Thiệt hại do lũ trên lưu vực

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) - Đánh giá hiệu quả cắt lũ của hồ Bản Lải, tỉnh Lạng Sơn đến khu vực hạ du (Trang 43 - 48)

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THỦY VĂN THIẾT KẾ

3.1. Hiện trạng ngập lụt trên lưu vực sông Kỳ Cùng

3.1.2. Thiệt hại do lũ trên lưu vực

Trận lũ tháng 8/2003

Do ảnh hưởng của cơn bão số 5, ngày 25/8/2003 gió ở thành phố Lạng Sơn cấp 7, cấp 8, giật cấp 9 đã gây mưa lớn ở tất cả các huyện trong lưu vực. Lũ sông Kỳ Cùng tại trạm thành phố Lạng Sơn lúc 19 giờ ngày 26/8/2003 đỉnh lũ đạt 255,39m, biên độ 7,3m (báo động cấp II). Bão số 5 gây thiệt hại: 1 người chết, 5 nhà bị sập, 87 nhà bị ngập nước, 31 nhà bị tốc mái, 429ha lúa mùa bị ngập nước...gây thiệt hại khoảng 520 triệu đồng.

Trận lũ tháng 9/2008

Do ảnh hương cơn bão số 6 đã gây mưa lớn, xuất hiện lũ lớn trên sông Kỳ Cùng, đỉnh lũ lúc 24h ngày 26/9/2008 đạt mức 257,79m, trên mức báo động 3 là 1,79m, gây ngập lụt trên diện rộng, làm thiệt hại lớn về người và tài sản các huyện trong tỉnh Lạng Sơn.

Theo báo cáo thông kê tổng hợp, thiệt hại về dân sinh kinh tế trên địa bàn tỉnh như sau: + Thiệt hại về người: 25 người chết (19 người do mưa lũ; 06 người do sét đánh) và 26 người bị thương (22 người do mưa lũ; 4 người do sét đánh).

+ Về dân sinh: Nhà bị đổ và hư hỏng: 1530cái; Nhà bị ngập lụt: 10.794cái.

+ Về Nông nghiệp: Lúa bị ngập: 7924ha, trong đó bị mất trắng: 1715 ha; hoa màu bị ảnh hưởng: 3457ha, trong đó: bị mất trắng: 640ha;

+ Về công trình: Giao thông: Sạt lở đất: 589.648m3, Công trình Giao thông bị hư hỏng: 67; Thuỷ lợi: Công trình bị ảnh hưởng: 258công trình, trong đó hư hỏng: 79công trình; kênh mương bị sạt lở: 101.712m.

+ Về điện lực: Cột điện bị đổ và hư hỏng: 327cột.

+ Và nhiều thiệt hại khác về bưu điện, vật tư, vật liệu, gia súc, gia cầm và các tài sản khác.

Ước tính giá trị thiệt hại về vật chất khoảng: 268 tỷ đồng.

Trận lũ tháng 7/2014

Trận lũ này đã gây ngập lụt nghiêm trọng lớn nhất trong lịch sử cho tỉnh Lạng Sơn và một số vùng lân cận. Toàn bộ thị trấn Thất Khê và 6 xã: Đại Đồng, Đề Thám, Hùng Sơn, Khánh Chiến, Quốc Việt, Hùng Việt cùa huyện Tràng Định bị ngập sâu trong nước; một nửa thành phố Lạng Sơn bị ngập úng nhiều khu vực bị cô lập do đường giao thông không đi lại được; nhiều đoạn trên các tuyến đường quốc lộ 1B, 4A, 4B, các tuyến đường tỉnh, huyện nội thị bị ngập. Trong hai ngày 19 và 20/7, mưa to lũ lớn trên lưu vực sông Kỳ Cùng mực nước vượt báo động III (mới) là 89cm, hạ lưu sông Kỳ Cùng toàn bộ thị trấn Thất Khê và 6 xã của huyện Tràng Định bị ngập sâu trong nước.

Một nửa thành phố Lạng Sơn chìm trong biển nước, nhiều khu vực bị cô lập. Giới chức địa phương đã tổ chức di dời, sơ tán hơn 5.000 hộ dân và di dời trên 1.300 quầy hàng tại khu chợ Giếng Vuông, chợ Đông Kinh...

Theo Cổng Thông tin điện tử Lạng Sơn, mưa lũ đã khiến 4 người chết, hai người mất tích. Trong đó, trên 8.500nhà bị ngập nước, gồm bị hư hỏng nặng và sập đổ hoàn toàn khoảng 700 nhà. Ngoài ra còn có 5.600 ha lúa (chuẩn bị gặt) bị ngập, trong đó mất trắng 2.300 ha; 112 trụ sở các cơ quan, trường học, bệnh viện, trạm y tế xã bị ngập, hư

úng, chia cắt nặng; 9 tuyến đường tỉnh bị chia cắt hoàn toàn, Ngoài ra nhiều công trình thủy lợi, cấp nước bị hư hỏng; cột điện cao thể gãy đổ. Ước tính thiệt hại về vật chất khoảng 460 tỷ đồng.

Một số hình ảnh mưa lúc nhấn chìm nhà cửa, tài sản và hoa màu của nhân dân sau cơn bão số 2 (bão Rammasun - Thần Sấm)- Nguồn Internet.

Hình 3. 5. Nước sông Kỳ Cùng tại thành phố Lạng Sơn đã vượt báo động III sau cơn bão số 2 (bão Rammasun - Thần Sấm).

Qua thực tế điều tra lũ năm 2008 và 2014 xác định các khu trọng điểm ngập lụt của thành phố Lạng Sơn cụ thể:

 Phường Chi Lăng: Khối Cửa Bắc; Ven suối Chùa Tiên; Khu vực đường Trần Nhật Duật khối Cửa Bắc; Cầu Phố Thổ (Cầu Thụ Phụ); Dọc phía đông đường Hùng Vương khối Hoàng Hoa Thám; Khu vực cầu Văn Miếu thuộc khối Văn Miếu; Khối Hoàng Hoa Thám; Khu vực cầu Ba Toa Trần Thánh Tông; Dọc phía bắc Trần Hưng Đạo; Khu vực ven sông Kỳ Cùng khối Trần Quang Khải 1 và Trần Quang Khải 2.

 Phường Hoàng Văn Thụ: (Khu thấp đường Bắc Sơn khối 1 và khối 4; chợ Giếng Vuông); Khu vực thấp đường Phan Đình Phùng;

 Phường Tam Thanh: Khu phố Muối, phố Hoà Bình; Ngõ 1+2 khối 1 đường Tam Thanh; Ngõ 4 phố Muối; Ngõ 3 Bến Bắc khối 9; Ngõ 5 Bến Bắc khối 10; Đường Ngô Thì Sĩ khối 6+11; Đường Nhị Thanh khối 9+10;

 Phường Đông Kinh: Khu vực sát bờ sông dọc đường Nguyễn Du thuộc khối 1, 2, 3;

Khu vực Khòn Sình khối 4, Khòn Lải khối 3 và 4; Thác Mạ khối 5;

 Xã Mai Pha: Khu vực sân bay Mai Pha; Khu thấp thôn Khòn Khuyên và Khòn Phổ;

 Phường Vĩnh Trại: Khu vực Chợ Bờ sông (Bến xe chợ Đông Kinh).

Vùng ngập trọng điểm Thị trấn Thất Khê và phụ cận

Toàn bộ thị trấn Thất Khê và 6 xã: Đại Đồng, Đề Thám, Hùng Sơn, Khánh Chiến, Quốc Việt, Hùng Việt của huyện Tràng Định bị ngập sâu trong nước

Bảng 3. 1. Tổng hợp thiệt hại lũ lụt trên lưu vực sông Kỳ Cùng những năm gần đây

TT

Loại thiệt hại

Hạng mục Đơn vị tính

Số lượng

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

1 Người

Số người chết người 19 2 3 6 16

Số người mất tích người

Số người bị thương người 22 1 6

2

Nhà và tài

sản

Nhà sập đổ, cuốn

trôi cái 425 15 4 2 12 58 735

Nhà bị tốc mái, hư

hại cái 1105 17 570 27 2175 3195 1634

Nhà bị ngập nước cái 10794 261 6 239 68 447 8500

Công trình phụ hư

hỏng cái 2

Trụ sở cơ quan bị

sập đổ, cuốn trôi cái 38

Chợ, nhà văn hóa, trung tâm thương mại bị hư hỏng

cái 1

3 Giáo dục

Số điểm trường bị

ảnh hưởng điểm

trường 1 16 54

Phòng học bị sập

đổ,cuốn trôi phòng 2

Phòng học bị tốc

mái, hư hại phòng 52

Phòng học ngập

nước phòng

Bàn ghế bị thiệt hại bộ 6

Số học sinh, sinh

viên phải nghỉ học người 388

4 Y tế

Số BV,T.tâm Y

tế;trạm xá bị AH điểm 1 20

Số phòng bị sập đổ,

cuốn trôi phòng 1

TT Loại thiệt hại

Hạng mục Đơn vị tính

Số lượng

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Số phòng bị ngập

nước phòng

5

Nông, lâm, thủy sản

Diện tích lúa bị thiệt

hại ha 7924 1863 40,6 140 6640

Trong đó: Mất trắng

(trên 70%) ha 1715 40 18 179,5 3400

Giảm sản lượng (từ

30% đến 70%) ha 5 1692

Lúa bị ngập ha 21 804

Lúa bị đổ ha 1302

Diện tích hoa, rau

màu bị thiệt hại ha 3457 435 24,9 1079 3 3800

Trong đó: Mất trắng

(trên 70%) ha 640 148 3 3

Giảm sản lượng (từ

30% đến 70%) ha 363

Diện tích cây ăn quả tập trung bị thiệt hại

ha 15 35

Diện tích cây lâm

nghiệp bị gãy đổ ha 1701 20000

Sản lượng thóc,

giống bị cuốn trôi kg 760

Đại gia súc bị chết con 2 11

Tiểu gia súc bị chết con 1 20

Gia cầm bị chết con 170 3 500 3500

Phân bón ngập úng tấn 50 180

Diện tích nuôi trồng thuỷ, hải sản bị thiệt hại

ha 10 0,3 3

6 Thủy lợi

Công trình thủy lợi bị thiệt hại

công

trình 79 8 1 125

Kênh mương thiệt

hại m 101712 15 7628

Trạm bơm bị thiệt

hại 14 24

Công trình nước

sinh hoạt bị hư hỏng 30

Cầu, cống bị thiệt

hại cái 1 5 1 4

7 Giao thông

Đường quốc lộ, tỉnh

lộ bị thiệt hại

Chiều dài sạt lở,

cuốn trôi, hư hại m 230 4407

Chiều dài bị ngập m 7

Khối lượng đất, đá,

bê tông m3 589648 8700 16260 14000 80200 48392 140000

Xói lở mặt đường m3 8720

Đường giao thông nông thôn bị thiệt hại

Chiều dài sạt lở,

cuốn trôi m 33 3520

TT

Loại thiệt hại

Hạng mục Đơn vị tính

Số lượng

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Chiều dài bị ngập m 35

Khối lượng đất m3 200

Khối lượng đá, bê

tông m3 11400

8 Điện

Cột điện bị đổ gãy 327 329

Trong đó: Trung và

cao thế cái 6

Hạ thế cái 7 245

Dây điện bị đứt 6740

Trong đó: Trung và

cao thế m 500

Hạ thế m 3300 8720

Quả sứ bị hỏng quả 28 63

Trạm biến áp bị

thiệt hại cái 227

Máy biến áp bị thiệt

hại, cháy cái 1

Công tơ điện và thiết bị phụ trợ bị hư hỏng

công tơ 1319

Máy móc bị thiệt

hại cái 30 6

Các thiệt hại

khác(*) tr đồng

Tổng thiệt

hại Tổng thiệt hại bằng

tiền mặt Tỷ đồng 268 45,14 2,6 10,7 28 55 628

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) - Đánh giá hiệu quả cắt lũ của hồ Bản Lải, tỉnh Lạng Sơn đến khu vực hạ du (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)