Chương 2: VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG GIÁO DỤC GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.2. Nội dung cơ bản trong giáo dục gia đình của người Công giáo
2.1.5. Giáo dục giới tính, tình yêu và hôn nhân
"Giáo dục giới tính được xem là một trong những vấn đề khó nhất của khoa học giáo dục" [8, tr.46] và đối với nền giáo dục của gia đình người Công giáo cũng vậy, theo quan điểm cá nhân tác giả là một người giáo dân thì giáo dục giới tính ở gia đình người không giáo không được chú trọng và được cha mẹ nói về vấn đề này rất ít. Khía cạnh giáo dục giới tính cần đưa vào trong vấn đề giáo dục gia đình.
Giáo dục giới tính là một bộ phận khăng khít của giáo dục nhân cách, có ý nghĩa quan trọng trong sự hình thành đạo đức đối với người chưa trưởng thành. Có thể hiểu giáo dục giới tính là hệ thống các biện pháp tâm sinh lý
nhằm giáo dục thế hệ trẻ có thái độ đúng đắn đối với các vấn đề giới tính. Sự phát triển giới tính của trẻ chưa thành niên là sự phát triển tất yếu theo quy luật bình thường của tạo hóa. Tuổi chưa thành niên có những biến đổi đặc thù về sinh lý và đi theo nó là những biến đổi đặc thù về tâm lý. Những biến đổi đó có thể coi là bước ngoặt, bước bứt phá về giới tính, đưa các em ra khỏi thế giới tuổi thơ để bước vào thế giới người lớn.
Vì thế, công đồng Vatican II đã đề nghị cung cấp cho các trẻ em và các bạn trẻ “một nền giáo dục giới tính tích cực và thận trọng”. Gần đây tông huấn về gia đình của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô cũng đề nghị cha mẹ phải cung cấp cho con một nền giáo dục giới tính “tế nhị và rõ ràng” trong khung cảnh tình yêu thương của tổ ấm gia đình [16, tr.37].
Trước hết, Tuyên ngôn về Giáo dục Công giáo đưa ra nguyên tắc là giáo dục giới tính phải “tích cực” và “thận trọng” [16, tr.5]. Tích cực có nghĩa là không chỉ dừng lại ở sự cấm đoán, phòng ngừa, mà hướng tới sự hiểu biết giá trị đích thực của tính dục và thành toàn nhân cách; lưu tâm áp dụng những thành tựu về sư phạm, tâm lý và giáo dục để giúp các em trưởng thành cách quân bình và toàn diện, đồng thời, điều hướng nguồn năng lượng dồi dào của các em tới việc dấn thân cho những giá trị cao đẹp. Thận trọng là phải “phù hợp với cá tính của từng phái tính”, phải phù hợp lứa tuổi, đúng thời đúng lúc, đúng nơi đúng chỗ, là giúp các em biết theo lương tâm ngay thẳng mà nhận định và tự chủ trước những trào lưu hỗn loạn về tính dục.
Tông huấn giáo dục về gia đình đề nghị cha mẹ phải cung cấp cho con cái mình một nền giáo dục giới tính “tế nhị và rõ ràng” trong khung cảnh tình yêu trao hiến của tổ ấm gia đình [6, tr.31]. Trước hết, việc giáo dục này cần tế nhị, nghĩa là diễn ra trong bầu khí yêu thương và khiết tịnh. Các em cần được cha mẹ dạy dỗ về sự những giá trị thiết yếu của đời người, nhất là vun đắp tình yêu đích thực, tình yêu dệt bằng mối quan tâm chân thành và vô vị lợi đối với tha nhân. Tình yêu dâng hiến cách quảng đại và trong sáng đó sẽ giúp con
ích kỉ. Để làm được điều này, ngoài gương sáng yêu thương và hi sinh, cha mẹ cũng cần hướng dẫn chu đáo cho con cái mình cũng như tại các trung tâm giáo dục được họ chọn lựa và kiểm soát con cái mình hơn về tính dục.
Thứ đến, việc giáo dục giới tính cũng cần minh bạch, tức là phải gạt bỏ những hình thức thông tin về tính dục đến các quy tắc luân lý có thể dẫn các em đến chỗ đánh mất sự tươi sáng và mở đường cho các tật xấu, để cương quyết nhắm đến một nền văn hóa tính dục rõ ràng cho con trẻ biết và hiểu rõ.
Mục tiêu rõ ràng của giáo dục giới tính là hướng giá trị đạo đức của con trẻ tăng lên cùng với đó là nâng cao ý nghĩa hôn nhân gia đình hơn là các suy nghĩ ham muốn thể xác, tính dục.
Giáo lý cũng đưa ra nguyên tắc của việc giáo dục giới tính là: tôn trọng thân xác và giới tính như là quà tặng của Thiên Chúa, có chức năng trong việc diễn tả sự sống và tình yêu, là thành tố bộc lộc mầu nhiệm con người và góp phần tỏ lộ tình yêu sáng tạo và cứu chuộc của Thiên Chúa [11, tr.21-33].
Bản chất và mục đích của giáo dục giới tính tới con trẻ là giúp chúng hiểu bản chất, vai trò, tầm quan trọng của tính dục cũng như những chỉ dẫn giúp vươn tới sự trưởng thành đích thực trong đời sống tình cảm và giới tính. Mục đích nhắm tới là một sự trưởng thành trong tình yêu, một tình yêu quảng đại vị tha và có trách nhiệm, khi mà “sự vị kỷ bị loại bỏ, tha nhân được đón nhận và yêu mến vì chính bản thân họ, những yếu tố của giới tính được toàn nhập:
sinh lý, tình dục, tình yêu và đức ái” [11, tr.42].
Các phương pháp giáo dục giới tính cho trẻ nhỏ cha mẹ người Công giáo áp dụng vào giáo dục cho con trẻ là: Thứ nhất, dùng phương pháp siêu nhiên: giáo dục con trẻ qua “Lời Chúa, các Bí tích”, cầu nguyện hằng ngày ở các giờ kinh tại nhà thờ. Thứ hai là phương pháp tự nhiên đến từ phía gia đình, cộng đoàn, giáo lý viên, nhà trường, xã hội: giáo dục bằng lời nói, hình ảnh trực tiếp từ cha mẹ, ông bà, giáo viên nhà trường và anh chị giáo lý thông qua những lời răn dạy ở các môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và Giáo hội. Đặc biệt là vai trò của gia đình bằng cách sử dụng những phowng tiện
truyền thông cần được lưu ý hơn cả. Bởi giáo dục giới tính cần có nội dung phù hợp với từng lứa tuổi, mức độ hiểu biết của các em, cũng như cần phải đảm bảo tính kế tục của giáo dục giới tính. Những người làm công tác giáo dục giới tính (cha mẹ, cán bộ y tế, các nhà sư phạm) phải có quan điểm thống nhất về các vấn đề thuộc về giáo dục giới tính theo từng độ tuổi của con trẻ và phải gắn chặt với hệ thống chung của công tác giáo dục đạo đức từ gia đình và nhà trường, Giáo hội.