Xây dựng hệ thống chỉ tiêu chất lượng dịch vụ kiểm toán của Công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán tại công ty hợp danh kiểm toán việt nam (Trang 88 - 91)

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY HỢP DANH KỂM TOÁN VIỆT NAM

3.2.3 Xây dựng hệ thống chỉ tiêu chất lượng dịch vụ kiểm toán của Công ty

Chất lượng kiểm toán là một chỉ tiêu phức tạp, khó đo lường, định lượng, thiếu tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá, bởi vì hoạt động kiểm toán đa dạng, phức tạp và mang tính chất đặc thù riêng trong từng cuộc kiểm toán. Do vậy, những tiêu chuẩn đưa ra để đánh giá chất lượng dịch vụ kiểm toán tại CPA VIETNAM hiện nay chỉ là những quy định chung theo chuẩn mực, quy trình kiểm toán và các quy định khác về nghiệp vụ kiểm toán. Xuất phát từ yêu cầu thực tế của công tác quản lý chất lượng dịch vụ kiểm toán cần phải xác định được tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán, nhằm xác định mức độ chất lượng của các cuộc kiểm toán so với tiêu chuẩn về chất lượng, so sánh được chất lượng giữa các cuộc kiểm toán, là cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của đoàn kiểm toán và hiệu quả hoạt động kiểm toán, đặc biệt xác định được thực trạng những hạn chế, tồn tại trong hoạt động kiểm toán, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục trong những lần kiểm toán sau. CPA VIETNAM cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng của cuộc kiểm toán có thể theo các tiêu chí cơ bản sau:

* Kế hoạch kiểm toán tổng quát: Kế hoạch kiểm toán tổng quát đúng mẫu, đầy đủ nội dung theo quy định của chuẩn mực kiểm toán; xác định rõ, đầy đủ mục tiêu kiểm toán, nội dung kiểm toán, phạm vi kiểm toán, mức trọng yếu, rủi ro kiểm toán và phương pháp kiểm toán; các nội dung của phần kế hoạch kiểm toán được lý giải thoả đáng, có căn cứ, phù hợp, gắn liền với tình hình, số liệu của đơn vị được kiểm toán.

81

* Kế hoạch kiểm toán chi tiết của đoàn kiểm toán: Kế hoạch kiểm toán chi tiết của đoàn kiểm toán được lập đúng theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty, cụ thể hoá, xác định rõ được mục tiêu, nội dung kiểm toán đã xác định trong kế hoạch kiểm toán tổng quát, chi tiết cho từng đơn vị được kiểm toán đã ghi trong thông báo kiểm toán.

* Kế hoạch kiểm toán chi tiết của tổ kiểm toán: Kế hoạch kiểm toán chi tiết của tổ kiểm toán được xây dựng đúng mẫu, đủ các chỉ tiêu theo quy định của Công ty, nội dung, mục tiêu kiểm toán phù hợp với kế hoạch kiểm toán chi tiết của đoàn kiểm toán và kế hoạch kiểm toán tổng quát.

* Hoạt động kiểm toán: Hoạt động kiểm toán tuân thủ kế hoạch kiểm toán, chuẩn mực, quy trình kiểm toán, các quy định chuyên môn nghiệp vụ khác về kiểm toán và pháp luật có liên quan.

* Bằng chứng kiểm toán: Thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở cho việc hình thành các ý kiến, kết luận kiểm toán về các nội dung, mục tiêu kiểm toán đã xác định trong kế hoạch kiểm toán.

* Về kiểm toán viên và đoàn kiểm toán: Kiểm toán viên, đoàn kiểm toán tuân thủ Quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn kiểm toán, các chuẩn mực kiểm toán chung theo quy định, bao gồm: chuẩn mực về độc lập, khách quan và chính trực;

khă năng và trình độ; thận trọng và bảo mật.

* Hồ sơ kiểm toán: Nội dung trong nhật ký làm việc của kiểm toán viên, biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán của kiểm toán viên phù hợp với các nội dung xác định trong kế hoạch kiểm toán chi tiết của tổ kiểm toán.

* Biên bản kiểm toán: Các biên bản kiểm toán phải chính xác, rõ ràng, xúc tích, kịp thời; phản ánh đủ các nội dung, mục tiêu kiểm toán đã đề ra trong kế hoạch kiểm toán chi tiết của tổ kiểm toán; phản ánh đầy đủ kết quả kiểm toán trong các biên bản xác nhận tình hình, số liệu kiểm toán của kiểm toán viên và các bằng chứng kiểm toán khác; các ý kiến đánh giá, nhận xét, kiến nghị kiểm toán phải có đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp, phù hợp pháp luật.

* Báo cáo kiểm toán: Báo cáo kiểm toán phù hợp với chuẩn mực báo cáo và

82

các quy định về báo cáo kiểm toán, bảo đảm chính xác, rõ ràng, xúc tích, kịp thời, có tính xây dựng; phản ánh đầy đủ tình hình, kết quả kiểm toán và các nội dung, mục tiêu kiểm toán đã đề ra; những sai sót, gian lận, những tồn tại trong quản lý trình bày trong báo cáo đã được xem xét, giải quyết thoả đáng; các ý kiến nhận xét, đánh giá, kết luận kiểm toán được căn cứ vào những bằng chứng kiểm toán đầy đủ, xác thực và tin cậy, phù hợp với pháp luật hiện hành; kiến nghị kiểm toán phù hợp pháp luật và có tính khả thi.

* Sử dụng các nguồn lực kiểm toán: Phân bổ và quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kiểm toán.

Trên cơ sở các tiêu chí nêu trên, cần xác định thang điểm cho các tiêu chí. căn cứ vào mức độ quan trọng của từng tiêu chí. Nếu coi tổng số điểm là 100 thì điểm cho từng tiêu chí có thể xác định là:

- Kế hoạch kiểm toán tổng quát: (15 điểm);

- Kế hoạch kiểm toán chi tiết của đoàn kiểm toán: (10 điểm);

- Kế hoạch kiểm toán chi tiết của tổ kiểm toán: (10 điểm);

- Hoạt động kiểm toán: (15 điểm);

- Bằng chứng kiểm toán: (15 điểm);

- Về kiểm toán viên và đoàn kiểm toán: (10 điểm);

- Hồ sơ kiểm toán: (5 điểm);

- Biên bản kiểm toán (5 điểm );

- Báo cáo kiểm toán: (10 điểm);

- Sử dụng các nguồn lực kiểm toán: (5 điểm).

Như vậy số điểm của các tiêu chí liên quan đến kế hoạch kiểm toán là 35 điểm, giai đoạn thực hiện kiểm toán là 50 điểm, báo cáo kiểm toán 10 điểm và sử dụng các nguồn lực kiểm toán là 5 điểm.

Theo thang điểm đó, chất lượng các cuộc kiểm toán có thể chia thành bốn mức như sau: (1) Không đạt yêu cầu: dưới 50 điểm; (2) Loại trung bình: từ 51 đến 70 điểm; (3) Loại khá: từ 71 đến 90 điểm; (4) Loại tốt: từ 91 đến 100 điểm.

83

Căn cứ vào các tiêu chí nêu trên có thể đánh giá, phân loại được chất lượng các cuộc kiểm toán; đây cũng là một trong những biện pháp cần thiết, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng kiểm toán.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán tại công ty hợp danh kiểm toán việt nam (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)