1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tà
3.3.2.6 Đánh giá thực tế độphóng xạ của một số vật liệu xây dựng
Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về độ phóng xạ của các vật liệu xây dựng. Nói chung, các vật liệu xây dựng thông thường như gạch, xi măng, bê tông cốt thép, … có độ phóng xạ dưới tiêu chuẩn cho phép.
Vật liệu xây dựng có độ phóng xạ cao là xỉ than, tro than (chất thải của các lò đốt bằng than đá), thạch cao phospho (chất thải trong công nghiệp hoá chất sản xuất acid sulfurit), bùn đỏ (chất thải trong nhà máy sản xuất oxit nhôm từ quặng
bauxite), quặng thải từ mỏ urani. Riêng đối với xỉ than, công trình của các tác giả Hungary cho thấy độ phóng xạ của nó khá cao so với mức cho phép (Iγ = 0,8 – 9,9).
Hai loại vật liệu được nghiên cứu khá chi tiết là đá granite và gạch tráng men. Tuy một số mẫu thí nghiệm cho thấy hoạt độ phóng xạ cao hơn mức cho phép nếu sử dụng mô hình tính toán của ngôi nhà tiêu chuẩn nhưng chúng là vật liệu lát bề mặt nên sẽ không vượt quá giới hạn Iγ ≤ 6. Ví dụ công trình thống kê được 137 mẫu đá granite đã khảo sát ở một số nước, trong đó 23 mẫu có hoạt độ cao nhưng chỉ số Iγ = 0,9 – 1,57 còn khá bé so với tiêu chuẩn Iγ = 6. Công trình nghiên cứu gạch tráng men của một số tỉnh Trung Quốc nhưng tất cả các mẫu đều không vượt quá tiêu chuẩn của Trung Quốc về Iγ và Iα .
Ở Việt Nam, tuy chưa thống kê được các công trình nghiên cứu về phóng xạ tự nhiên trong vật liệu xây dựng và cũng chưa có tiêu chuẩn an toàn bức xạ đối với vật liệu xây dựng. Năm 2006, đã có công bố trong tạp chí Radiation Protection Dosimetry công trình đo hoạt độ phóng xạ tự nhiên của 106 mẫu đất bề mặt đồng bằng Nam Bộ. Nếu coi đất là nguyên liệu chính sản xuất gạch xây nhà ở đồng bằng Nam Bộ các chỉ số hoạt độ của đất là Iγ = 0,06 - 0,69 và Iα = 0,03 - 0,30 tức là dưới mức cho phép của các nước trên thế giới. Như vậy có thể nói là dùng gạch ở đồng bằng Nam Bộ để xây nhà thì bảo đảm an toàn bức xạ.
Những thông tin cho ta biết giới hạn của tác nhân có thể gây ra phóng xạ, và mẫu bê tông polymer với hàm lượng 75% hạt Nix đã được gởi tới Viện nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt phân tích ba chỉ số radi-226, thori-232 và kali-40 và kết quả phân tích theo bảng 3.5:
Bảng 3.5: Chỉ số hoạt độ của vật liệu bê tông polymer có 75% Nix Tên mẫu Ra-226(Bq/kg) Ra-226(Bq/kg) Ra-226(Bq/kg) Ghi chú
Bê tông polymer
Theo bảng 3.3 ta lấy tiêu chuẩn chỉ số hoạt độ chiếu ngoài Iγ và chiếu trong Iα của Liên Xô cũ:
1 4810 260 370 CRa CTh Ck I (3.5) 1 185 CRa I (3.6)
Thay các chỉ số hoạt độ của vật liệu bê tông polymer mà ta đã phân tích được vào (3.4) và (3.5). Vậy giới hạn chỉ số các hoạt động chiếu ngoài Iγ và chiếu trong Iα của bê tông polymer với 75% hạt Nix là:
Iγ = 0,128 - 0,153 ≤ 1 Iα = 0,05 - 0,06 ≤ 1
Các chỉ số hoạt độ của bê tông polymer Iγ = 0,128 - 0,153 và Iα = 0,05 - 0,06 tức là dưới mức cho phép của các nước trên thế giới. Như vậy có thể nói là bê tông polymer bảo đảm an toàn bức xạ.