Mối liên hệ giữa quan niệm về cái chết của Phật giáo và phong tục

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phật giáo trong phong tục tang ma tại thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh​ (Trang 21 - 24)

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ NGHI LỄ

1.2 Mối liên hệ giữa quan niệm về cái chết của Phật giáo và phong tục

Trong y học, chết là giai đoạn cuối cùng của sự sống. Cái chết có thể được chia làm hai loại: chết lâm sàng và chết thật (khi các mô không còn hoạt động được nữa và bắt đầu phân hủy). Theo quan niệm của Phật giáo, sống chết là lẽ thường nhiên. Trong Kinh có ghi “Tử hoàn toàn không đáng sợ, Tử là bắt đầu của Sanh (Nên biết sanh sanh, tử tử là Luật Nhân Quả. Cần niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ).

Người Phật Tử coi cái chết là một trong 4 khâu của định luật “thành, trụ, hoại, diệt”. Bất cứ sự vật nào thuộc thế giới hiện tượng, nghĩa là có hình có tướng, đều phải trải qua bốn giai đoạn của hiện hữu: Thành (từ chưa có trở nên có), Trụ (tồn tại một thời gian), Hoại (bị hư hoại, yếu dần, suy thoái), và Diệt (cuối cùng bị tiêu diệt, mất đi, không còn tồn tại nữa). Theo định luật này, phàm cái gì có sinh thì phải có diệt. Chết chính là khâu cuối cùng của 4 giai đoạn hiện hữu trên cho mọi vật sống, mọi chúng sinh, là giai đoạn từ có trở về không. Vì thế, Phật giáo không thể chấp nhận một linh hồn đã được sinh ra mà sau đó lại tồn tại vĩnh cửu, hay một thể xác sống lại để rồi tiếp tục sống mãi. Nếu có một linh hồn bất tử, thì linh hồn đó ắt phải có từ trước muôn đời không do ai sinh ra cả.

Như vậy, con người sinh ra rồi chết đi có phải là hết không? Thưa không, vì cái chết theo quan niệm Phật giáo nó không phải sự đối nghịch với sự sống mà chỉ là sự ngược chiều của sự sinh. Nếu như sự sống là xuôi dòng thì cái chết là ngược dòng, nó làm thành một chu kỳ ngược xuôi bất tận. Nhưng suy cho cùng cái chết hay của con người hay những chúng sinh khác đều phụ thuộc vào sự xoay vòng của vũ trụ. Con người sinh ra chết đi ở kiếp này rồi lại sinh ra và chết đi ở kiếp sau. Như vậy, trước kiếp hiện tại ta đang sống, thì ta cũng đã từng sống hằng hà sa số kiếp, và sau kiếp sống này, ta còn sống hằng hà sa số kiếp sống khác nữa. Đó chính là luân hồi.

Thực tế nhà Phật quan niệm rằng có 10 cảnh giới: Phật, Thanh văn, Duyên giác, Thiên, Nhân, Atula, Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh… Trong 10 cảnh giới

đó, 4 cảnh giới trên sẽ không phải chịu luân hồi, còn 6 cảnh giới dưới bao gồm:

Thiên, Atula, Nhân, Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh thì vẫn phải chịu luân hồi, nếu hết phúc thì có thể bị đọa. Hơn thế nữa, việc vong linh được nương vào vào 4 cảnh giới trên hay 6 cảnh giới dưới còn tùy thuộc vào hạnh nguyện của người đã mất. Người nào kiếp trước làm nhiều tội ác thì khi chết xuống Âm phủ sẽ bị tội rồi lại phải đầu thai vào kiếp súc vật, hoặc bị đày đọa nơi cõi quỷ hay địa ngục.

Những người làm điều lành sẽ trở lại kiếp người, hoặc được lên cõi trời, cõi Phật.

Người Việt Nam quan niệm chết không phải là cái họ nghĩ như một hiện tượng tự nhiên mà đó là một sự chuyển khiếp từ trạng thái ý thức này sang trạng thái ý thức khác. Đời sống cõi trần chỉ là một phần nhỏ của chu kỳ sống, chu kỳ này được biểu hiện bằng một vòng tròn sự sống, cái chết là nhịp cầu chuyển tiếp giữa cõi âm và cõi dương, giữa thế giới hữu hình và thế giới vô hình. Người Việt luôn tin tường vào tổ tiên của mình rất linh thiêng. Dù những người thân của họ đã qua đời nhưng họ vẫn luôn quan niệm ông bà tổ tiên vẫn đang sống cạnh con cháu, phù hộ con cháu khi gặp khó khăn, chia vui khi thành đạt, khuyên giải nhắc nhở con cháu khi làm điều sai trái.

Tư tưởng của Phật giáo về sự sống và cái chết đã có ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm linh của người Việt. Cuộc sống là bể khổ, muốn thoát khổ thì phải tích thiện, để khi chết được đầu thai vào kiếp người. Trong cuộc sống phải từ bi bác ái, phải hiếu kính với cha mẹ để“ở hiền rồi sẽ gặp lành”. Tư tưởng của đạo Phật về cái chết làm cho quan niệm về cái chết của người Việt không còn nặng nề, chết là sự chuyển hóa, để tiếp tục sinh sôi nảy nở. Chết chỉ là sự tiêu tan của thể xác, còn linh hồn vẫn hiện hữu và trở về với gia đình. Chết chẳng qua chỉ là một cuộc trơ về gặp ông bà tổ tiên, và Phật là người cứu độ, chỉ đường cho tổ tiên được giải thoát về cõi “sinh tử luân hồi”. [36,65-67]

Tôn giáo, dù nhất thần, đa thần hay thậm chí vô thần, đều ít nhiều hướng dẫn các cách thức trợ giúp người chết ra đi một cách thanh thản và gia quyến

của họ. Tuy nhiên, khi mới thành lập Phật giáo không dạy một nghi thức cầu nguyện nào về lễ tang, ngoại trừ những bài kinh để giúp người sắp chết ra đi nhẹ nhàng theo nghiệp; nhưng khi Phật giáo được truyền sang các nước có nền văn hóa Khổng, Lão như ở Trung Quốc và Việt Nam… thì việc cầu nguyện cho người chết trở nên không thể thiếu.

Nghi thức ma chay theo Phật giáo được rút trong quyển “Tam giáo Chánh Độ” (có lẽ xuất phát từ nghi lễ của cung đình, không rõ tác giả), được Bách Tổ Trượng (ở núi Qui – Trung Quốc) rút lượt và sáng chế ra. Trong quyển Bách Trượng Thanh Quy có nói: “Tổ Bách Trượng dựng Tòng lâm, lập quy củ, chế ra thanh quy để ổn định và chấn quy phong của thiền gia…” Trong đó có nghi thức dành cho chư tăng khi viên tịch, bởi ngài nghĩ không lẽ chết rồi cứ bó lại đem chôn hay hoặc có làm thì mỗi người theo mỗi cách, nên ngài mới lập ra các nghi thức dành cho người sau khi chết như nghi nhập quan, nghi trà tỳ… Nội dung các nghi thức này là dùng pháp niệm Phật để hóa độ. [36,68] Tồn tại cùng với nền văn hóa bản địa ở Trung Quốc cũng như Việt Nam, các tôn giáo ngoại nhập buộc phải thích nghi để tồn tại và một trong những thích nghi quan trọng là nghi lễ cầu nguyện. Mặc dù vậy, nghi lễ Phật giáo lại không hoàn toàn đóng vai trò nòng cốt trong một lễ tang của tín đồ Phật tử Việt Nam mà nó chỉ chiếm một phần quan trọng trong nhiều yếu tố pha trộn bao gồm tôn giáo, tập tục và tín ngưỡng dân gian.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phật giáo trong phong tục tang ma tại thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh​ (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w