HỆ THỐNG HOÁ CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9

Một phần của tài liệu TỰ CHỌN NGỮ văn 9 (Trang 36 - 41)

I. VĂN BẢN NHẬT DỤNG.

1- Phong cách Hồ Chí Minh. (Lê Anh Trà)

2- Đấu tranh cho một thế giới hoà bình (Gác - xi - a Mác két)

3- Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em II. TRUYỆN TRUNG ĐẠI:

1- Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) 2- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Phạm Đình Hổ) 3- Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái) 4- Truyện Kiều (Nguyễn Du)

5- Truyên Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) III. THƠ HIỆN ĐẠI:

1- Đồng chí (Chính Hữu)

2- Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) 3- Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)

4- Bếp lửa (Bằng Việt)

5- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm) 6- Ánh trăng (Nguyễn Duy)

IV. TRUYỆN HIỆN ĐẠI:

1- Làng (Kim Lân)

2- Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) 3- Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) 4- Cố hương (Lỗ Tấn)

B- TIẾNG VIỆT:

1- Các phương châm hội thoại 2- Xưng hô trong hội thoại

3- Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp 4- Sự phát triển của từ vựng 5- Thuật ngữ

6- Trau dồi vốn từ 7- Tổng kết từ vựng:

• Từ đơn và từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa

• Hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

• Sự phát triển của từ vựng, từ mượn, từ Hán Việt, thuật và biệt ngữ xã hội, trau dồi vốn từ

• Từ tượng thanh và tượng hình, một số phép tu từ từ vựng

• Luyện tập tổng hợp

• Chương trình địa phương

• Ôn tập: các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, cách dẫn trực tiếp và gián tiếp

C- TẬP LÀM VĂN:

I. VĂN BẢN THUYẾT MINH:

1- Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh 2- Luyện tập một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh 3- Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

4- Luyện tập yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh II.VĂN BẢN TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ:

1- Luyện tập tóm tắt văn bản tư sự 2- Miêu tả trong văn bản tự sự

3- Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự 4- Nghị luận trong văn bản tự sự

5- Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận 6- Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm 7- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự 8- Người kể truyên trong văn bản tự sự

Rút kinh nghiệm sau bài dạy

Lớp 9ê2 ...

...

Lớp 9ê6 ...

...

Tiết 18: TRẢ BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ Ngày soạn: 20 / 12 / 2017

Ngày dạy:9ê2:..../.../ 2017; 9ê3:.../.../ 2017; 9ê4:.../.../ 2017

A. CHUẨN ĐÁNH GIÁ::

- Kiến thức:Gíup HS nhận ra những ưu điểm và hạn chế trong bài văn cuae mình từ đó có hướng khắc phục

- Củng cố kiến thức về truyện người con gái Nam Xương, về các biện pháp tu từ về kỉ năng viết đoạn văn.

-Kỹ năng: Rèn luyện cho HS kỹ năng sửa bài cho mình và cho bạn -Thái độ: Giáo dục HS ý thức làm bài

B. CHUẨN BỊ

- Giáo viên chấm, chưa bài

- Học sinh : ôn phần văn học trung đại để nắm vững nội dung chính của các tác phẩm Văn học Trung đại.

C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

- ổn định tổ chức - Ra đề

II. Nội dung đề Câu1(2điểm)

Kể tên và tác giả của các tác phẩm văn học trung đại đã học Câu 2(3 điểm)

a, Chép trầm 4 câu thơ đầu trong đoạn trích " Cảnh ngày xuân " (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du )

b, Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật gì trong đoạn thơ ấy ? Câu3 (5 điểm)

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về cái chết của Vũ Nương III. Đáp án, biểu điểm

Câu1 (2 điểm)

HS kể tên 5 tác phẩm văn học trung đại đã học. (Chuyện người…Hoàng Lê…Chuyện Cũ…

Truyện Lục Vân Tiên, truyện Kiều (2.0đ)

- HS chép đúng đoạn thơ – 1 điểm

- HS chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật: Chấm phá, gợi tả, ẩn dụ Câu 3(5điểm)

HS biết viết một đoạn văn ngắn, có bố cục hợp lí, chặt chẽ ; nói lên được suy nghĩ của mình về cái chết của Vũ Nương:

- Một cái chết thật oan khuất, nghiệt ngã

- Có giá trị tố cáo sâu sắc đối với những hủ tục của XHPK, đặc biệt là chế độ phụ quyền, tư tưởng trọng nam khinh nữ.

Rút kinh nghiệm sau bài dạy

Lớp 9ê2 ...

...

Lớp 9ê6 ...

...

Tiết 1: Luyện viết bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ A. Mục tiêu:

Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

- Tiếp tục củng cố kiến thức về bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

2. Kỹ năng:

- Vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn, bài văn.

3.Thái độ:giúp HS thêm yêu mến văn nghi luận B. Chuẩn bị của GV và HS:

- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.

- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.

C. tổ chức hoạt động dạy học

* ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.

Bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.

* Tổ chức cho HS luyện tập

Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - GV cho HS tái hiện lại kiến thức đã học

về phép phân tích và tổng hợp.

? Thế nào là nghị luận về đoạn thơ, bài thơ?

- HS trả lời.

? Yêu cầu về những nhận xét, đánh giá và bố cục trong bài văn này?

- HS rút ra yêu cầu.

I. bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ

1. Khái niệm

Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.

2. Yêu cầu trong bài văn

- Những nhận xét, đánh giá về đoạn thơ, bài thơ phải:

+ Bám vào nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ đợc thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,...

+ Những nhận xét, đánh giá phải cụ thể, xác đáng và cần nêu đợc cảm thụ riêng của ngời viết.

? Bài văn nghị luận cần đảm bảo các phần nh thế nào ?

- HS xác định.

- Bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn chuẩn xác, gợi cảm, thể hiện đợc những rung động chân thành của ngời viết.

3. Dàn bài

Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bớc đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình. (Nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó.)

Thân bài: Lần lợt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.

Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.

Hoạt động 2: Luyện tập

- GV cho HS luyện tập qua bài tập: Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phơng.

- Hình thức luyện tập :

+ GV cho HS xác định yêu cầu của đề, lập dàn ý và chia nhóm cho HS viết các đoạn văn để có một bài văn hoàn chỉnh.

+ Đối vơí phần xác định yêu cầu của đề, lập dàn ý GV cho HS trình bày theo sự chuẩn bị ở nhà, cho HS khác nhận xét, bổ sung. GV chốt từng phần.

Gợi ý:

1. Tìm hiểu đề, tìm ý :

- Dạng bài : Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ - Vấn đề nghị luận: Bài thơ Viếng lăng Bác

- Kiểu bài: Nghị luận phân tích kết hợp trình bày những cảm nhận riêng về giá trị nội dung và nghệ thuật bàithơ.

- ý:

+ Bài thơ viết trong hoàn cảnh nào?

+ Mạch cảm xúc trong bài thơ là gì?

+ Vẻ đẹp của các hình ảnh thơ?

+ Vẻ đẹp của các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài thơ ? 2. Dàn ý:

1. Mở bài:

- Giới thiệu bài thơ "Viếng lăng Bác"

- Bài thơ nói lên một cách cảm động tình cảm sâu nặng của tác giả đối với Bác.

2. Thân bài: Phát triển, chứng minh các luận điểm đã nêu ở phần mở bài.

- Đoạn thơ mở đầu thiêng liêng, thành kính, gợi không khí ấm áp, gần gũi...

- Cảm xúc về hình ảnh hàng tre biểu tợng đất nớc, con ngời Việt Nam.

- Những suy tởng của tác giả qua hình ảnh dòng ngời, mặt trời, vầng trăng, trời xanh.

- Cảm xúc chân thành, mạnh mẽ thể hiện ở khổ thơ cuối.

+ Tình cảm lu luyến.

+ Ước nguyện chân thành.

- Liên hệ với một số bài thơ khác viết về Bác

Kết luận: tình cảm sâu nặng có ở tất cả các bài thơ, đó là tình cảm của muôn triệu ngời Việt Nam đối với Bác.

3. Kết bài:

Khẳng định lại giá trị bài thơ, suy nghĩ bản thân.

* Hớng dẫn học sinh học bài ở nhà - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học;

- BTVN: Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT

- Chuẩn bị: Tiếp tục chuẩn bị cho tiết : Luyện viết bài văn nghị luận đoạn thơ, bài thơ.

Bài chuẩn bị : Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho đề: Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.

Một phần của tài liệu TỰ CHỌN NGỮ văn 9 (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w