1.2. Cơ sở lý luận về tạo động lực cho người lao động
1.2.1. Một số thuật ngữ cơ bản
1.2.1.1. Nhu cầu và động cơ
“Nhu cầu là trạng thái tâm lý mà con người cảm thấy thiếu thốn không thỏa mãn về một cái gì đó và mong muốn được đáp ứng nó” (Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2012, trang 716). Nhu cầu gắn liền với sự tồn tại và phát triển của con người. Mong muốn của con người là được thỏa mãn càng nhiều nhu
10
cầu càng tốt, song không phải khi nào họ cũng được thỏa mãn đầy đủ. Khi nhu cầu chưa được thỏa mãn sẽ thúc đẩy con người đi tìm đối tượng có thể thỏa mãn nhu cầu, từ đó nảy sinh động cơ thực hiện.
Khi nhu cầu của người lao động không được đáp ứng sẽ dẫn đến trạng thái căng thẳng khi làm việc. Vì vậy khi thấy một cá nhân làm việc chăm chỉ trong một hoạt động nào đó người quản lý phải nghĩ tới việc họ đang bị chi phối bởi một sự mong muốn đạt được một mục tiêu nào đó, một nhu cầu nào đó mà họ cho là có giá trị. Thông thường nhu cầu của người lao động thể hiện qua những suy nghĩ, hành động của họ, bao gồm những nhu cầu sau:
- Nhu cầu cuộc sống của người lao động bao gồm nhu cầu về vật chất và nhu cầu tinh thần. Có nghĩa là người lãnh đạo phải đảm bảo được cho người lao động duy trì cuộc sống và có thể tạo ra của cải vật chất. Ngoài ra người lao động còn mong muốn được lao động, được làm việc có hiệu quả , tạo ra giá trị lợi ích cho bản thân và xã hội.
- Nhu cầu học tập và nâng cao trình độ: khi xã hội ngày càng phát triển thì trình độ nhận thức của con người cũng phải được nâng cao để theo kịp với những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Vì thế người lao động luôn mong muốn được học tập, đào tạo để nâng cao trình độ đáp ứng được yêu cầu công việc và khẳng định vị thế của mình trong xã hội.
- Nhu cầu công bằng xã hội: đây là một nhu cầu cấp bách và lâu dài của người lao động. Người lãnh đạo cần hiểu được nhu cầu này của người lao động để xây dựng môi trường lao động công bằng, hạn chế mọi bất công và tiêu cực trong tổ chức.
“Động cơ được hiểu là ý đồ, nguyện vọng, lòng tin thúc đẩy con người đi làm một hoạt động nào đó, chỉ dẫn hoạt động thỏa mãn nhu cầu nhất định”
(Mai Hữu Khuê, 2013, trang 134).Động cơ bắt nguồn từ sự mong muốn, nhu cầu hay khao khát của một người. Chẳng hạn, có người rất ham muốn kiếm
11
tiền, điều này nghĩa là mức độ cao của động cơ là có tiền đã tác động đến hành vi có liên quan để kiếm tiền.
Qua nghiên cứu động cơ của người lao động ta có thể rút ra:
- Động cơ của con người rất đa dạng và thường biến đổi theo thời gian. Bởi vậy khó có thể xác định được chính xác động cơ mà phải dựa vào việc phán đoán điều tra.
- Động cơ xảy ra bên trong con người rất khó nhận biết. Để nhận biết động cơ của con người đòi hỏi nhà quản lý cần phản quan sát hành vi của người lao động. Tuy nhiên không phải lúc nào động cơ và hành vi bên ngoài cũng đồng nhất nhau nên rất rễ dẫn đến việc nhà quản lý đánh giá sai động cơ của người lao động, động cơ có khi là một hành động vô thức.
Như vậy, nhà quản trị muốn khai thác được tiềm lực, tính tích cực của nhân viên thì cần phải hiểu rõ nhu cầu, động cơ của họ, sau đó tiến hành phân tích, xây dựng mục tiêu, kết hợp giữa mục tiêu của tổ chức với nhu cầu và động cơ hợp lý của cá nhân, khiến nhân viên tự giác đưa nhu cầu của tổ chức chuyển hóa thành nhu cầu của cá nhân.
1.2.1.2. Động lực lao động
Khi quan sát quá trình làm việc của người lao động, người ta nhận thấy có những cá nhân làm việc rất tích cực, trong khi đó có những cá nhân làm việc không tích cực. Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là do động lực làm việc của các cá nhân khác nhau. Với người lao động có động lực lao động cao, họ luôn nhiệt tình, hăng say trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và luôn phấn đấu vươn lên. Ngược lại, khi không có hoặc có ít động lực làm việc, năng suất và hiệu quả công việc sẽ thấp. Như vậy, hiểu và áp dụng tốt các biện pháp gia tăng động lực làm việc cho nhân viên có tác động rất lớn đến việc thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược của tổ chức. Có nhiều cách hiểu khác nhau về động lực làm việc:
12
- Động lực của người lao động là những nhân tố bên trong kích thích con người nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao.
- Động lực là tất cả những gì thôi thúc con người, thúc đẩy con người hăng hái làm việc.
- Động lực là những yếu tố thúc đẩy con người hoạt động một cách tích cực có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có khả năng thích nghị, sáng tạo cao.
- Động lực là lý do hành động của con người, là mục đích chủ quan mà con người muốn đạt được thông qua quá trình hoạt động của mình.
- Động lực lao động là sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức.
Từ những định nghĩa trên Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2012, trang 717) đã phát biểu “Động lực là những yếu tố tạo ra lý do hành động cho con người và thúc đẩy con người hành động một cách tích cực, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có khả năng thích nghi và sáng tạo cao nhất trong tiềm năng của họ”.
Động lực lao động có được không xuất phát từ bất kỳ một sự cưỡng chế nào, không phát sinh từ các mệnh lệnh hành chính và không biểu hiện qua lời nói mà động lực là sự thôi thúc khiến người ta hành động vì thế nó có một ảnh hưởng rất mạnh mẽ, ảnh hưởng này có thể tốt hoặc xấu. Điều này có nghĩa là khi một người được tạo động lực, họ sẽ bị thôi thúc và hành động theo một cách thức nào đó để đạt được mục tiêu.
1.2.1.3. Tạo động lực lao động
Tạo động lực cho người lao động là chính vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý của tổ chức. Các nhà quản lý muốn nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc và xây dựng tổ chức của mình vững mạnh thì khi giao cho người lao động thực hiện công việc gì, thì nhà quản trị phải làm cho người đó muốn làm việc đó chứ không phải bị buộc phải làm.
13
Vậy có thể hiểu “tạo động lực lao động là hệ thống các chính sách, biện pháp, thủ thuật quản lý tác động đến người lao động nhằm làm cho người lao động có động lực trong công việc” (Bùi Anh Tuấn, 2011, trang 87). Để thúc đẩy động lực làm việc cho nhân viên, các nhà quản trị cần phải đưa ra các chính sách phù hợp và triển khai thực hiện các chính sách đó để người lao động chấp nhận thực hiện các chính sách đó một cách tự nguyện. Đồng thời nhà quản trị cũng phải sử dụng có hiệu quả đồng thời các biện pháp kích thích vật chất và tinh thần như lương, thưởng, phúc lợi, cơ hội thăng tiến, tạo môi trường làm việc thuận lợi để người lao động cản thấy thoải mái, hăng say làm việc và phát huy tính sáng tạo trong công việc.
1.2.1.4. Vai trò của tạo động lực làm việc
Tạo động lực có vai trò quan trọng trong quản lý nhân lực của doanh nghiệp, cụ thể:
Thứ nhất, tạo động lực lao động là một nhân tố để phát huy tiềm năng của người lao động. Như chúng ta đã biết tiềm năng của người lao động là vô cùng lớn nếu như không muốn nói là vô hạn. Nhưng tiềm năng này không được các nhà quản lý khai thác và đánh thức thì nó vẫn chỉ là năng lực tiềm ẩn. Vì thế, nếu các nhà quản lý biết cách làm trỗi dậy những tiềm năng này thì đó chính là tài sản, nguồn lực vô cùng quý giá của tổ chức, doanh nghiệp.
Thứ hai, tạo động lực lao động giúp cải thiện đời sống, tinh thần và thái độ làm việc của người lao động.
Khi người lao động có động lực làm việc họ sẽ cống hiến hết mình, làm việc hăng say, coi công việc của tổ chức là công việc của mình. Với tinh thần làm việc như vậy thì mọi khó khăn đều có thể vượt qua, mọi nhiệm vụ đều có thể hoàn thành và như vậy mục tiêu cá nhân cũng như là mục tiêu của tổ chức đều dễ dàng đạt được.
Thứ ba, tạo động lực lao động mang lại những kết quả hợp lý trong lao động. Do có động lực, người lao động làm việc bằng cả nhiệt huyết, tâm tư
14
tình cảm của mình nên những vấn đề bất hợp lý trong lao động được loại bỏ.
Từ đó mang lại cho tổ chức nhiều lợi ích lớn lao như:
- Loại bỏ được sức ỳ trong lao động:
Tính thụ động của người lao động sẽ dần mất đi mà thay vào đó là tính chủ động, năng động sáng tạo, hoạt bát. Họ sẽ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao hơn, với bầu nhiệt huyết lớn hơn, với tình cảm gắn bó hơn. Sẽ không còn tình trạng chán chường, dựa dẫm, ỷ nại vào người khác.
- Tạo ra sự đoàn kết, nhất trí và hợp tác trong lao động:
Bởi lẽ chính động lực lao động đã thôi thúc họ phải liên kết hợp tác, cùng giúp đỡ nhau, cùng phấn đấu để hoàn thành công việc một cách tốt nhất, cùng đi đến một cái đích chung. Họ sẽ cùng ngồi trên một chiếc thuyền và cùng nhau đi đến một bến bờ thành tích.
- Giảm thiểu được mâu thuẫn, bất bình trong lao động:
Trong một tổ chức nếu để vấn đề mâu thuẫn, bất bình trong lao động xảy ra thì đây là vấn đề có thể gay ra những hệ quả khôn lường có tác động tiêu cực đến tổ chức. Tổ chức sẽ không thể đi đến cái đích của mình do tình trạng kém hiệu quả, kém chất lượng trong công việc đem lại. Không ai có thể làm việc bình trường trong bầu không khí như vậy, chứ nói gì đến việc chủ động trong sáng tạo. Tuy nhiên khi có động lực thì vấn đề này lại thực sự trở nên đơn giản. Người lao động sẽ vui vẻ, yên tâm thích thú trong công việc và môi trường lao động và tình trang mâu thuẫn, bất bình trong lao động sẽ dần dần mất đi.
- Tăng cường ý thức kỷ luật, tinh thần tự giác trong lao động:
Người lao động sẽ tự ý thức được vai trò, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong tổ chức. Qua đó giảm thiểu được những chi phí, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Như vậy đã giúp tổ chức giảm đi rất nhiều gánh nặng, qua nâng cao năng lực cạnh tranh của tổ chức trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay.
15
Vai trò của tạo động lực đối với quản lý nhân lực là nhân tố để phát huy tiềm năng của người lao động cũng như giúp cải thiện đời sống tinh thần và thái độ làm việc của người lao động…