1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tà
3.3.2.4. Tiêu chuẩn đối với vật liệu khối và vật liệu lát bề mặt
Hai cách xây dựng tiêu chuẩn nói trên đều xuất phát từ mô hình nhà chuẩn, là mô hình an toàn nhất về phương diện an toàn bức xạ. Tuy nhiên có hai vấn đề cần xem xét.
- Thứ nhất là vật liệu xây dựng trong nhà được phân thành hai loại, gồm vật liệu khối tức là vật liệu của cả bức tường hay trần nhà, như bê tông, gạch, xỉ than, … và vật liệu mỏng dùng để lát nền và tường như gạch tráng men, đá ốp lát, …
- Thứ hai là ngôi nhà thực không giống ngôi nhà chuẩn, nghĩa các bức tường không phải dày vô hạn mà chỉ dày khoảng 20 cm.
Do hai lý do này, nếu một loại vật liệu xây dựng nào có liều hiệu dụng chiếu ngoài hoặc chỉ số hoạt độ chiếu ngoài cao hơn giới hạn thì phải xét tình huống cụ thể đó. Ví dụ khi đo đạc độ phóng xạ của mẫu đá granite lát nền nhà ở Đài Loan người ta nhận được chỉ số hoạt độ Iγ = 1,57, tức là lớn gấp 1,57 lần mức cho phép. Người ta đã tiến hành tính toán cho một phòng với kích thước 6 m × 4 m × 3 m với tường dày 20 cm và nền nhà granite dày 2 cm, khi đó granite chỉ chiếm 2,2% trọng lượng vật liệu xây dựng, thì nhận được Iγ = 0,38. Nếu tăng hoạt độ của granite lên 10 lần thì Iγ = 0,62, vẫn dưới mức cho phép. Người ta cũng tiến hành đo liều gamma trong 85 ngôi nhà ở Đài Loan có sử dụng granite thì thấy suất liều nằm trong khoảng 0,04 -0,16 µSv/h, tức là không khác suất liều trong các nhà không sử dụng granite . Tính toán với một số mô hình, người ta đưa tới tiêu chuẩn đối với chỉ số Iγ được nêu ở bảng 3.4.
Bảng 3.4: Tiêu chuẩn Iγ với các loại vật liệu
Tiêu chuẩn liều 0,3 mSv/năm 1 mSv/năm
Vật liệu khối, chẳng hạn
như gạch I 0,5 I 1
Vật liệu lát nền, lát tường I 0,2 I 6