà nghiên cứu của Đại học Colorado at Boulder và Sở Địa chất Hoa Kỳ triển khai một loạt hoạt động điều tra, nghiên cứu theo hướng bảo tồn DSĐC, địa mạo ở nhiều vùng của Việt Nam (Trinh Danh, Herbert H. Covert, Mark W. Hamrick et al, 2000; Herbert H. Covert, Mark W. Hamrick, Trinh Danh, 2001; Trịnh Dánh, Herbert H. Covert, Đỗ Đức Quang, 2002; Trịnh Dánh, 2004;
Trịnh Dánh, 2006; Lê Quốc Thanh, 2006). Đặc biệt, Đề án “Nghiên cứu các KBTĐC ở Việt Nam, 2001-2004”, do PGS. TSKH. Trịnh Dánh chủ trì, là đề án đầu tiên theo hướng bảo tồn DSĐC, địa mạo. Kết quả đã lần đầu tiên khẳng định Việt Nam rất có tiềm năng DSĐC, địa mạo, hầu nhƣ có cả 10 kiểu DSĐC, địa mạo theo hệ thống phân loại GILGES của Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO, phân bố rộng khắp trên 8 hhu DSĐC, địa mạo (Đông Bắc Bộ, Sông Hồng, Tây Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ, Cao nguyên Nam Trung Bộ, Tây Ninh và Đông Nam Bộ, Ven biển Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ và Vịnh Thái Lan). Đề án đã thống kê 335 biểu hiện địa chất - địa mạo lý thú, nhƣng mới chỉ tiến hành 4 đợt thực địa khảo sát tại 32 địa điểm trên toàn quốc, nghiên cứu và sắp xếp đƣợc 182 biểu hiện địa chất - địa mạo vào 10 kiểu DSĐC, địa mạo nêu trên, mô tả chi tiết kèm theo băng hình tƣ liệu của 20 DSĐC, địa mạo đề nghị xếp hạng cấp quốc gia (trong đó có 2 DSĐC, địa mạo cấp quốc gia đặc biệt) và xây dựng Cơ sở dữ liệu đăng ký DSĐC, địa mạo Việt Nam. Để phát huy kết quả nghiên cứu, chủ nhiệm Đề án đã kiến nghị tổ chức thẩm định để công nhận 20 DSĐC, địa mạo và 15 KBTĐC, xây dựng thí điểm 2 CVĐC ở Tuy An (Phú Yên) và Bình Sơn (Quảng Ngãi), xác lập “Chương trình điều tra nghiên cứu DSĐC, địa mạo ở Việt Nam” nhằm thành lập các CVĐC, thành lập
“Trung tâm nghiên cứu và khai thác DSĐC, địa mạo” tiến tới tham gia mạng lưới CVĐC toàn cầu (Trịnh Dánh và nnk, 2004);
- Cũng theo hướng này, các nhà địa chất Viện ĐCKS đã và đang có những đóng góp rất đáng khích lệ:
+ Liên tục từ năm 1991 đến nay, Viện đã hợp tác cùng các nhà nghiên cứu hang động Vương quốc Bỉ triển khai 8 đợt khảo sát hang động và địa chất karst, khảo sát gần 300 hang động ở phạm vi các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Thanh
Hóa, Ninh Bình, Bắc Kạn, Yên Bái và Hà Giang v.v. Kết quả đã phát hiện nhiều hang động có giá trị địa chất - địa mạo, khảo cổ, du lịch v.v., nhƣ hang Hoa (Tủa Chùa, Lai Châu), hang Nữ hoàng (Sơn La), hang Rồng (Tân Lạc, Hòa Bình), hang Cống Nước (Tam Đường, Lai Châu) sâu nhất Đông Á (-602 m) v.v. Kết quả khảo sát từng đợt đƣợc báo cáo định kỳ và gần đây đã đƣợc Nhà xuất bản Berliner Hửhlenkundliche Berichte (http://www.speleo-berlin.de/d_publikationen.php) ấn hành phiên bản tiếng Anh, tập 22 (2006);
+ Cùng với các nhà khoa học của nhiều chuyên ngành khác nhau, thuộc nhiều trường đại học của Vương quốc Bỉ như Đại học Tổng hợp Brucxel, Đại học Tổng hợp Leuven, Đại học Tổng hợp Antwerp, Đại học Tổng hợp Ghent, Đại học Tổng hợp Liege và Sở Địa chất Bỉ, Viện đã thực hiện liên tiếp 2 dự án hợp tác Việt- Bỉ về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đá vôi: 1). Phát triển nông thôn các vùng miền núi đá vôi Tây Bắc Việt Nam bằng các biện pháp quản lý bền vững đất, nước và giáo dục cộng đồng (VIBEKAP, 1998-2003); và 2). Tăng cường sự trao đổi giữa các bên tham gia trong việc bảo tồn cảnh quan đá vôi Pu Luông-Cúc Phương (2002-2006) (Michiel Dusar, Camille Ek and Tran Tan Van, 2004);
+ Liên tiếp trong các năm 2003 và 2004, Viện ĐCKS đã tiến hành điều tra, nghiên cứu các giá trị địa chất - địa mạo và cảnh quan ở KBTTN Pu Luông, Thanh Hóa (Trần Tân Văn, Phạm Khả Tuy, Thái Duy Kế, 2004) và giúp UBND tỉnh Hòa Bình quyết định thành lập mới KBTTN Ngọc Sơn-Ngổ Luông;
+ Năm 2004, với sự ủng hộ của các đối tác Bỉ, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội và Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam, Viện đã tổ chức thành công hội nghị liên ngành quốc tế về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đá vôi (Transkarst 2004), trong đó xây dựng các CVĐC đƣợc coi là giải pháp thay thế rất đáng quan tâm. Kết quả của hội nghị đã đƣợc tổng kết và biên soạn thành cẩm nang
“Phát triển bền vững các vùng đá vôi” đƣợc văn phòng UNESCO tại Hà Nội hỗ trợ kinh phí in ấn và gửi tới hơn 1300 cộng đồng địa phương ở những vùng có đá vôi ở Việt Nam (Trần Tân Văn, Vũ Thanh Tâm, Đỗ Tuyết, Nguyễn Xuân Khiển và nnk.,
2005; Tran Tan Van and Nguyen Xuan Khien, 2006);
+ Từ năm 2005 đến nay, Viện đã và đang hợp tác cùng các chuyên gia Italia khảo sát địa chất karst khu vực Vịnh Hạ Long với mong muốn góp phần xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận mở rộng khu DSTG Vịnh Hạ Long;
+ Từ năm 2005 đến nay, Viện đã và đang giúp UBND tỉnh Bắc Kạn và VQG Ba Bể chuẩn bị hồ sơ trình UNESCO công nhận là DSTG, trong đó các tiêu chí địa chất - địa mạo và cảnh quan đóng vai trò quyết định (Trần Tân Văn, Phạm Khả Tùy, Thái Duy Kế và nnk., 2005);
+ Ngày 29/11/2006, với Quyết định số 131/QĐ-VĐCKS, Viện đã thành lập
“Tổ nghiên cứu phát triển mạng lưới geopark ở Việt Nam” và nhận đƣợc sự ủng hộ của nhiều cơ quan, tổ chức liên quan;
+ Tại Công văn số 367/DSVH-DT ngày 16/04/2007, Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa -Thông tin đã ủng hộ đề xuất để Viện trở thành địa chỉ liên hệ chính thức phía Việt Nam trong các hoạt động giao dịch, hợp tác với các tổ chức quốc tế liên quan đến CVĐC và bảo tồn DSĐC, địa mạo;
+ Tiếp theo Công văn mời số 1624/UBND-NN ngày 29/03/2007 của UBND thành phố Hải Phòng, Viện đang phối hợp với Ban Quản lý Khu Dự trữ Sinh quyển Quần đảo Cát Bà xây dựng đề án thành lập CVĐC tại khu vực này;
+ Ngày 21/06/2007, cùng với các đối tác Bỉ (các trường đại học Leuven, Brucxel, Ghent và Antwerp và Sở Địa chất Bỉ) và Việt Nam (Viện Dân tộc học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và UBND các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn) Viện đã chính thức khởi động dự án hợp tác Việt-Bỉ thứ ba “Nâng cao năng lực nghiên cứu phát triển CVĐC ở một số khu vực Đông Bắc Việt Nam”. Dự án do Hội đồng Liên trường các trường đại học Vương quốc Bỉ hỗ trợ thực hiện trong thời gian 5 năm với mục tiêu chính là nâng cao năng lực của các đối tác Việt Nam trong lĩnh vực kể trên;
+ Ngày 12/9/2007 Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra Quyết định số
1901/QĐ-BKHCN giao Viện ĐCKS chủ trì thực hiện đề tài “Điều tra nghiên cứu các di sản địa chất và đề xuất xây dựng công viên địa chất ở miền Bắc Việt Nam”, mã số KC.08.20 thuộc Chương trình “Khoa học và công nghệ phục vụ phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên”, mã số KC.08/06-10. Đề tài chính thức triển khai ngày 24/12/2007 đến tháng 06/2010 theo Hợp đồng số 20/2007/HĐ-ĐTCT-KC.08/06-10 giữa Ban Chủ nhiệm chương trình KC.08/06-10, Văn phòng các chương trình và Viện ĐCKS;
+ Ngày 11/03/2009 Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã ra Quyết định số 130/QĐ thành lập đầu mối quốc gia về mạng lưới CVĐC đặt tại Viện ĐCKS với sự tham gia của các Vụ KHCN và HTQT của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Liên quan tới các thành tạo cát đỏ vùng ven biển Phan Thiết tỉnh Bình Thuận đã được đề cập trong một số công trình dưới đây:
+ Vũ Văn Phái (Chủ trì), Nguyễn Hiệu, Hoàng Thị Vân, Đinh Xuân Thành,Vũ Tuấn Anh, 2009. “Nghiên cứu địa mạo đới bờ biển tỉnh Bình Thuận phục vụ quy hoạch và quản lý lãnh thổ”. Báo cáo đề tài Khoa học Đặc biệt của ĐHQGHN, mã số QG-07-18.
+ Trần Tân Văn (chủ biên) và nnk, 2011. Đề cương dự án “Bảo tồn di sản địa chất, phát triển và quản lý mạng lưới công viên địa chất ở Việt Nam”. Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản. Hà Nội.
+ Nguyễn Thanh Tùng, 2012. “Nghiên cứu nguồn gốc, dự báo tiềm năng titan trong tầng cát đỏ ở Việt Nam”. Đề tài KHCN, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản. Hà Nội.
+ Trần Văn Thảo và nnk, 2008. “Điều tra, đánh giá triển vọng sa khoáng từ Khánh Hòa đến Bà Rịa - Vũng Tàu”. Tổng cục Địa chất và Khoáng sản. Hà Nội