Vai trò giáo dục gia đình của người Công giáo

Một phần của tài liệu Giáo dục gia đình của người công giáo ở việt nam hiện nay​ (Trang 31 - 36)

Chương 2: VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG GIÁO DỤC GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Vai trò giáo dục gia đình của người Công giáo

Vai trò của giáo dục trong đời sống gia đình Kito hữu luôn được Thánh Công Ðồng lưu ý và quan tâm đặc biệt. Quả thực, với điều kiện hiện tại của xã hội thì việc giáo dục thanh thiếu niên trở nên ngày một dễ dàng và nhưng cũng đầy khó khăn hơn. Bởi đó khắp nơi đều cố gắng đẩy mạnh công cuộc giáo dục mỗi ngày một hơn. Người ta thừa nhận những quyền lợi căn bản liên hệ đến việc giáo dục của con người nhất là của trẻ em và cha mẹ. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực lớn lao để đem lại những phương pháp giáo dục con trẻ đến các bậc cha mẹ nhưng vẫn còn rất nhiều trẻ em và thanh thiếu niên chưa được hưởng sự giáo dục căn bản để phát huy sốt sắng sự tín đạo trong đời sống đức tin và bác ái.

Mọi Kitô hữu, nhờ việc tái sinh bởi nước và Thánh Thần, đã trở nên những tạo vật mới được gọi là con Thiên Chúa và quả thực như thế, nên mỗi một tín hữu nhỏ ra đời đều có quyền hưởng một nền giáo dục Kitô giáo. Nền giáo dục này không chỉ nhằm giúp con người được trưởng thành như vừa trình bày, nhưng cốt yếu là nhằm giúp những người đã rửa tội ngày càng ý thức hơn về hồng ân Ðức Tin đã nhận lãnh trong khi họ được hứơng dẫn để dần dần hiểu biết mầu nhiệm cứu rỗi. Nền giáo dục ấy còn giúp họ biết cách thờ phượng Thiên Chúa Cha trong tinh thần và chân lý [Gio 4,23], nhất là qua việc cử hành phụng vụ, cũng như giáo dục họ biết sống theo con người mới trong công bình và thánh thiện của chân lý [Ep 4,22-24]. Nhờ vậy họ đạt tới con người hoàn thiện, tới tuổi sung mãn của Chúa Kitô [Ep 4,13] và góp phần vào việc tăng trưởng của Nhiệm Thể. Hơn nữa, vì ý thức được ơn kêu gọi của mình, chính họ phải tập thói quen minh chứng niềm cậy trông của mình [P

2.1.1 Giáo dục gia đình người Công giáo góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ

Cũng như bao gia đình truyền thống khác, giáo dục gia đình người Công giáo cũng góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ từ rất sớm:

Một là, cha mẹ giáo dục con cái đạo đức về tình yêu thương con người và hình thành lối sống có tình có nghĩa, không giết người và không xâm phạm thân thể người khác. Yêu thương con người là một trong những giá trị căn bản của đạo Công giáo. Giá trị này có cơ sở từ Kinh Thánh, từ giáo lý, giáo luật và các văn kiện, tuyên ngôn, hiến chế… Nó được hình thành trong ý thức, quan niệm và lối sống của người Công giáo Việt Nam qua nhiều thế hệ. Trong Kinh Thánh, giá trị của Công giáo được tập chung chủ yếu ở mười điều răn của Thiên Chúa, tựu lại có nội dung là kính Chúa và yêu người. Từ hai nội dung gốc rễ này mà các luân lý dạo đức giàu tính nhân văn của đạo Công giáo được hình hành, trong đó thương yêu con người, không giết nười và không xâm phạm thân thể người khác là một trong những nội dung cực kì quan trọng của tôn trọng sự sống.

Tuy không phải là một học thuyết về đạo đức những triết lý của Kinh Thánh luôn dăn dạy con người phải sống thiện. Một trong Mười điều răn của Kinh Thánh là “không được giết người” [Đnl5, 17]. Đây là quan niệm căn bản nhất để hình thành nên nhân sinh quan tích cực của người Công giáo mà nền tảng của nó là tôn trọng sự sống cũng như Chúa nói với các tông đồ rằng:

“anh em đã nghe luật dạy người xưa rằng: chớ giết người, ai giết người sẽ bị đưa ra tòa” [Mt 5, 21-22]. Lời răn dạy của Giêsu thật đơn giản, dễ hiểu và dễ đi vào lòng người. Đó cũng là phương châm sống được các bậc cha mẹ thường xuyên nhắc nhở con cái của mình phải sống, hành động theo những điều răn của Chúa và Giáo hội.

Với mỗi con người, sự sống là cái quý giá nhất cần được trân trọng và bảo vệ. Đồng thời với việc tôn trọng sự sống của bản thân là phải biết tôn trọng sự

sống của người khác. Vì vậy, đã nhiều lần Chúa đã răn dạy con chiên của mình rằng “ngươi không được giết người” [Xh 20,23], “không được làm chứng rối hại người” [Đnl 5,20] và “ai yêu người thì đã chu toàn lề luật” [Rm 13,8].

Như vậy, yêu thương con người qua việc lối sống có tình có nghĩa, không giết người và không xâm phạm thân thể người khác là một giá trị đạo đức mà dù sống ở bất kì hoàn cảnh nào, xã hội nào, con người cũng cần phải hướng đến. Đây chính là cơ sở quan trọng nhất để Giáo hội kịch liệt phản đối chuyện nạo phá thai, lối sống vô cảm, hành động cố ý giết người hay phát động chiến tranh. Quan điểm này có thể coi là bộ luật về đạo đức của người Công giáo, có giá trị trường tồn được các bậc phụ huynh dặc biệt quan tâm trong giáo dục con cháu tại gia đình.

Hai là, cha mẹ giáo dục con cái có lối sống tích cực, không bi quan chán nản, biết trân trọng bản thân và trân trọng người khác. Đạo Công giáo quan niệm, Thiên Chúa tạo dựng người nam và người nữ theo hình ảnh của Ngài và mời họ vào cộng tác trong công việc truyền sinh sự sống của một hồng ân Thiên Chúa dành cho con người. Sự xuất hiện của con người trên cõi đời này chính là kết quả của tình yêu tự nguyện giữa một người nam và một người nữ qua bí tích hôn nhân và được Thiên Chúa chúc phúc. Không có gì quý bằng sự sống con người vì thế con người cần phải trân trọng sự sống của bản thân mình bằng một lối sống tích cực,nhân đạo, không bi quan, chán nản hay tuyệt vọng dù bất kì ở hoàn cảnh nào.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mà nhịp sống công việc cuốn hút hầu như tất cả mọi người vào guồng quay công việc. Ai cũng bận rộn với kế hoạch mà mình vạch ra và có rất ít thời gian chăm sóc bản thân cũng như những người thân trong gia đình. Con người giống như một cái máy với những trương trình đã được cài đặt sẵn. Sự quá tải và sức ép về công việc khiến cho con người cảm thấy luôn mệt mỏi và cảm thấy cô đơn. Khi gặp khó khăn hay thất bại trong cuộc sống thì chán nat, tuyệt vọng, thậm chí là tìm đến

hồng ân của Thiên Chúa mà coi đó là một sự nguy hiểm cần né tránh hoặc tìm cách kết thúc. Bệnh trầm cảm và lối sống bi quan, tuyệt vọng có xu hướng tăng nhanh trong xã hội hiện đại. Và điều đáng lo ngại những người mắc bệnh này thường là giới trẻ trong xã hội hiện nay.

Trước những lo ngại đó, Giáo hội luôn nhấn mạnh tôn trọng sự sống con người luôn phải đặt lên hàng đầu. Vì vậy các bậc phụ huynh cần phải giáo dục con cái mình để làm sao cho các con hiểu được ý nghĩa của sự sống và những giá trị căn bản của nó. Đây chính là một thách đố lớn lao đang đặt ra cho việc canh tân xã hội trong giai đoạn hiện nay. Chỉ khi nào cảm nhận được ý nghĩa của các giá trị ấy một cách đích thực, con người mới có một lối sống tích cực và giàu tính nhân văn, biết trân trọng bản thân và thương yêu người khác.

Tóm lại, tuy không phải là một học thuyết về đạo đức, nhưng những triết lý của Kinh thánh và những giáo lý, giáo luật của đạo Công giáo luôn hướng con người tới cái thiện. Một trong những giá trị được đặt lên hàng đầu của nhân sinh quan Công giáo là tôn trọng sự sống con người, yêu thương con người và coi gia đình là thánh điện của sự sống.

Thực trạng xã hội hiện nay bên cạnh xu hướng tôn trọng sự sống con người cũng tồn tại một xu hướng đối lập với nó như nạo hút thai, bạo lực xã hội, chiến tranh , khủng bố, buôn bán nội tạng người, bệnh vô cảm và nạn tự tử… Trước thực trạng ấy, Giáo hội luôn bênh vực con người để chống lại những kẻ đe dọa sự sống và làm tổn hại sự sống, đồng thời lên án y học nhân bản vô tính con người hay việc coi con người như một vật thí nghiệm. Do vậy, tôn trọng sự sống và yêu thương con người là một trong những giá trị của đạo Công giáo nói chung và gia đình Công giáo nối riêng, phù hợp với truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và cũng là mục tiêu của văn minh nhân loại.

2.1.2. Duy trì tín ngưỡng tôn giáo, bảo lưu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

Gia đình là môi trường truyền thụ các giá trị văn hóa, đạo đức và tôn giáo. Trong chiếc nôi gia đình ấy, con người được sinh ra và lớn lên. Thông

qua giáo dục gia đình, cha mẹ đã truyền đạt lại các giá trị của đạo mình tới con trẻ từ nhỏ, giúp con trẻ đi theo con đường tín hữu theo Chúa. Đó chính là cách duy trì tín ngưỡng tôn giáo từ thế hệ này sang thế hệ khác của người dân Công giáo. Bên cạnh đó các cha mẹ luôn hướng con em mình tự do tiếp nhận các giá trị văn hóa và trách nghiệm bảo tồn giá trị văn hóa mang bản sắc của dân tộc, nhờ vào việc giáo dục đó mà các giá trị căn bản văn hóa truyền thống được truyền đạt, tiếp thu, bảo tồn và phát triển như: yêu tổ quốc, yêu thương người thân xunh quanh, không chỉ những gia đình truyền thống mà gia đình Công giáo cũng chung tay bảo tồn những giá trị văn hóa vật thể gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia,.. hay các giá trị văn hóa phí vật thể tập tục, lễ hội nghề thủ công truyền thống…

Ngoài ra, trong gia đình Công giáo, người dân tín hữu vẫn duy trì và bảo tồn giá trị văn hóa, tập tục thờ cúng ông bà tổ tiên từ xa xưa. Thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng của người Việt Nam. Sinh hoạt tín ngưỡng này có truyền thống từ xa xưa và khi đạo Công giáo vào Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng bởi truyền thống văn hóa dân tộc. Tuy có những xung đột về văn hóa giữa Công giáo và dân tộc, nhưng sự bám rễ, tồn tại và phát triển của đạo Công giáo ở Việt Nam đã chứng minh sự thích nghi của nó với văn hóa bản địa, nhất là sau Công đồng Vaticanô II. Với người Công giáo Việt Nam, thờ cúng tổ tiên đã trở thành một nếp sống đạo với những sinh hoạt đậm nét, thể hiện qua các dịp baó hiếu với tổ tiên qua cầu nguyện hàng ngày, dịp lễ tết, đám cưới, đám ma. Những sinh hoạt đó đi vào nề nếp và tạo nên bầu không khí sống động trong mỗi gia đình Công giáo. Bên cạnh bàn thờ Chúa, người Công giáo Việt Nam còn thờ tổ tiên, ông bà… đẻ tưởng nhớ cội nguồn những người đã mất, đó là cách mà người dân tín hữu phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn người Việt.

Một phần của tài liệu Giáo dục gia đình của người công giáo ở việt nam hiện nay​ (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w