CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU
2.4. Thảm phủ thực vật
Lưu vực sông Kỳ Cùng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên thảm thực vật mang những đặc trưng chủ yếu của vùng nhiệt đới như sau:
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới nằm ở độ cao từ 700m trở lên.
- Rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới nằm ở độ cao từ 700m trở xuống.
- Rừng kín hỗn hợp, lá rộng, lá kim nhiệt đới thường nằm ở các đồi núi thấp. Xen kẽ là các loại tre nứa, cây bụi.
Lưu vực sông Kỳ Cùng, phần lãnh thổ chính của lưu vực là nơi giao lưu của các loại cây trồng ôn đới từ phía Bắc xuống và nhiệt đới từ phía Nam lên.
Vùng núi trước đây là những rừng cây rậm rạp xanh tốt quanh năm. Trên tầng cao có các loại cây gỗ quý như đinh, lim, sến, táu, tầng thấp hơn có các loại cây gỗ như dẻ, gồi, sau sau, tầng dưới thấp là những loại cây bụi, lau lách sim mua và cỏ tranh.
Đất lâm nghiệp ở lưu vực sông Kỳ Cùng có 416.986 ha chiếm 50,11% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, bao gồm:
+ Đất rừng sản xuất : 333.789,1 ha, chiếm 80,05%
+ Đất rừng phòng hộ: 81.873,9 ha, chiếm 19,63%
+ Đất rừng đặc dụng: 1.323,0 ha, chiếm 0,32%
Trong đó:
- Diện tích đất có rừng: 237.833,4 ha, chiếm 57% tổng diện tích lâm nghiệp ởlưu vực, trong đó: rừng tự nhiên 138.560,7 ha và rừng trồng 99.271,7ha.
- Diện tích đất chưa có rừng: 107.152,52ha, chiếm 42,96% diện tích đất lâm nghiệp của lưu vực. Trong đó: Đất trống cây cỏ (Ia) 40.891,3ha; đất trống câybụi (Ib) 41.008,3ha; đất trống cây gỗ rải rác (Ic) 97.252,9ha.
Tỷ lệ che phủ rừng đạt 57% rừng được phân bố ở tất cả các huyện và được chia thành các kiểu rừng chính: Kiểu rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới ở huyệnTràng Định, Văn Quan, Chi Lăng, Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập và Bình Gia; Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở các huyện còn lại. Thảm thực vật ở lưu vực khá phong phú và đa dạng gồm nhiều loài thuộc các chi, họ khác nhau: Có khoảng 65 họ với 297 loài, trong đó có các loại đặc dụng phát triển trên núi đá và núi đất. Một số loài quý hiếm có giá trị kinh tế cao như: Đinh, Trai, Lát Hoa, Sến Mật, Nghiến,.... Ngoài các loài động vật rừng ở khu vực cũng phong phú cả về chủng loại và số lượng.
Trên địa bàn có hai loại cây lâm nghiệp là cây thông và cây hồi phát triển rất tốt. Đây cũng là tiềm năng và thế mạnh của lâm nghiệp ở khu vực. Hiện nay có trên 45 ngàn ha thông tập trung ở các xã của huyện Lộc Bình, Đình Lập và 30 ngàn ha hồi tập trung chủ yếu ở các huyện Văn Lãng,Văn Quan, Cao Lộc, Lộc Bình, Tràng Định, Bình Gia.
Trong những năm gần đây huyện Tràng Định đang phát triển trồng cây Thạch Đen mang lại hiệu quả đáng kể.
- Rừng giàu (IIIa3): Loại rừng này ít bị tác động, độ tàn che 0,7- 0,8, chiều cao lâm phần bình quân 16m, đường kính bình quân 28cm, mật độ bình quân 400cây/ha, trữ
lượng bình quân 180 m3/ha. Thành phần loài chủ yếu là Trâm, Sâng, Nhội, Trám, Re, Dẻ…Cấu trúc tầng tán rừng ổn định
- Rừng trung bình (IIIa2): Loại rừng này đã có thời gian phục hồi sau khai thác, cấu trúc tầng tán bị phá vỡ. Độ tàn che 0,6 - 0,7, chiều cao bình quân 15m, đường kính bình quân 24cm, mật độ 300 cây/ha, trữ lượng bình quân 90m3/ha. Thành phần loài chủ yếu là Dẻ, Re, Táu Muối, Lim xanh, Lim xẹt, Ràng ràng, Trường, Trám... Mật độ cây tái sinh có mục đích H >1m từ 800 -1000 cây/ha.
- Rừng nghèo (IIIa1): Rừng bị khai thác quá kiệt nhưng đã có thời gian phục hồi, cấu trúc tầng tán bị phá vỡ từng mảng, tầng trên còn sót lại một số loài cây gỗ lớn cong queo sâu bệnh phẩm chất kém. Độ tàn che 0,3 - 0,4, chiều cao bình quân 13m, đường kính bình quân 22cm, mật độ 200 cây/ha, trữ lượng bình quân 44m3/ha. Thành phần loài chủ yếu là Dẻ, Trám, Trâm, Phay, Chay, sung, Ngát… Mật độ cây tái sinh có mục đích >1000 cây/ha. Cần tiến hành rà soát lại diện tích rừng nghèo ở rừng sản xuất, những lô rừng giá trị kinh tế thấp, gần các khu dân cư, gần đường ô tô tiến hành cải tạo rừng để nâng cao chất lượng và giá trị của rừng.
- Rừng phục hồi (IIB): Là loại rừng sau khai thác nhưng đã có thời gian phục hồi, rừng đều tuổi một tầng. Độ tàn che 0,4, chiều cao bình quân 13m, đường kính bình quân 18 cm, mật độ cây 330 cây/ha, trữ lượng bình quân 34m3/ha. Thành phần loài chủ yếu Dẻ, Trâm, Chẹo, Kháo, Trám, ngát, Lòng mang, Sòi tía… Mật độ cây tái sinh có mục đích <1000 cây/ha.
- Rừng phục hồi (IIA): Là rừng phục hồi sau nương rẫy, rừng đều tuổi một tầng, thành phần loài chủ yếu là cây ưa sáng mọc nhanh như Ba soi, Ba bét, Mần tang, Sòi tía, Hu đay, Thành ngạnh… Độ tàn che 0,3, đường kính bình quân từ 8 -12 cm, chiều cao 7 - 10m, mật độ khoảng 400 cây/ha, rừng chưa có trữ lượng.
- Rừng hỗn giao: Là loại rừng hỗn giao gỗ + Tre nứa ,Vầu… Độ tàn che 0,4, đường kính cây gỗ bình quân 16cm, chiều cao 13- 14m, mật độ cây gỗ 100-200 cây/ha, trữ lượng bình quân 20 m3/ha.
- Rừng gỗ núi đá: Tổ thành loài cây chủ yếu là Nghiến, Trai lý, Mạy tèo, Ô rô, Lòng Mang… Trữ lượng bình quân 34m3/ha.
Vùng rừng trồng chủ yếu là rừng thông đuôi ngựa, bạch đàn ở khắp các huyện. Sa mộc trồng ở Cao Lộc, Lộc Bình.
Loài cây trồng chủ yếu là Thông, Keo, Bạch đàn, Sa mộc, Hồi… Được bố trí trồng thuần loại và trồng hỗn giao giữa các loài cây, trong đó:
- Rừng Thông mã vĩ: Được trồng tại các huyện Đình Lập, Lộc Bình, Cao Lộc, thành phố Lạng Sơn. Thông được trồng thuần loại và trồng hỗn giao với các loài cây khác như Thông + Keo, Thông + Bạch đàn, Thông + hồi, Thông + Lát … Kết quả điều tra cho thấy thông rất phù hợp với điều kiện tự nhiên và cho hiệu quả kinh tế cao hơn các loài cây trồng khác tại các huyện trên.
- Rừng Bạch đàn: Được trồng tập trung tại Lộc Bình và một số huyện khác. Bạch đàn được trồng thuần loại và trồng hỗn giao với các loài cây khác như: Bạch đàn + Keo, Bạch đàn + Thông… Kết quả điều tra cho thấy Bạch đàn rất thích nghi với điều kiện tự nhiên vùng đồi gò của Lạng Sơn.
- Rừng Keo các loại: Được trồng hầu hết ở các huyện trên lưu vực và trên nhiều dạng lập địa khác nhau, là loài cây sinh trưởng và phát triển nhanh khả năng cải tạo đất tốt.
Keo được trồng thuần loại và trồng hỗn giao với các loài cây khác như: Keo + Thông, Keo + Mỡ, Keo + Hồi, Keo + Bạch đàn… Kết quả cho thấy Keo có thể trồng tập trung hoặc trồng hỗn giao với các loài cây khác đều sinh trưởng và phát triển tốt.
- Rừng Hồi: Tập trung tại các huyện Văn Quan, Văn Lãng, Bình Gia, Cao Lộc, Tràng Định. Kết quả điều tra cho thấy diện tích Hồi hiện có sinh trưởng và phát triển tốt cho năng suất ổn định và thu nhập cao. Nhưng hiện nay có nhiều diện tích rừng Hồi chưa đảm bảo về mật độ và số cây Hồi cổ thụ > 80năm cho năng suất thấp. Vì vậy cần phải tiến hành cải tạo và nâng cấp để nâng cao giá trị kinh tế rừng Hồi.
Bảng 2. 10. Hiện trạng diện tích đất rừng theo đơn vị hành chính thuộc lưu vực sông Kỳ Cùng
Huyện/Thành phố
Tổng xã/phường/
TT thuộc lưu vực sông Kỳ Cùng
Tổng diện tích đất
lâm nghiệp
Phân loại đất lâm nghiệp
Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Rừng đặc dụng
Đất có rừng Đất chưa có rừng Đất có rừng Đất chưa có rừng Đất có rừng Đất chưa
có rừng
Rừng tự nhiên
Rừng
trồng IA IB IC Rừng tự
nhiên
Rừng
trồng IA IB IC Rừng tự
nhiên
Rừng
trồng
TP. Lạng Sơn 8 4244.9 - 915.9 12.6 34.2 10.8 451.9 2736.1 18.9 14.7 49.8 - - -
Tràng Định 23 89423.8 7.233.7 882.4 1359.8 3405.8 4741.6 31949.1 7226.7 8848.9 8490.0 15285.9 - - -
Văn Lãng 20 42190.0 2.173.7 1332.0 592.4 914.6 2659.6 5789.6 8394.2 1797.4 3603.1 14933.4 - - -
Lộc Bình 28 64782.4 5.741.4 4283.0 827.3 1460.1 1345.1 6024.2 18035.3 16883.0 6177.0 4006.0 - - -
Cao Lộc 17 33301.6 2.966.6 2055.3 1106.8 1358.6 1191.6 2977.4 12341.6 1801.8 4124.4 3377.6 - - -
Văn Quan 23 35502.7 4.801.9 2500.4 143.5 100.9 395.9 7007.2 11748.9 142.2 900.4 6700.5 1.061.0 - -
Bình Gia 20 78107.6 12.374.2 1258.1 171.0 157.4 1758.3 24489.9 9951.0 268.1 2267.2 25412.5 - - -
Bắc Sơn 13 25476.5 2.743.0 226.5 17.0 128.0 248.4 12808.6 2824.1 302.4 1135.3 5043.2 - - -
Đình Lập 5 31747.6 1.447.3 276.2 687.1 814.2 1409.4 3464.4 8074.0 5325.4 5153.1 5096.7 - - -
Chi Lăng 7 12208.9 1.024.4 102.4 18.9 7.2 511.9 1769.3 4108.7 566.8 762.3 3075.0 262.0 - -