Chương 2: VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG GIÁO DỤC GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.2. Những vấn đề đặt ra và một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò giáo dục gia đình của người Công giáo ở Việt Nam hiện nay
2.2.1. Những vấn đề đặt ra trong giáo dục gia đình của người Công giáo hiện nay
Hiện nay, trong gia đình người Công giáo luôn luôn đề cao sự giáo dục của cha mẹ tới con trẻ một cách toàn diện, đầy đủ cả về tín ngưỡng tôn giáo đến đời sống xã hội, nhưng khi xã hội ngày càng phát triển với thì hiện đang có những vấn đề nảy sinh trong nền giáo dục gia đình của người Công giáo đáng để chúng ta suy ngẫm và nhìn nhận lại:
Một là,cha mẹ chưa ý thức rõ việc giáo dục đức tin cho con trẻ là cần thiết, dẫn tới niềm tin vào đức tin tôn giáo bị suy giảm ở giới trẻ
Trong thời buổi kinh tế hội nhập, phát triển mạnh mẽ công nghệ 4.0 ngày nay, cuộc sống, công việc cũng như vì ảnh hưởng của xã hội thực dụng và hưởng thụ, nên nhiều cha mẹ chưa ý thức được việc giáo dục đức tin cho con trẻ là cần thiết nên dẫn tới niềm tin vào tôn giáo của giới trẻ ngày bj suy giảm. Các nhà lãnh đạo tôn giáo như cha xứ người tiếp xúc nhiều với giáo dân hiện nay rất lo lắng, trước sự ý thức đạo đức của người trẻ đang sa sút, niềm tin bị khủng hoảng, phải nói là trên đà xuống dốc. Tại các xứ đạo, số người trẻ đi lễ đang giảm sút trầm trọng, nhiều người trẻ ngày nay coi việc đi lễ là một gánh nặng và không có ý nghĩa thiêng liêng đối với đời sống tín ngưỡng của họ nữa; đi vì trách nhiệm mang danh Kitô hữu, hoặc vì ép buộc. Có nhiều
không đi sợ mắc tội chứ không vì niềm tin và lòng mến của họ đối với Chúa.
Họ có mặt ở Nhà thờ nhưng là một bổn phận vì thế họ cố gắng miễn cưỡng chịu đựng và chỉ mong sao giờ lễ mau kết thúc. Họ chẳng quan tâm Thánh lễ đang đến đâu và Chủ tế đang làm gì, chỉ biết có người đi ra là họ nổ máy sớm để mau về nhà. Ngày nay, số người trẻ có mặt tại các lớp giáo lý của các xứ đạo ngày một ít đi. Thay vì đi học giáo lý, các em ở nhà xem truyền hình, lên mạng internet với những niềm vui riêng của cá nhân: chơi game, hoặc lấy xe đi dạo chơi la cà nơi các quán xá. Ngoài ra, phần lớn trẻ em tại các xứ đạo ngày nay chỉ theo học giáo lý là để được lãnh các bí tích bắt buộc, sau khi đã lãnh các bí tích khai tâm thì phần đông các em từ giã luôn môi trường giáo lý.
Mãi cho đến lúc lập gia đình lại vội vàng, học qua loa vài ba tháng để được cưới nhau. Thế nên, kiến thức về giáo lý là nền tảng đức tin Kitô giáo nơi họ rất yếu kém, hầu hết các người trẻ ngày nay không thuộc kinh bổn, không hiểu biết nhiều về đạo.Vậy do đâu mà niềm tin vào Chúa của các bạn trẻ ngày nay lại giảm đến vậy?
Nền tảng đức tin của giới trẻ ngày nay liên quan đến vấn đề giáo dục nền tảng giáo lý đối với mỗi người Công giáo. Đây là yếu tố căn bản nhất, ảnh hưởng nhất đến đời sống Đức Tin của mỗi Kitô hữu. Việc học giáo lý ngày một sa sút, không những ở thành thị mà cả nông thôn.
Riêng về lĩnh vực giáo dục đức tin Kitô giáo cần khẳng định lại rằng:
“Gia đình là tế bào đầu tiên của Giáo hội, là trường dạy đức tin đầu tiên”[17, tr.18]. Thế mà tại các gia đình trẻ ngày nay việc bố mẹ hướng dẫn, dạy dỗ con cái sống đức tin là điều hiếm có. Ngay cả việc thực hành sống đạo trong gia đình, như việc đọc kinh sáng, tối trong gia đình cũng chẳng mấy ai còn giữ.
Quả thật, việc giáo dục đức tin, và ngay cả việc học giáo lý để lãnh nhận các bí tích cần thiết trong đạo của con em nơi các gia đình ngày nay, cũng được phó mặc cho xứ đạo, cho cha xứ, các sơ dạy được gì làm được gì thì làm. Cho nên, khi mà giáo lý không còn là “sơ cấp, căn bản” thì những hiểu biết cơ bản về Đức Tin, về Thiên Chúa bị mờ nhạt như là một hậu quả tất yếu. Vậy nên
khi bước vào một môi trường mới, hoà nhập vào xã hội với đầy rẫy những ngã rẽ hấp dẫn của thế gian, giới trẻ đã không còn giữ được bản thân mình, giữ vững được cái nền tảng của Đức Tin Kitô giáo mà xấu hơn còn đi theo những lời dụ giỗ của kẻ xấu đi theo con đường tà đạo như: Hội thánh Đức Chúa Trời hay một số hội nhóm của đạo Tin Lành, làm xấu đi tính nhân văn của đạo Công giáo.
Ngày hôm nay, một phần đông giới trẻ Công giáo không những quá xem thường giáo lý mà Hội thánh đề ra, mà còn xem đó là một mớ lý thuyết hỗn độn không đáng quan tâm. Trong khi đó, Giáo hội vẫn luôn khẳng định:
“Giáo lý của Hội Thánh Công giáo là một công cụ nâng đỡ Đức Tin, đặc biệt trong môi trường xã hội tục hoá và khoa học kỹ thuật hôm nay”. Như vậy, trong thời kỳ toàn cầu hoá này, chúng ta cần một nền tảng giáo lý vững chắc để có thể đứng vững và làm quy chiếu cho mọi hành động và suy nghĩ trong cuộc sống hằng ngày.
Từ thực trạng ở trên ta đi tìm nguyên nhân dẫn đến giảm sút đức tin của giới trẻ theo đạo Công giáo ngày nay. Trước hết, nguyên nhân đến từ bản thân nội tâm bên trong của các bạn trẻ do ảnh hưởng của các “căn bệnh chủ nghĩa”:
chủ nghĩa thực dụng đang dần ăn sâu vào những người trẻ, để rồi xem thường những giá trị của con người, lương tâm con người bị bán rẻ, đạo đức được đưa ra cân đo đong đếm bằng đồng tiền, thậm chí quyền lực, danh vọng, tiền bạc đã trở nên những ông chủ đích thực quyết định sự “công bằng” cho luân lý và đạo đức của giới trẻ. Bên cạnh đó “chủ nghĩa vị kỉ” khiến người trẻ ngày nay trở nên ích kỷ, thờ ơ, vô cảm với đồng loại, chai lì tình thương với anh em mình, mờ mắt trước nỗi đau của tha nhân, câm lặng trước bạo lực, bất công...
và điều nguy hiểm hơn là vô cảm trước tội lỗi. Hơn nữa, chủ nghĩa tự do (thích làm gì thì làm), chủ nghĩa cá nhân (chỉ biết sống cho mình mà không cần quan tâm đến những người khác), chủ nghĩa hưởng thụ (thích tiêu xài, hưởng lạc thú, thỏa mãn bản thân, tận hưởng sung sướng), chủ nghĩa duy lợi (lợi dụng
trút lên người khác, đánh giá cuộc sống theo những món lợi), chủ nghĩa tương đối (tất cả chỉ là tương đối: con người cũng tương đối thôi, học cũng tương đối thôi, tình yêu cũng chỉ tương đối thôi, Thiên Chúa cũng tương đối thôi, đạo nghĩa cũng tương đối thôi…). Vì thế, mọi giá trị đạo đức phẩm chất con người đang bị xem thường khi chủ nghĩa tương đối đang ăn sâu vào lối nghĩ, cách nhìn của mỗi người. Những yếu tố đó cũng đã thâm nhập vào tâm trí của giới trẻ Công giáo trong lối sống, gặm nhấm những suy nghĩ tích cực dẫn đến niềm tin bị phai nhạt, Đức Tin bị lu mờ.
Nguyên nhân thứ hai đến từ gia đình: “Gia đình là Giáo hội tại gia, là trường học tự nhiên và căn bản trong nền giáo dục Kitô giáo”. Một trong những nguyên nhân dẫn đến giảm sút đức tin ở giới trẻ là do sự giáo dục của gia đình còn quá lỏng lẻo, ít quan tâm tới các em. Vấn đề nhiều gia đình trẻ ngày nay đều gặp phải đó là việc cha mẹ dạy dỗ con cái sống đức tin là điều hiếm có. Việc đọc kinh sáng tối tại các gia đình cũng không được giữ nề nấp như ngày xưa nữa. Cụ thể hơn, việc giáo dục đức tin cho con cái ngày càng
“lỏng lẻo”, phó mặc cho nhà thờ, giáo xứ [17, tr.94]. Có những cha mẹ vì quá nhiều việc nên không có thời gian nghĩ đến Chúa; thậm chí, một số cha mẹ còn không muốn cho con đi học giáo lý mà bắt con đi học thêm hay ở nhà học bài vì lý do bài vở quá nhiều. Cũng có một số cha mẹ cho con đi học giáo lý nhưng chưa thực sự quan tâm con học ra sao, nhiều khi con nói đi học giáo lý nhưng lại trốn đi đến các tụ điểm internet chơi game, đi chơi với bạn bè…
Do gia đình thiếu vắng những nền tảng giáo dục đức tin căn bản như thế, thì khi các em xa nhà và mang trên mình tên gọi sinh viên thì đồng nghĩa với việc phải đi đến một môi trường mới, xa gia đình, làng xóm với một cuộc sống hoàn toàn tự lập. Từ chỗ xung quanh là những người có đạo, gần nhà thờ, bên người thân, được hướng dẫn, thúc đẩy về đời sống thiêng liêng, thì nay bước vào môi trường “đa chiều”, phải sống giữa những bạn bè không cùng tôn giáo, nơi trường học, trong xóm trọ, và xa vắng bóng dáng của những ngôi thánh đường. Hơn thế nữa, môi trường mới dễ làm ta xa Chúa và bị “hoà
tan” trong cả tư tưởng, lối sống khi ngày lại ngày ta tiếp xúc với những người nơi xóm trọ, giảng đường, phố thị... Thật khó để giữ được một Đức Tin mạnh mẽ như những ngày còn bên cha, bên mẹ, bên những người anh em, nơi giáo họ, giáo xứ…
Hai là, giáo dục gia đình người Công giáo hiện nay có sự thiếu liên kết giữa các thành viên trong gia đình.
Ngày nay, nhiều gia đình che mẹ đã quá chú trọng đến việc lo toan cơm áo gạo tiền nên ít quan tâm đến việc giáo dục con cái về đạo đức lẫn đức tin vào tôn giáo, vì vậy mà sợi dây liên kết giữa các thành viên trong gia đình bị lỏng lẻo dẫn tới tình cảm cha mẹ với con cái có chút “nhạt” đi. Gia đình hiện đại phổ biến là có ít con, thu nhập lại tăng lên nên có điều kiện nuôi con tốt hơn; thậm chí sinh ra chiều chuộng con về khía cạnh vật chất. Đồng thời, cha mẹ đi làm suốt ngày, phần lớn ở xa nhà, ít có thời gian ở gần con, săn sóc, theo dõi việc học tập, vui chơi, kết bạn của con nên về việc học phổ thông thì phó mặc cho nhà trường, các đoàn thể cả việc giáo dục văn hóa và xây dựng đạo đức, nhân cách của con, còn học giáo lý thì giao luôn cho nhà thờ, cha xứ và các anh chị giáo lý viên.
Ngoài ra, hiện nay trong gia đình của người Công giáo có sự đứt đoạn trong quan hệ “cha truyền con nối” về tín ngưỡng tôn giáo: thường thì con cái sẽ theo đạo ngay khi vừa mới ra đời như: lãnh nhận bí tích rửa tội, và trở thành một tín đồ Công giáo luôn từ đó, nhưng đến khi con cái lớn khôn, tiếp xúc và va chạm nhiều thì lại sao nhãng việc đi lễ, đến nhà thờ , vì vậy mà niềm tin tôn giáo tín ngưỡng ngày càng giảm. Đối với người làm cha làm mẹ khi biết con mình không còn sốt sắng đến nhà thờ như khi còn ở cùng cha mẹ thì trở lên nóng tính, quát mắng khó chịu, từ đó tình cảm gia đình ngày càng rạn nứt, mong manh hơn. Đồng thời, sự truyền đạt kinh nghiệm sống, các kiến thức giữa các thế hệ trong gia đình cũng diễn ra theo hai chiều: từ cha mẹ đến con cái và ngược lại, từ con cái đến cha mẹ.
Đối với người Công giáo noi gương gia đình Thánh gia nên người cha vẫn luôn được coi trọng nhất. Hiện nay trong gia đình ở các làng quê, uy quyền độc đoán của người cha trong gia đình Công giáo trở lên có phần gia trưởng và cần được dẹp bỏ để tình cảm gia đình khăng khít hơn. Gia đình có người làm chủ thì trật tự kỷ cương sống mới có nề nếp nhưng không nên hiểu lầm là đề cao tự do dân chủ trong gia đình đồng nghĩa với không có người làm chủ nên người cha cần trở lên dịu dàng, khoăn dung hơn để kết nối con cái với cha mẹ để giáo dục con cái dễ dàng hơn.
Ba là, lỗ hổng từ giáo giục giới tính dẫn đến hiện trạng nạo phá thai của giới trẻ Công giáo hiện nay
Với người Công giáo thì vấn đề nạo phá thai là một hành vi giết người đáng lên án mạnh mẽ vì đã phạm tội điều răn thứ năm “Chớ giết người” mà Giáo hội răn dạy. Đúng vậy, hiện nay khi thời đại công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, nhiều gia đình cho phép con trẻ tiếp xúc nhiều với internet mà không giành thời gian nhiều nói chuyện, tâm sự với con về giáo dục giới tính, dẫn tới việc trẻ nhỏ không tự ý thức được việc giáo dục giới tính, dần sẽ tạo cảm giác ngại, tự ti khi nhà trường dạy lý thuyết về sinh học hay tâm sinh lý tuổi mới lớn. Bản thân tác giả cũng là một người Kito – hữu được giáo dục từ đằng sau lũy tre làng nên tự thức về vấn đề giáo dục giới tính của người dân Công giáo hiện chưa có cách khắc phục về tình trạng này. Bản thân con trẻ chưa hiểu được ý nghĩa xã hội của quan hệ qua lại giữa nam và nữ, chưa hiểu tình yêu như một chuyện tình cảm nghiêm túc mà bị ảnh hưởng bởi lối sống vị kỉ, buông thả dẫn tới việc nạo phá thai rất đáng nên án. Cụ thể, Tình trạng phá thai ở tuổi vị thành niên hiện nay đang trở thành thông dụng. Phá thai được thực hiện tại nhiều bệnh viện công, bệnh viện tư và các trung tâm kế hoạch hóa gia đình.
Ngày nay, trong lương tâm nhiều người, nhận thức về tính nghiêm trọng của nạo phá thai đã lu mờ dần. Để quyết định về cái chết của đứa con chưa sinh ra, bên cạnh bà mẹ thường còn có những người khác. Đôi khi đằng
sau lũy tre làng, khi lỡ dại dột làm điều sai trái dẫn đến việc có thai ngoài ý muốn, trước hết là cha của đứa bé chưa có cách nhìn nhận đúng đắn, thiếu trách nghiệm và xúi dục người yêu, vợ mình phá thai vì không có khả năng nuôi nấng. Thường người phụ nữ phải chịu những áp lực mạnh đến nỗi về mặt tâm lý họ cảm thấy bị bắt ép phải đành chịu phá thai - tình trạng này đã và đang gây ra nhiều nhức nhối gây tổn hại đến đời sống hôn nhân gia đình. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhận định: “Trong chiều hướng này, nạn phá thai vượt ra ngoài trách nhiệm của những cá nhân và vượt ra ngoài mối nguy hại tạo ra cho họ, và mang một chiều kích xã hội đặc biệt. Đó là một vết thương trầm trọng nhất cho xã hội và nền văn hóa của nó, gây ra do chính những người mà đáng lý họ phải là kẻ thăng tiến và bảo vệ xã hội... Chúng ta đang đương đầu với cái được gọi là "cơ cấu tội lỗi", nó chống lại sự sống con người chưa được sinh ra” [20, tr.3] Và nguyên nhân chính là do quan niệm phóng túng về tình yêu, về hôn nhân, về lối sống mà những giá trị và vẻ đẹp của đời sống hôn nhân, của hạnh phúc gia đình đang bị bóp méo và làm cho lệch lạc đi rất nhiều. Đây chính là lỗ hổng của giáo dục gia đình về giới tính.
Chính vì muốn bảo vệ sự sống cho những sinh mạng bé nhỏ, Công Đồng Vatican II đã lên án sự phá thai rất nghiêm khắc: “vậy sự sống phải được bảo vệ với một chăm sóc tột độ từ lúc thụ thai: việc phá thai và giết trẻ sơ sinh là những tội ác.” [20, tr.15].
Nhìn vào vấn đề trên ta nhận thấy tầm quan trọng của giáo dục giới tính trong gia đình rất quan trọng. Giáo dục gia đình giúp trẻ có bước đầu nhận biết về giới tính, cách bảo vệ bản thân khỏi những cám dỗ thể xác rồi tiếp diễn vấn nạn phá thai khi gặp phải tình trạng mang thai ngoài ý muốn.
2.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò giáo dục gia đình của người Công giáo
Đối với thực trạng của giới trẻ về đời sống đức tin cũng như sự mất liên kết chặt chẽ của các thành viên trong gia đình với điều kiện xã hội hiện