Đặc điểm địa hình các vùng ngập lụt

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) - Đánh giá hiệu quả cắt lũ của hồ Bản Lải, tỉnh Lạng Sơn đến khu vực hạ du (Trang 39 - 43)

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THỦY VĂN THIẾT KẾ

3.1. Hiện trạng ngập lụt trên lưu vực sông Kỳ Cùng

3.1.1. Đặc điểm địa hình các vùng ngập lụt

Thành phố Lạng Sơn nằm giữa bồn địa thuộc Máng trũng kiến tạo từ Trung sinh có quá trình hình thành do sự hạ thấp mạnh của các hồ sau đó được lấp đầy trầm tích tạo nên vùng đất bằng có độ cao trung bình 225m, bao quanh là các đồi diệp thạch có độ cao trung bình là 350m. Giữa bồn địa Lạng Sơn có địa hình Kraster.

Thành phố Lạng Sơn có con sông Kỳ Cùng là con sông lớn nhất, ngoài ra thành phố còn có một vài suối hồ nhỏ như suối Nao Ly, Nhị Thanh, Ky Nét, Na Sa, hồ Phai Loạn, Kỳ Lừa, Tỉnh Đội, Phai Chân và hồ Đồng Vị.

Suối Nao Ly chảy vào phía thị trấn Cao Lộc qua khu Kỳ Lừa đổ ra sông Kỳ Cùng, bề rộng của suối từ 6 – 8m, về mùa cạn, mực nước suối rất thấp, độ sâu từ 0,5 -1m, về phía mùa lũ nước ngập sâu có khi lên tới 2,3m.

Suối Nhị Thanh là một suối nhỏ bắt nguồn từ phía Bắc, chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam rồi đổ vào sông Kỳ Cùng. Suối này có nhiều đoạn chảy ngầm qua khối đá vôi Nhị Thanh theo các hang động Kraster, suối chỉ có dòng chảy tạm thời về mùa mưa, mùa khô không có dòng chảy.

Suối Na Sa là suối nhỏ ở phía Đông Bắc của khu vực nghiên cứu, chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam rồi đổ ra sông Kỳ Cùng.

Suối Ky Két nằm ở phía Tây Nam Thành Phố, chảy theo hướng gần như Nam Bắc rồi đổ ra sông Kỳ Cùng, có dòng chảy quanh năm nhưng lưu lượng không lớn.

Các hồ nước mặt: Thành phố Lạng Sơn có hồ Phai Loạn là hồ lớn nhất, nằm ở phía Tây Kỳ Lừa, có chiều dài khoảng 400- 500m, rộng 150,2m. Mực nước hồ biến đổi

theo mùa và thường thấp hơn địa hình khoảng 1,5-3m, chiều sâu cột nước hồ khoảng 0,5 – 1,5m. Nguồn cung cấp nước cho hồ một phần là nước mưa và một phần là nước dưới đất của tầng (C2 – P1) tt cung cấp. Còn lại là cá hồ nhỏ như hồ Kỳ Lừa, Đồng Vị, Phai Châu và Tỉnh Đội, chiều sâu cột nước các hồ này từ 1- 1,5m, biến đổi theo mùa.

Khu Chi Lăng: Có địa hình bằng phẳng, cao độ trung bình 256,8m, một số nơi có độ cao tới 258m như: Khu Nhà Thờ, khu UBND Tỉnh, Tỉnh Ủy chỗ thấp nhất là cốt nền 255,8m, chủ yếu là dải đất ven sông Kỳ Cùng ở phía Bắc. Độ dốc địa hình hiện tại từ 4%o đến 6%o dốc về sông Kỳ Cùng. Độ dốc và hướng dốc nhìn chung thuận lợi cho việc thoát nước. Kiến trúc đô thị khu vực này đã định hình và tương đối ổn định.

Khu Kỳ Lừa: Địa hình khu vực dốc về phía hồ Phai Loạn và về phía Nam, độ dốc trung bình 5%o –10%o. Khu vực này có độ cao từ 258,5m trở lên, nơi cao nhất là khu đồi phía Bắc có độ cao nền từ 260m – 267,5m.

Khu Đông Kinh: Nằm về phía Đông Nam Thành phố, địa hình dốc về hai phía: Phía suối Nao Ly và phía sông Kỳ Cùng. Cao độ nền từ 256,5m – 257,0m. Ngoài ra trong khu vực này có rất nhiều vệt trũng và ao hồ, cao độ nền thường thấp hơn 225,5m.

Hình 3. 1. Khu vực thành phố Lạng Sơn

+ Thị trấn Thất Khê và vùng phụ cận

Nằm trong một thung lũng lòng chảo có bề rộng 2km và bề dài 6km thuộc 4 xã Đại Đồng, Hùng Sơn, Đề Thám, Chi Lăng và thị trấn Thất Khê. Bao bọc xung quanh bồn địa hồ cổ đệ tam Thất Khê nay là các vùng núi cao trung bình 300-400m. Đây là bồn địa thấp nhất, nơi hội tụ của các con suối nhỏ từ xung quanh đưa tới và chịu ảnh hưởng nước dồn tới bởi lũ sông Kỳ Cùng. Cánh đồng phẳng, đẹp, ấm áp, lượng mưa trung bình. Đây là bồn địa trong đó có một phần diện tích thấp còn được bồi tụ bởi các trận lũ lớn.

Vùng cánh đồng Thất Khê nằm chủ yếu phần hạ lưu của con sông Bắc Khê là nhánh cấp 1 bên bờ hữu của phần hạ lưu của sông Kỳ Cùng. Trên nhánh Bắc Khê phần thượng nguồn sông dốc, cách cửa ra khoảng 12km sông bắt đầu chảy trên đồng bằng, hệ thống sông nhánh phát triển đều hai bên, và kéo dài gần đến cửa ra.

Hình 3. 2. Vùng đồng bằng ngập lũ Thất Khê- huyện Tràng Định + Thị trấn Lộc Bình

Thị trấn Lộc Bình nằm ở vùng thấp trũng ven sông Kỳ Cùng, địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ trung bình dưới 250m, khu vực thị trấn có 2 con suối nhỏ đối xứng chảy vào dòng sông Kỳ Cùng. Phần phát triển đô thị của Thị trấn chủ yếu bên bờ hữu, cao

và ngắn, phía bờ tả sông thấp và thoải rộng, tuy nhiên chênh lệch cao độ giữa đôi bờ không đáng kể.

Hình 3. 3. Khu vực thị trấn Lộc Bình + Thị trấn Na Sầm

Địa hình thị trấn Na Sầm, phát triển giữa tam giác châu của ba con dòng nước, trong đó dòng sông Kỳ Cùng là chủ đạo, 2 con suối còn lại được phát triển bên bờ hữu Kỳ Cùng. Địa hình ở đây nhỏ và hẹp ba bề là dốc núi. Đô thị của Thị trấn chủ yếu phát triển bên bờ hữu. Cao độ tự nhiên trung bình dưới 200m so với mực nước biển.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) - Đánh giá hiệu quả cắt lũ của hồ Bản Lải, tỉnh Lạng Sơn đến khu vực hạ du (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)