1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tà
3.3.2.3. Tiêu chuẩn theo chỉ số hoạt độ chiếu ngoài và chiếu trong
Cách phổ biến nhất để đánh giá giới hạn hoạt độ là dựa trên các chỉ số hoạt độ chiếu ngoài Iγ và chiếu trong Iα (Bảng 3.3). Đối với liều chiếu ngoài dùng các giá trị hoạt độ đối với radi-226, thori-232 và kali-40. Đối với liều chiếu trong, do radon-222 chỉ được sinh ra từ radi-226 nên giới hạn liều chiếu trong được xác định qua hoạt độ riêng của radi-226. Trong bảng 1 dẫn ra một số công thức tính chỉ số hoạt độ chiếu ngoài Iγ và chiếu trong Iα. Giới hạn cực đại của các chỉ số này là Iγ ≤ 1 và Iα ≤ 1. Các công thức đối với chỉ số Iγ gần giống nhau nhưng giới hạn Iγ ≤ 1 ứng với giới hạn liều hiệu dụng chiếu ngoài thay đổi từ 0,8 mSv/năm đến 2 mSv/năm.
Bảng 3.3: Giới hạn của các chỉ số hoạt độ chiếu ngoài Iγ và chiếu trong Iα.
Ví dụ với các giá trị trung bình trên thế giới của hoạt độ vật liệu xây dựng CRa= 50 Bq/kg, CTh = 50 Bq/kg và CK = 500 Bq/kg thì, theo tiêu chuẩn của Liên Xô cũ và Đông Đức cũ, ta có Iγ = 0,43 và Iα = 0,27. Như vậy dùng vật liệu xây dựng có hoạt độ phóng xạ trung bình trên thế giới để xây dựng nhà thì bảo đảm an toàn bức xạ.
Một đại lượng cũng thường được sử dụng, là biến điệu của chỉ số hoạt độ chiếu ngoài Iγ , đó là hoạt độ tương đương radi.
K Th Ra k Th Ra eq x C C C C C C Ra ) 1,43 0.077 4810 260 370 ( 370 (3.4)
Giới hạn trên của Raeq là 370 Bq/kg. Với vật liệu xây dựng có giá trị trung bình trên thế giới như nêu trên thì Raeq = 160 Bq/kg.