Sách nói (Audio Books)-giải pháp tối ưu cho người khiếm thị

Một phần của tài liệu Luận Văn Nguồn tin cho người khiếm thị Việt Nam – Thực trạng và phát triển (Trang 24 - 28)

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CHUNG VỀ NGƯỜI DÙNG TIN

1.2. Sách nói (Audio Books)-giải pháp tối ưu cho người khiếm thị

Từ thực tế chung vừa phân tích trên, có thể nhận định rằng sách nói là loại hình tài liệu phù hợp nhất, giúp phát huy tối đa khả năng tiếp thu thông tin của người khiếm thị cũng như phù hợp với điều kiện kinh tế chung của nước ta hiện nay. Như Brad88 (2009) đã từng nhận định:“Mục tiêu của công nghệ là làm cho đời sống con người dễ dàng hơn, thuận tiện hơn, và tốt hơn. Không ở đâu điều này thể hiện nổi bật hơn hết so với việc phát triển sách nói cho người mù.”

[ 21]

1.2.1. Khái niệm

Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia, Audiobook – (còn có tên gọi khác trong tiếng Anh là Spoken word album) – là dạng xuất phẩm ghi âm, với chủ yếu là những lời kể trần thuật hoặc diễn xuất như kịch truyền thanh. Một tác phẩm

“sách nói” thường có liên hệ chặt chẽ với các xuất bản phẩm dưới dạng sách in, tuy nhiên, không phải lúc nào một tác phẩm audiobook cũng trung thành trọn vẹn với nội dung trong sách in mà nó được chuyển thể từ đó.

Đề tài và thể loại của Audiobook rất rộng, bao gồm kể chuyện, đọc trọn vẹn hoặc rút gọn một cuốn sách (có thể kèm theo âm thanh, âm nhạc phụ trợ), chuyển thể một câu chuyện thành kịch, trọn vẹn hoặc rút gọn một vở kịch nói, tấu hài, các bài diễn văn… Cách thể hiện cũng rất phong phú, từ tác giả sách in tự mình thể hiện lại tác phẩm bằng giọng đọc, các nghệ sĩ nổi tiếng nhận đọc nguyên một tác phẩm, các diễn viên diễn xuất theo phân vai…

Hình thức tài liệu chủ yếu hiện nay là dưới dạng băng đĩa CD hoặc băng catssette. Tiến bộ công nghệ lớn nhất hiện nay - máy tính và truy cập internet cung cấp một cơ hội cho người khiếm thị có thể tiếp cận thông tin nhiều hơn qua một định dạng dành cho người khiếm thị.

1.2.2. Ý nghĩa và cơ sở phát triển

Ở nước ta hiện nay, nhu cầu giải trí của người dân ngày càng phong phú.

Cùng với sự phát triển kinh tế là sự bùng nổ các phương tiện giải trí từ gia đình tới di động như máy nghe nhạc cá nhân, nghe nhạc trên xe hơi, giải trí trên xe bus, trên máy bay…Tại các thư viện, người khiếm thị cũng được hỗ trợ các thiết bị nghe, đọc tương tự.

Ở thị trường “nghe”, người dân có thêm nhiều nhu cầu mới ngoài âm nhạc. Như vậy có thể nhận định rằng, việc phát triển nguồn sách nói tại các hệ thống thư viện hiện nay không chỉ phục vụ cho đối tượng người dùng tin khiếm thị mà còn phục vụ cho tất cả các đối tượng người dùng tin khác, đặc biệt là tại các thư viện dành cho người già, thư viện dành cho các đối tượng là bệnh

nhân,… Đối với người khiếm thị, khi sử dụng nguồn sách nói họ có thể vừa nghe vừa làm việc kiếm thu nhập cho bản thân như đan lát, làm tăm tre,…

Với sự phát triển của Khoa học công nghệ, việc sản xuất sách nói cũng không phải là vấn đề khó khăn đối với các thư viện có quy mô vừa và nhỏ chưa thể thiết lập phòng thu (studio) đạt tiêu chuẩn. Việc sử dụng máy tính, microphone với sự hỗ trợ của các phần mềm thu âm như cooledit pro 2.1, jet audio, Karafun 1.10a,… giúp cho cán bộ thư viện có thể tự sản xuất nguồn sách nói cho chính thư viện mình. Đồng thời trong quá trình thực hiện, có thể dễ sửa sai tài liệu bằng cách cắt (cut) đi đoạn ghi âm lỗi và thu âm đoạn mới chèn tiếp lên đó.

Đồng thời, với ưu điểm dễ nhân bản chia sẻ cho các đơn vị cá nhân có yêu cầu, việc cập nhật nhanh chóng các tài liệu mới sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ các thiết bị máy tính và mạng Internet.

Mặt khác so với các tài liệu thông thường (trên giấy), sách nói còn có một đặc điểm ưu việt hơn đó là việc dễ dàng lưu trữ, bảo quản, tiết kiệm kho tàng.

Tài liệu có thể lưu dưới dạng File trong máy tính, phục vụ bạn đọc tại chỗ khi đến thư viện với giao diện thân thiện cho người khiếm thị, hay dưới dạng CD nếu độc giả muốn mượn về… Nếu đối với tài liệu bình thường, dung lượng nội dung tỷ lệ thuận với số trang tài liệu thì đối với sách nói lưu giữ dưới dạng CD, với đường kính 4,75 inch (12 cm), dùng phương pháp ghi quang học để lưu trữ khoảng 80 phút âm thanh hoặc 700 MB dữ liệu máy tính đã được mã hóa theo kỹ thuật số.

Như vậy ta có thể nói rằng, với những ưu điểm nổi bật của mình, điều kiện cơ sở vật chất của thư viện cùng với thực trạng và nhu cầu tin của người khiếm thị ở nước ta hiện nay, việc phát triển nguồn tài liệu này nên được ưu tiên hơn so với các dạng tin khác.

1.2.3. Sách nói cho người khiếm thị trên thế giới và ở Việt Nam

Audiobook bắt đầu được ghi nhận như một xuất bản phẩm có tính thương mại từ đầu những năm 30, khi Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ tổ chức Dự án sách cho người khiếm thị năm 1932. Chỉ một năm sau, với sự phát triển của máy ghi âm, sách nói đã bắt đầu trở nên phổ biến. Suốt từ đó cho tới cuối những năm 70, sách nói được lưu hành chủ yếu dưới dạng đĩa nhựa vinyl 33 vòng, được sử dụng nhiều hơn ở các thư viện và trường học. Đầu những năm 80, thị trường sách nói phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện của băng cassette. Và hiện nay, với sự tồn tại cùng lúc của đĩa CD, MP3 cùng các loại máy nghe nhạc cá nhân, audiobook đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Tại các quốc gia có thị trường xuất bản phát triển, hầu hết các tác phẩm best-seller đủ thể loại từ văn học, giải trí tới kinh tế, chính trị đều được chuyển thể sang audiobook.

Tuy nhiên, với công nghệ mới ngày nay, sách nói cho người khiếm thị đã và đang hướng tới một định dạng kỹ thuật số với sự nỗ lực của dịch vụ Thư viện Quốc gia của người mù và tàn tật thể chất – NLS dẫn đầu. Cách mới để giúp người khiếm thị tiếp cận nguồn tin đó là sử dụng các định dạng Web-chữ nổi Braile với các tài liệu sách nói theo định dạng kỹ thuật số. Người dùng tin khiếm thị có thể truy cập, sử dụng, download tài liệu ngay tại nhà. Theo John M.

Taylor- Giám đốc NLS cho biết: "NLS hiện đang sản xuất khoảng 2.000 cuốn sách nói (2 triệu bản) và 45 tạp chí âm thanh (3,7 triệu bản) một năm trên băng cassette định dạng đặc biệt cho khoảng 700.000 độc giả." Để có thể thực hiện được điều đó, một phần lớn nhờ vào việc tài trợ, các cấp của chính phủ với mục đích của thư viện là có thể kết nối người mù với những cuốn sách.

Hầu hết các thư viện cho người khiếm thị trên các nước tiên tiến phục vụ miễn phí cho các đối tượng mù, khiếm thị hoặc có khuyết tật về thể chất ngăn chặn việc đọc in tiêu chuẩn và có thu phí với các đối tượng khác.

Đến với RNIB – viện người mù thuộc tổ chức từ thiện của Vương quốc Anh chuyên cung cấp Sách nói cho người khiếm thị thì những cuốn sách nói được cung cấp ở định dạng DAISY và gửi tới nhà của người đọc khi có yêu cầu. Có

người dùng tin mượn, trả với thuê bao hằng năm. RNIB trợ giá cho các dịch vụ Sách nói khoảng 4.000.000 £ một năm.

Ở Việt Nam, Audiobook – sách nói ban đầu cũng xuất hiện từ nhu cầu học tập, giải trí của người khiếm thị, ngoài ra, vào thời hoàng kim của băng cassette, rất thịnh hành các xuất bản phẩm sách nói bao gồm các chương trình tấu hài, các bài nói chuyện thời sự (được lưu hành không chính thức)… Tuy nhiên, sang thời của đĩa CD, tại thị trường băng đĩa chính thống của Việt Nam, loại sản phẩm này không còn được chú trọng sản xuất nhiều như trước, chủ yếu tập trung một số chương trình kể chuyện cổ tích, kể chuyện người tốt việc tốt cho trẻ em, hầu như vắng bóng các chương trình sách nói cho người lớn hay thính giả diện rộng nói chung, trừ một vài chương trình lẻ tẻ từ hải ngoại.

Có thể thấy rằng, có một khoảng cách phát triển khá xa trong quá trình phát triển nguồn sách nói cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu tin của người khiếm thị ở nước ta so với các nước tiên tiến trên thế giới. Trong khi về mục đích, cơ sở phát triển nguồn sách nói ở mỗi quốc gia đều trên một nền tảng cơ bản chung.*

* *

Một phần của tài liệu Luận Văn Nguồn tin cho người khiếm thị Việt Nam – Thực trạng và phát triển (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)