Diễn biến một số trận lũ lớn trên lưu vực sông Kỳ Cùng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) - Đánh giá hiệu quả cắt lũ của hồ Bản Lải, tỉnh Lạng Sơn đến khu vực hạ du (Trang 49 - 55)

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THỦY VĂN THIẾT KẾ

3.2. Đặc điểm sự hình thành lũ và diễn biến một số trận lũ lớn trên lưu vực sông Kỳ Cùng

3.2.2. Diễn biến một số trận lũ lớn trên lưu vực sông Kỳ Cùng

Hình thế thời tiết gây mưa: Hình thế synop gây mưa đợt lũ này chủ yếu do hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới ở Bắc Bộ phát triển từ mặt đất đến độ cao 5000m, trong lúc đó bão đổ bộ vào Quảng Đông (Trung Quốc), áp cao cận nhiệt đới có trục qua Trung Bộ lấn về phía tây tạo nên gió Tây Nam trên cao từ 1500-5000m, tốc độ lớn từ 12- 15m/s bao trùm toàn bộ bán đảo Đông Dương và Thái Lan với hội tụ mạnh ở Bắc Bộ.

Tiếp sau đó, bão bị đẩy lên trên đất liền thuộc tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) là điều kiện thuận lợi cho quá trình nâng trục lên phía bắc và lấn sâu về phía tây của áp cao cận nhiệt đới với đới gió Đông Nam dày và mạnh từ 12-15m/s ở khu vực đông nam Trung Quốc, kéo dài và tăng cường sự hội tụ mạnh ở Bắc Bộ.

Diễn biến lũ: Ngày 22/7, mực nước tại Lạng Sơn đang biến đổi chậm. Đến 1 giờ ngày 23/7, mực nước tại Lạng Sơn là 247,90m và bắt đầu lên chậm. Đến 13 giờ cùng ngày, mực nước đã tăng thêm hơn 2 mét và bắt đầu lên nhanh với cường suất hơn 1 mét mỗi giờ. Đến 19 giờ ngày 23/7 mực nước vượt ngưỡng báo động II, tiếp tục lên nhưng với

cường suất giảm hơn do lúc này lũ bắt đầu tràn bờ. Đỉnh lũ đo được trên sông Kỳ Cùng tại Lạng Sơn là 256,40m (6h/24/7), dưới BĐIII là 0,10m.

Trận lũ này có biên độ lũ lên là 8,50m trong thời gian là 30 giờ; cường suất lũ trung bình đạt 28,33cm/giờ; cường suất lũ lớn nhất là 117cm/giờ lúc 14 giờ ngày 23/7.

b. Trận lũ tháng 7 năm 1980

Hình thế thời tiết gây mưa: Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão trên khu vực Bắc Bộ từ ngày 16/7 đến 23/7 năm 1980.

Diễn biến mưa: Đợt bão này gây ra trên lưu vực sông Kỳ Cùng hai đợt mưa rõ rệt. Đợt 1 diễn ra trong thời gian ngắn từ đêm ngày 19/7 đến hết ngày 20/7 với cường độ mưa khá lớn. Đợt thứ 2 từ 1 giờ ngày 23/7 đến 7 giờ ngày 24/7 với tổng lượng mưa cả đợt rất lớn.

Diễn biến lũ: Do đặc điểm của hình thế thời tiết gây mưa nên lũ tại trạm Lạng Sơn trên sông Kỳ Cùng từ ngày 20/7/1980 đến ngày 30/7/1980 chia thành hai đợt rõ rệt.

Đợt 1 bắt đầu từ ngày 20/7, khi mực nước tại Lạng Sơn ở mức 248,20m lúc 1 giờ sáng và bắt đầu lên. Đến 19 giờ cùng ngày, mực nước đạt đỉnh ở mức 252,50m (trên mức báo động 1 là 0,5m) với biên độ lũ lên là 4,30m; cường suất lũ lên lớn nhất ở pha này là 99cm/h lúc 12 giờ ngày 20/7. Từ 19 giờ ngày 20/7, mực nước Lạng Sơn xuống mức 248,82m lúc 1 giờ ngày 23/7 sau đó lên lại.

Từ 1 giờ đến 7 giờ ngày 23/7 mực nước bắt đầu lên rất chậm, sau đó cường suất lũ tăng dần đến 14 giờ cùng ngày thì cường suất lũ đạt mức cao nhất là 1,06m/giờ và giảm dần. Mực nước Lạng Sơn đạt mức báo động 2 lúc 20 giờ ngày 23/7, sau đó do mặt cắt sông mở rộng, lũ tràn bờ nên mực nước lũ lên chậm hơn. Đến 6 giờ ngày 24/7, lũ Lạng Sơn đạt đỉnh ở mức 256,73m (trên mức báo động 3 là 0,23m), sau đó xuống.

Ở đợt lũ thứ 2 này, biên độ lũ lên là 7,91m trong thời gian là 29 giờ; cường suất lũ lên trung bình của đợt là 27,3cm/giờ.

Hình 3. 6. Quá trình mực nước lũ tại Lạng Sơn từ 19-31/7/1980 c. Trận lũ tháng 7 năm 1986

Hình thế thời tiết gây mưa:

Đợt mưa từ ngày 20 đến 28 tháng 7 năm 1986: Hình thế thời tiết chủ yếu do bão số 3 với hoạt động chủ yếu của dải hội tụ nhiệt đới và gió Đông Nam có nguồn gốc từ rìa phía tây nam lưỡi cao áp Thái Bình Dương.

Ngày 20/7, một ATNĐ hình thành ở vùng biển phía Đông đảo Hải Nam, đêm 20/7 ATNĐ mạnh lên thành bão di chuyển theo hướng Tây Bắc. Trưa ngày 21/7 bão số 3 đổ bộ vào vùng bờ biển Quảng Tây Trung Quốc và suy yếu thành vùng áp thấp di chuyển lệch dần về phía Tây. Sáng ngày 22/7, AT đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Tây Nam đi vào địa phận nước ta qua các tỉnh Bắc Thái (Bắc Cạn, Thái Nguyên), Tuyên Quang, Sơn La và sau đó di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc đi lên phía đông bắc tỉnh Lai Châu và đi sang địa phận Vân Nam Trung Quốc và tan hẳn vào ngày 24/7.

Diễn biến mưa: 2 ngày có lượng mưa bình quân toàn lưu vực lớn là ngày 22-23/7 lần lượt là 80mm và 114mm.

Diễn biến lũ: Từ 1 giờ ngày 19/7, mực nước trước lũ trên sông Kỳ Cùng tại Lạng Sơn là 247,98m và bắt đầu có xu thế lên chậm do mưa nhỏ gây ra bởi ảnh hưởng của ATNĐ ngoài biển Đông. Đến 13 giờ ngày 22/7, mực nước tại Lạng Sơn ở mức 249,46m và bắt đầu lên nhanh do bão đổ bộ vào địa phận đất liền gây mưa to. Chỉ trong thời gian 9 giờ,

mực nước Lạng Sơn tăng nhanh với biên độ lũ lên là 5,82m trên báo động 2 là 28cm và còn tiếp tục lên. Đến 15 giờ tiếp theo, mực nước lũ tiếp tục lên nhanh và đạt đỉnh ở mức 259,73m, trên mức báo động 3 là 3,23m và làm cho con lũ này trở thành lũ lớn nhất trong lịch sử tại Lạng Sơn.

Cường suất lũ lớn nhất tại trạm Lạng Sơn thường xảy ra khi mực nước tăng từ báo động 1 lên báo động 2 do thời đoạn này lòng sông hẹp, đến trên mức báo động 2 thì lũ tại Lạng Sơn bắt đầu tràn bờ gây ngập lụt những vùng xung quanh nên mặc dù mưa vẫn tiếp tục duy trì với cường độ lớn nhưng cường suất lũ lên vẫn giảm. Cường suất lũ lớn nhất trong trận này là 1,06m/giờ lúc 18 giờ ngày 22/7; biên độ lũ lên là 11,75m trong thời gian 109 giờ, tuy nhiên thời gian lũ lên nhanh chỉ kéo dài trong khoảng 24 giờ cuối (từ 13 giờ ngày 22/7 đến 13 giờ 23/7).

d. Trận lũ ngày 27/9/2008

Hình thế thời tiết gây mưa: Do ảnh hưởng của cơn bão số 6 (Hagupit) đổ bộ vào phía nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và suy yếu thành một vùng áp thấp di chuyển dọc biên giới Việt Trung.

Diễn biến mưa: Do ảnh hưởng của bão số 6 trong 2 ngày 25 và 26 tháng 9, ở Bắc Bộ đã có mưa vừa, mưa to, nhiều nơi mưa rất to. Riêng các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh với lượng mưa phổ biến từ 200-350mm, nhiều nơi mưa trên 400mm như: Đình Lập: 428mm, Sơn Động: 491mm, Cẩm Đàn: 563mm, Tiên Yên: 622mm.

Trên lưu vực sông Kỳ Cùng, lượng mưa đo được tại các trạm Lạng Sơn: 326mm; Thất Khê: 276mm; Bắc Sơn: 379mm; Hữu Lũng: 176mm.

Diễn biến lũ: Trên sông Kỳ Cùng tại Lạng Sơn, mực nước lúc 19giờ ngày 24/9 là 247,73m và bắt đầu lên; đến 1 giờ ngày 27/9, lũ tại Lạng Sơn đạt đỉnh ở mức 257,80m, cao hơn BĐ3 đến 1,30m. Cường suất lũ lên trung bình 18,3cm/giờ.

Trận lũ đã gây nên ngập lụt nghiêm trọng ở Lạng Sơn trong 8 ngày với độ sâu ngập lụt 1,5-2,0m. Ước tính giá trị thiệt hại về vật chất là 268 tỷ đồng;

Hình 3. 7. Quá trình mực nước lũ tại Lạng Sơn từ 24/9-1/10/2008 e. Trận lũ ngày 02/11/2008

Hình thế thời tiết gây mưa: Do ảnh hưởng của đới gió đông nam mạnh phát triển đến độ cao 5000m (từ ngày 2 đến ngày 4 tháng 11), do KKL mạnh tăng cường kết hợp với hội tụ gió trên cao.

Diễn biến mưa: từ ngày 30/10 -3/11, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã xảy ra đợt mưa rất lớn hiếm thấy cùng thời kỳ với lượng mưa phổ biến từ 100-500mm, có nơi trên 700mm. Đây là một đợt mưa xảy ra trên diện rộng với cường độ mưa lớn ở khu vực đồng bằng trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Tổng lượng mưa đo được tại các trạm trên lưu vực sông Kỳ Cùng và lân cận từ ngày 31/10 đến 1/11 như sau: Tại Lạng Sơn: 111mm; Thất Khê: 113mm; Bắc Sơn: 143mm;

Đình Lập: 610mm…

Diễn biến lũ: Đợt mưa này đã gây ra trên các sông Bắc Bộ một đợt lũ lớn nhất cùng kỳ trong vòng 60năm. Trên sông Kỳ Cùng tại Lạng Sơn, mực n

ớc đỉnh lũ là 256,96m (5h/2/11), cao hơn BĐ3 là 0,46m, biên độ lũ lên là 9,17m kéo dài trong thời gian 40 giờ; cường suất lũ trung bình đạt 22,9cm/giờ.

Hình 3. 8. Quá trình mực nước lũ tại Lạng Sơn từ 31/10-7/11/2008 f. Trận lũ ngày 20/7/2014

Hình thế thời tiết gây mưa

Do ảnh hưởng của bão số 2 (Rammasun-Thần sấm) đi vào đất liền vùng biên giới Việt- Trung, sau đó di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và tan dần ở trên khu vực vùng núi Bắc Bộ.

Diễn biến mưa:

Từ ngày đêm 18/7 đến hết ngày 21/7 do ảnh hưởng của cơn bão số 2 ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ phổ biến 40 – 70mm, có nơi 80 – 120mm; các tỉnh vùng núi Bắc Bộ phổ biến 100 – 300mm, có nơi trên 300mm

Riêng trên địa phận lưu vực sông Kỳ Cùng và vùng lân cận lượng mưa đo được như sau:

Mẫu Sơn: 549mm; Lạng Sơn: 203mm; Thất Khê: 55mm; Lộc Bình: 289mm; Bắc Sơn:

262mm; Đình Lập: 260mm.

Diễn biến lũ:

Lúc 7 giờ ngày 19/7, mực nước tại Lạng Sơn là 247,72m và đang biến đổi chậm. Đến 10 giờ cùng ngày, mực nước bắt đầu lên nhanh, đến 23 giờ ngày 19/7 mực nước vượt

tràn bờ. Đỉnh lũ đo được trên sông Kỳ Cùng tại Lạng Sơn là 257,39m (12h/20/7), cao hơn BĐIII là 0,89m.

Trận lũ này có biên độ lũ lên là 9,67m trong thời gian là 35 giờ; cường suất lũ trung bình đạt 27,63cm/giờ; cường suất lũ lớn nhất là 76cm/giờ lúc 23 giờ ngày 19/7.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) - Đánh giá hiệu quả cắt lũ của hồ Bản Lải, tỉnh Lạng Sơn đến khu vực hạ du (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)