Tình hình sử dụng thời gian của các tháng trong năm.

Một phần của tài liệu Tình hình và hướng giải quyết lao động dư thừa ở nông thôn xã Hoẳng Lý Tỉnh Thanh Hoá (Trang 30 - 32)

I. THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG DƯ THỪA Ở XÃ.

5. Tình hình sử dụng thời gian của các tháng trong năm.

Qua biểu 9 ta thấy: gia đình đã tự bố trí sản xuất, tự điều hoà lao động nhưng đối với nông nghiệp, mùa vụ là tính tất yếu biểu hiện rõ nét. Qua tổng hợp số liệu của xã tháng căng thẳng thì lao động chính làm việc bình quân 26 ngày (số ngày đã quy đổi). Lao động phụ vào thời gian mùa vụ cũng phải làm tới 17 (ngày), trong khi đó lúc nông nhàn lao động chính làm bình quân là 10,3 (ngày), còn lao động phụ làm việc 6,161(ngày)... Do đó sự phân phối, phân công lao động trong sản xuất nông nghiệp biến động thất thường. Qua biểu cho ta thấy lao động bình quân trong năm của xã còn ở mức thấp, lao động chính mới tham gia 247,76(ngày/năm)

(khoảng 8 tháng), còn lao động phụ là 122,8(ngày/ năm) (khoảng 4 tháng). Nguyên nhân của tình trạng trên là việc làm đảm bảo cho thu nhập ổn định còn thiếu, hiện nay nông dân chỉ sản xuất nông nghiệp là chính. Cùng với sản xuất nông nghiệp thì quy mô sản xuất chăn nuôi còn nhỏ, bình quân mỗi hộ từ 1-3 con lợn. Đồng thời tại địa phương ngành nghề phụ ít, do đó không tận dụng được thời gian lao động là tất nhiên.

Hộ khá: Tình hình sử dụng lao động của hộ khá cũng giống như toàn xã, vào những tháng căng thẳng thì lao động chính làm 26 (ngày/tháng), nếu quy đổi ra giờ là 8 giờ/ngày, thì ở hộ khá những tháng căng thẳng của lao động chính là 29,25(ngày), còn lao động phụ là 11,25(ngày). Vào tháng nông nhàn thì lao động chính của hộ khá tham gia sản xuất 12(ngày) đã quy đổi và lao động phụ là 6,25(ngay/tháng). Qua tìm hiểu tôi thấy hộ khá không chỉ làm nông nghiệp mà còn kiêm cả ngành nghề khác: buôn bán, dịch vụ, làm mộc, may mặc... Do làm nghề phụ cũng đòi hỏi được 1 lượng lao động cần thiết. Những lao động phụ của hộ đa phần là lao động trên tuổi, còn lao động dưới tuổi đang đi học. Ngành nghề phụ ở hộ khá đã phát triển, tận dụng được lao động phụ. Tuy nhiên thời gian lao động của hộ khá trong năm vẫn còn lãng phí khoảng 2 tháng, do đó vấn đề công ăn việc làm đang là vấn đề cần quan tâm giải quyết.

Hộ trung bình: Tham gia sản xuất là 239,72(ngày/năm), lao động phụ là 112)ngày/năm) (số ngày đã quy đổi). Nói chung sự chênh lệch về số ngày lao động giữa 3 nhóm hộ là tương đương nhau, nhưng có sự biến động lao động trong các tháng. Vào mùa vụ thì lao động chính tham gia sản xuất bình quân là 26(ngày/tháng), lao động phụ là 16(ngày/ tháng) (số ngày chưa quy đổi). Còn những tháng nông nhàn họ thường đi làm thêm như phu hồ, thợ xây... Với ngày công khoảng (13000đ-25000đ). Nhưng việc thì rất thất thường, vào mùa xây dựng mới có việc làm, về quê thì ít việc, không chủ động phát triển được các ngành nghề khác nên không tận dụng được khả năng của mình. Do trình độ còn kém nên không vạch ra được kế

hoạch làm ăn có hiệu quả. Do đó đối với những hộ này cần có định hướng sản xuất và đầu tư nhân lực thì mới phát triển được.

Hộ nghèo: Cũng như hộ khá và hộ trung bình, hộ nghèo lao động chính vào tháng mùa vụ lao động rất căng thẳng với bình quân 26ngày/tháng. Còn lao động phụ là 20ngay/tháng. Tổng số ngày lao động của lao động chính trong năm là 263ngày, lao động phụ là 145,92ngày. Ta thấy lao động ở hộ nghèo làm việc nhiều hơn hộ khá và hộ trung bình. Sở dĩ như vậy do họ chỉ chông vào đồng ruộng nếu không làm thì không có ăn, ngoài ra còn đi làm thêm cho các hộ khá. Do trình độ học vấn thấp nên hộ không biết đầu tư sản xuất thâm canh tăng năng suất. Vào tháng bình thường họ thường đi gặt thuê, còn những tháng nông nhàn họ đi phu hồ làm các công việc khác...., thu nhập rất thất thường không đáng là bao, phần vì đông nhân khẩu, con cái còn nhỏ nên chỉ có chồng đi làm, còn vợ thì ở nhà chăm sóc con cái nên hoàn cảnh rất túng thiếu. Đây chính là các hộ cần được chú trọng quan tâm, định hướng sản xuất cho vay vốn đầu tư để sản xuất kinh doanh tăng thu nhập, thoát khỏi tình trạng đói nghèo.

Một phần của tài liệu Tình hình và hướng giải quyết lao động dư thừa ở nông thôn xã Hoẳng Lý Tỉnh Thanh Hoá (Trang 30 - 32)