Kết luận chung về vấn đề lao động dư thừa ở xã Hoằng lý.

Một phần của tài liệu Tình hình và hướng giải quyết lao động dư thừa ở nông thôn xã Hoẳng Lý Tỉnh Thanh Hoá (Trang 32 - 33)

I. THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG DƯ THỪA Ở XÃ.

6. Kết luận chung về vấn đề lao động dư thừa ở xã Hoằng lý.

Nhình chung về lao động nông thôn của xã có quá nhiều thời gian và sức lao động dư thừa chưa được tận dụng hết. Nó được thể hiện qua biểu 10, cho ta thấy tổng số lao động năm 1998 là 4415 (lao động) đến năm 1999 là 4513 (lao động), năm 2000 là 4614 (lao động). Tốc độ tăng bình quân qua 3 năn là 2,22%. Lao động có việc làm năm 1999 là 445 (lao động), đến năm 2000 đã tăng tên 4549 (lao động). Điều đó chứng tỏ giải quyết công ăn việc làm của xã đã có hiệu quả dõ rết. Lao động không có việc làm qua các năm đã giảm, năm 1998 lao động không có việc làm là 70 (lao động), đến năm 2000 còn 65 (lao động). Tỷ lệ giảm lao động bình quân không có việc làm là 3,68%. Lao động dư thừa của xã đã giảm dần qua các năm: năm 1998 là 600 (lao động), đến năm 2000 là 518 (lao động). Tỷ lệ giảm bình quân trong 3 năm là 1,65%. Tuy tỷ lệ giảm bình quân trong 3 năm là

thấp nhưng điều đó chứng tỏ lao động không có việc làm thường xuyên đã giảm, năm 1998 số lao động không có việc làm thường xuyên là 222 (lao động), đến năm 2000 là 191 (lao động). Tỷ lệ giảm bình quân trong 3 năm là 7,25%. Số lao động không có việc làm không thường xuyên năm 1998 là 378 (lao động), đến năm 2000 là 390 (lao động). Tỷ lệ tăng bình quân trong 3 năm là 1,55%. Điều này chứng tỏ tỷ lệ dư thừa lao động của xã tuy có giảm nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao, người lao động chưa có việc làm trong lúc nông nhàn. Đối với tỷ suất sử dụng lao động ở nông thôn của xã là thấp, năm 1998 tỷ suất sử dụng lao động là 60%, đến năm 2000 tăng lên là 63%. Tỷ lệ tăng bình quân qua 3 năm là 2,435%, chính vì vậy người lao động chưa tận dụng được hết khả năng. Vì vậy vẫn còn nhiều sức lao động dư thừa chưa được tận dụng.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do thiếu đất đai sản xuất. Đất bình quân theo đầu người còn ở mức thấp, thiếu vốn làm ăn, ngân hàng cho vay vốn phát triển sản xuất nhưng các hộ không có tài sản thế chấp vẫn còn nợ nhà nước nên không được vay. Nếu có vay được thì không có phương hướng sản xuất phù hợp. Vì vậy địa phương cần phải mở rộng các ngành nghề, tạo công ăn việc làm cho người nông dân lúc nông nhàn. Do vậy việc xem xét và phân bổ đầu tư vồn, lao động vào sản xuất nông nghiệp là hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu Tình hình và hướng giải quyết lao động dư thừa ở nông thôn xã Hoẳng Lý Tỉnh Thanh Hoá (Trang 32 - 33)