Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC GIA ĐÌNH VÀ GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO
1.2. Gia đình Công giáo
1.2.3. Giá trị của gia đình người Công giáo
“Gia đình đặt nền tảng trên sự lựa chọn tự do của hai vợ chồng muốn kết hợp với nhau trong hôn nhân, đồng thời trên sự tôn trọng ý nghĩa và các giá trị của định chế này, một định chế không tuỳ thuộc con người mà tuỳ thuộc chính Thiên Chúa: vì ích lợi của vợ chồng và con cái, cũng như vì ích lợi của xã hội, dây liên kết linh thiêng này không còn tuỳ thuộc một mình quyết định của con người nữa. Chính Thiên Chúa là tác giả của cuộc hôn nhân; Ngài đã ban cho hôn nhân những ơn ích và mục tiêu khác nhau” [12, tr.36]. Do vậy, giá trị của các tôn giáo có thể có những điểm giống so với các giá trị văn hóa. Điều này thể hiện rõ hơn ở các quốc gia có hệ tư tưởng tôn giáo đóng vai trò quyết định và chỉ đạo cũng như chi phối toàn xã hội. Ở đó mối quan hệ giữa tôn giáo và văn hóa ngày càng được đưa lên cao. Từ khi du nhập vào Việt Nam, đạo Công giáo đã phải trải qua nhiều sóng gió, với tinh thần hòa nhập của những lớp thế hệ người Công giáo, tổ chức tôn giáo này đã tiến tới hội nhập được với văn hóa dân tộc và càng ngày càng khẳng định được vai trò và những giá trị của đạo Công giáo. Với một hệ thống tổ chức chặt chẽ từ trên xuống dưới, những đạo luật, giáo lý nghiêm ngặt của Công giáo, đã xây dựng nên một luồng sáng sức sống mới cho những người theo đạo Công giáo ở Việt Nam. Đặc biệt nổi bật nhất của đạo Công Giáo Việt Nam đó là về giá trị gia đình. Chúng ta có thể kể tới các giá trị sau của một gia đình Công giáo ở Việt Nam:
Một là giá trị bền vững của gia đình: một trong những đặc trưng cơ bản
khác nhau như vợ chồng ít li dị, biết hòa giải, biết kiềm chế và thông cảm lẫn nhau… Sở dĩ có được giá trị bền vững của gia đình Công giáo ở Việt Nam bởi vì nó được hình thành trên những nền tảng: Thứ nhất,gia đình xây dựng trên cơ sở tình yêu chung thủy, ngay từ đầu Thiên chúa đã ấn định mục đích của hôn nhân Công giáo là vợ chồng trọn đời yêu thương nhau. Tuy nhiên để duy trì điều đó và để vợ chồng sống với nhau có trách nghiệm suốt đời thì không phải là dễ dàng. Người Công giáo Việt Nam với ý thức kính Chúa họ duy trì sự gắn bó vợ chồng và coi đây như là một ân sủng mà Thiên Chúa ban tặng.
Vì thế vợ chồng phải yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Khi có mâu thuẫn trọng gia đình thì vợ chồng chủ động hòa giải, tránh tạo xung đột. Và đó là lý do tại sao hôn nhân Công giáo Việt Nam ổn định và ít li dị hơn so với hôn nhân người ngoài Công giáo.
Với người Công giáo, gia đình là Hội Thánh tại gia bởi: người tín hữu Kito giáo luôn hướng gia đình mình mô hình Thánh gia Nadarét, tức là đề cao tính Hiếu – Lễ trong gia đình. Mọi người trong gia đình phải cư xử với nhau như ba Đấng trong thánh gia. Cụ thể là người chồng phải yêu thương và phục vụ vợ con như thánh Giuse đã yêu mến và phục vụ Mẹ Maria; người vợ phải yêu thương và săn sóc chồng như Mẹ Maria đã yêu mến và phục vụ thánh Giuse; cha mẹ phải yêu mến và chăm lo cho con cái như thánh Giuse và Mẹ Maria chăm lo phục vụ Chúa Giêsu; con cái trong gia đình phải hiếu kính mẹ cha, biết thờ cha kính mẹ, phụng dưỡng cha mẹ như Chúa Giêsu đã làm đối với Đức Mẹ và thánh Giuse [13, tr.59].
Vì thế trong gia đình Công giáo, con cái được cha mẹ quan tâm đến việc dạy con cái biết chu toàn luật Thiên Chúa, biết giữ gìn và tránh xa tội lỗi, sa đọa. Còn con cái được dạy dỗ từ nhỏ nên biết thực hiện bổn phận của mình là phải tôn kính cha mẹ (lòng hiếu thảo). Đó là cách sống đạo mà con cái luôn thực hiện để noi gương gia đình Thánh gia trong đời sống hàng ngày cũng như trong đời sống đức tin của mình.
Đối với gia đình của người Công giáo, quan hệ vợ chồng đơn nhất và bất khả phân ly. Hôn nhân đơn nhất có nghĩa là hôn nhân được xây dựng trên quan hệ một vợ một chồng. Hôn nhân đợn nhất hoàn toàn khác với hôn nhân đa thê (một chồng kết hợp với nhiều vợ). Còn bất khả phân ly nghĩa là vợ chồng yêu thương nhau trọn đời, và không được bỏ nhau. Giáo hội cho rằng quan hệ hôn hân một vợ một chồng và vợ chồng phải chung thủy với nhau là quy luật của người Công giáo. Ở Việt Nam, vấn đề ly dị, trong những thập niên gần đây đã trở thành một vấn nạn báo động. Cấp độ ly dị đã ra tăng một cách hết sức nhanh chóng với nhiều lý do được đưa ra như là vô sinh, hiếm muộn hay vợ chồng không hợp nhau. Tuy nhiên khi so sánh tỉ lệ ly hôn giữa người Công giáo và người ngoài Công giáo ở Việt Nam thì số vụ ly hôn của người Công giáo vẫn ít hơn rất nhiều.
Hai là, tôn trọng sự sống và yêu thương con người
Tôn trọng sự sống và yêu thương con người là một trong những nguyên tắc đặc trưng căn bản của đạo Công giáo và cũng là mục tiêu cao nhất của văn minh nhân loại. Đạo Công giáo Việt Nam có những quan niệm đúng đắn về vấn đề tôn trọng sự sống và yêu thương con người. Đây chính là cơ sở quan trọng nhất để hình thành nhân sinh quan giàu tính nhân văn của người Công giáo Việt Nam.
Nội dung cơ bản của giá trị tôn trọng sự sống và yêu thương con người của đạo Công giáo Việt Nam đó là vấn đề vợ chồng nghiêm túc về vấn đề tạo sinh. Theo Kinh Thánh, hôn nhân không phải là một quan hệ thuần túy của con người mà trước hết nó nằm trong chương trình của Thiên Chúa, khi Ngài dựng lên con người có nam có nữ, và gọi: “hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều cho đầy mặt đất và thống trị mặt đất” [St 1,28]. Mục đích của hôn nhân là vợ chồng trọn đời yêu thương nhau và sinh sản con cái. Con cái chỉ được sinh ra khi bố mẹ chúng đã thực hiện bí tích hôn phối trước mặt Thiên Chúa và làm lễ ở nhà thờ. Thông qua bí tích hôn nhân, vợ chồng liên kết với nhau
hợp,loài người không được phân ly”. [Mt 19, 6]. Chính vì thế mục tiêu căn bản nhất của gia đình là phục vụ sự sống, là thực hiện bằng việc thông truyền hình ảnh Thiên Chúa từ người này sang người khác trong hoạt động truyền sinh. Con cái ra đời là kết quả và là dấu chỉ của tình yêu vợ chồng, là minh chứng sống động cho sự trao hiến trọn vẹn cho nhau giữa một người nam và một người nữ chỉ trong tình yêu của vợ chồng, thông qua hôn nhân và gia đình, sự sống mới được hình thành.
Để đưa ra những giáo huấn về tình dục trong hôn nhân và việc sử dụng những phương pháp mới về kế hoạch hóa gia đình. Trong đó, giáo hội nhấn mạnh về việc tôn trọng sự sống và sẵn sàng mở lối cho sự sống mới. Và, để tôn trọng sự sống cũng như đảm bảo tính toàn vẹn của sự sống, Giáo hội kịch liệt lên án các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, trong đó có việc tránh thai và phá thai. Cộng đồng Vaticanô II cho rằng: “ Thiên Chúa là Chúa sự sống, đã ban cho con người nhiệm vụ cao cả là bảo toàn sự sống, và họ phải chu toàn bổn phận ấy theo cách xứng hợp với con người. Do đó ngay từ lúc thụ thai, sự sống cần được bảo toàn hết sức cẩn thận; phá thai và sát hại thai nhi là tội ác ghê tởm” [9, tr.297-298]. Từ đó theo Giáo hội, mỗi một hành động giao hợp phải khai mở cho sự truyền sinh. Việc dùng các phương pháp nhân tạo đề ngừa thai bị Giáo hội kịch liệt lên án vì như thế được coi là can thiệp thiếp vào công trình của đấng tác tạo hôn nhân và vi phạm đến giá trị con người.
Ba là, gia đình là chủ thể tích cực tham gia vào đời sống xã hội
Từ sau cộng đồng Vaticanô II (1962-1965), với tinh thần canh tân, nhập thế, Công giáo Việt Nam rất tích cực trong quá trình hội nhập với văn hóa dân tộc. “Bắt đầu dấy lên hoạt động “Việt hóa đạo”, nghĩa là mến đạo Tây thành đạo Ta” [2, tr.287]. Từ đây, giáo hội Công giáo Việt Nam gia tăng các hoạt động tuyên truyền, vận động các giáo dân của mình tích cực tham gia các hoạt động xã hội, sinh sống hòa đồng với xã hội để xóa bỏ rào ngăn cách tâm lí dè dặt của giáo dân.
Gia đình và xã hội có mối quan hệ biên chứng, chặt chẽ: gia đình là nguồn gốc, nền tảng của xã hội, là tế bào đầu tiên và sống động của xã hội, không ngừng tiếp sức cho xã hội bằng việc phục vụ sự sống. Chính từ gia đình mà các công dân được sinh ra và được nuôi dạy. Vì vậy, gia đình phải là trường học đầu tiên về các nhận thức xã hội. Còn xã hội lại tạo ra những cơ chế, điều kiện để gia đình phát triển. Đây là một quan niệm đúng đắn, phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về mối quan hệ giữa gia đình và xã hội.
Như vậy, quan niệm cho rằng gia đình là chủ thể tích cực tham gia vào đời sống xã hội của Công giáo Việt Nam là một quan niệm đúng đắn, phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay. Quan niệm này cũng có sự thống nhất với tư tưởng của Nho giáo khi cho rằng “tu thân tề gia, trị quốc, bình hiên hạ”, tức là việc tu thân trước hết bắt đầu từ gia đình, với truyền thống văn hóa gia đình và sau đó là với môi trường xã hội, với truyền thống văn hóa dân tộc. Bằng cách ấy, gia đình làm nên cái nôi và là phương tiện hiện hữu nhất để nhân bản hóa hoàn cảnh xã hội.
Tiểu kết chương 1
Trong mỗi người dân Công giáo luôn quan niệm Thiên Chúa là người đầy quyền uy và tràn đầy tình yêu thương nhân loại, sẽ giúp họ thoát khỏ những sự khổ đau và cám dỗ của ngoài xã hội đã in sâu trong tiềm thức của họ tạo nên những giá trị đặc sắc và riêng biệt của đạo Công giáo mà nổi bật nhất đó là những giá trị về hôn nhân và gia đình. Gia đình Công giáo thực sự đặc biệt coi trọng lối sống trung thủy, và luôn lấy gương gia đình Thánh Gia để noi gương và dạy dỗ con trẻ trở thành môn đệ đi theo Chúa. Bên cạnh đó gia đình Công giáo có sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trên nền tảng của tình yêu cha mẹ, tạo thành một gia đình đoàn kết, yêu thương và là ngôi trường đầu tiên giáo dục và hình thành nên đạo đức phẩm chất của con trẻ.
Không chỉ vậy, người Công giáo luôn ý thức được việc phát huy, bảo tồn các giá trị văn hóa đạo đức tôn giáo cũng như giá trị văn hóa của dân tộc người Việt Nam ta. Người Công giáo Việt Nam có được những đức tính tốt đẹp trước hết được thể hiện ở chỗ mỗi một gia đình giáo dân là một Hội Thánh tại gia. Với một đức tin vô cùng to lớn và một đời sống đạo trọn vẹn nghĩa tình.
Họ còn đặc biệt coi trọng vấn đề giáo dục gia đình. Coi sự giáo dục trong mỗi gia đình là nền tảng để cho việc phát triển Giáo hội ngày càng đi lên và được củng cố, phát triển. Gia đình Công giáo chính là trường học đầu tiên cho con em mình vì được xây dựng dựa trên đức tin của đạo Công giáo và phát triển giáo dục con cái sống sao cho tốt đời đẹp đạo. Ngoài ra gia đình còn hướng con trẻ đến nền giáo dục toàn diện về đức tin tín ngưỡng, về trí tuệ, giáo dục thêm về giới tính, tình yêu để con trẻ vững bước hơn cho tương lai sau này.
Nhờ những giá trị tốt đẹp của hôn nhân và gia đình Công giáo chúng ta đã phân tích và tìm hiểu ở trên, phần nào đó đã làm tăng sự phong phú trong đời sống và văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam.
Chương 2