I. THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG DƯ THỪA Ở XÃ.
1. Tình hình sản xuất kinh doanh.
Trong những năm vừa qua sản xuất kinh doanh của xã đã có nhiều chuyển biến tôt. Tuy nhiên, doanh thu chủ yếu vẫn từ sản xuất nông nghiệp là chính (biểu 6): sản xuất nông nghiệp năm 1998 chiếm 50% tổng doanh thu, đến năm 200 giảm xuống còn 48,49% tổng doanh thu. Trong sản xuất nông nghiệp có ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi, ngành trồng trọt qua những năm vừa qua đã có xu hướng giảm, ngành chăn nuôi có xu hướng tăng, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm đã tăng một cách đáng kể.
Ngành tiểu thủ công nghiệp trong những năm 1998 chiếm 27,07% tổng doanh thu, nhưng đến năm 2000 đã bị giảm chỉ còn 26,82% tổng doanh thu.
Ngành dịch vụ của xã qua những năm vừa qua đã có sự đáng mừng vì trong 3 năm vừa qua ngành dịch vụ đã có sự chuyển biến dõ dệt, năm 1998 ngành dịch vụ chiếm 22,93% tổng doanh thu, cho đến năm 2000 ngành này đã tăng lên 24,65% tổng doanh thu, bình quân trong 3 năm tăng lên 13,4%.
Thu nhập bình quân theo đầu người của xã vào dạng thấp, vào năm 1998 đạt 2,026% (triệu đồng) năm 1999 tăng lên 2,303 (triệu đồng), đến năm 2000 đạt 23,19 (triệu đồng). Nhìn chung qua 3 năm tỷ lệ tăng bình quân là 13,4%. Tuy nhiên nền kinh tế xã còn có nhiều hạn chế.
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng còn nhiều vấn đè phải giải quyết, đặc biệt là giao thông vận tải và cấp thoát nước.
+ Vấn đề đổi mới cơ chế tài chính cũng cần được đặt ra nhằm tạo điều kiện tăng nhanh tiết kiệm nội bộ và huy động vốn đầu tư.
+ Tỷ lệ huy động vốn ngân sách còn thấp, số hộ nghèo đói vẫn còn ở mức cao. Chưa đạt đủ mức tiêu chuẩn cho phép.
+ Sự nghiệp phát triển giáo dục, ytế, văn hoá, thể dục thể thao còn hạn nhiều chế.
Như vậy, để nhanh chóng đáp ứng mục tiêu mức trung bình của tỉnh và cả nước, thì phải xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, trong đó chương trình phát triển công nghiệp là mục tiêu hàng đầu.