CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN
2.2. Công tác đáp ứng nguồn tin cho người dùng tin khiếm thị tại thư viện trường học Nguyễn Đình Chiểu và phòng khiếm thị Thƣ viện Hà Nội (47 – Bà Triệu)
2.2.1. Giới thiệu về Thư viện Trường học Nguyễn Đình Chiểu
Để tạo dựng sự tự tin, kiến thức cho các em khiếm thị hòa nhập với cộng đồng, kích thích khám phá tri thức, trở thành những con người có ích cho xã hội, thì mô hình TV phục vụ NDT khiếm thị là điều không thể thiếu. Trên mục đích nhân văn đó, Trường Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội là trường nuôi dạy trẻ khiếm thị của Thành phố Hà Nội, trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội được thành lập năm 1982 theo Quyết định của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội.
Từ năm 1982 – 1988: Trường chú trọng thực hiện chương trình giáo dục chuyên biệt cho trẻ khiếm thị. Trong những ngày đầu thành lập, Trường được đặt tại trụ sở của Hội người mù Thành phố Hà Nội ở 195 phố Lê Duẩn. Trường chỉ có một giáo viên và 7 học sinh mù, 1 chuyên viên của Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội kiêm hiệu trưởng của Trường. Sau đó Trường chuyển địa điểm về trường mẫu giáo ở số 12 phố Đào Duy Từ. Cuối cùng Trường chuyển về số 7 Hàng Phèn, Hà Nội đến năm 1988.
Từ năm 1988 đến nay Nhà trường thực hiện chương trình giáo dục hòa nhập cho người khiếm thị.
Năm 1988, được sự giúp đỡ của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và tổ chức Christoffel – Blindenmison (Cộng hòa dân chủ Đức), Trường hiện nay được xây dựng tại 21 Lạc Trung – Hai Bà Trưng – Hà Nội, là một Trường nội trú cho trẻ khiếm thị. Các em ăn ở tại trường và về thăm nhà vào dịp nghỉ hè và dịp lễ tết. Từ năm 1988, Trường bắt đầu nhận học sinh sáng mắt vào học, thực hiện chương trình giáo dục hòa nhập cho học sinh khiếm thị.
Bên cạnh chương trình giáo dục phổ thông, chương trình hướng nghiệp dạy nghề cũng là một phần trong chương trình giáo dục của Trường. Chương trình sẽ giúp các em có nhiều cơ hội tự lập trong cuộc sống sau này.
Thư viện Trường Nguyễn Đình Chiểu có những đặc điểm sau:
Về CSVC: Thư viện có 2 phòng và một số trang thiết bị cần thiết, trong đó:
- Phòng 1: Có diện tích là 30m2 với chức năng là kho tài liệu lưu trữ sách chữ nổi.
- Phòng 2: Có diện tích là 25m2, có chức năng là phòng đọc phục vụ học sinh đến đọc sách, mượn đĩa, nghe đài tại chỗ, được trang bị 10 chiếc đài với 5 chiếc bàn đọc sách.
Về cán bộ thư viện:
- Hiện nay thư viện có 02 cán bộ kiêm nhiệm, vốn là giáo viên của Trường và tình nguyện tham gia công tác phục vụ các em học sinh khiếm thị của Trường.
- Họ có trình độ đại học, nhưng không phải chuyên ngành TT-TV. Công việc chủ yếu của 02 cán bộ là giảng dạy, nên họ tham gia công tác thư viện trên tinh thần tự nguyện và không có lương trợ cấp.
Về đối tượng người dùng tin chính tại thư viện:
Trường hiện có 120 học sinh khuyết tật mà hầu hết là học sinh khiếm thị, trong đó 47% học sinh nhìn kém và 53% học sinh mù hoàn toàn. Hiện nay nhiều học sinh cũ của Trường đang học tại các trường trung học phổ thông, đại học và cao đẳng trên cả nước.
Như vậy ta có thể thấy, hầu hết đối tượng người dùng tin tại thư viện trường Nguyễn Đình Chiểu là các em học sinh khiếm thị. Các em không chỉ được học văn hóa mà còn được học nghề để có thể tự nuôi sống bản thân sau khi ra trường hoặc tiếp tục học lên cao đẳng, đại học. Do đó có thể nhận định rằng, ngoài các tài liệu là sách giáo khoa chương trình phổ thông thì các tài liệu về hướng nghiệp, dạy nghề là những nội dung vô cùng quan trọng đối với các em học sinh khiếm thị tại đây.
E2.2.2. Hoạt động phục vụ học sinh khiếm thị tại thƣ viện
Giúp trẻ khiếm thị hòa nhập cộng đồng, có khả năng làm việc tự nuôi sống bản thân hay chắp cánh ước mơ cho các em bước vào giảng đường đại học là mục tiêu của các thầy cô trường THCS Nguyễn Đình Chiểu. Tuy nhiên, nhiều thầy cô với tâm huyết giảng dạy của mình đã tâm sự rằng: khả năng truyền đạt để các em hiểu bài chỉ thực sự phát huy tác dụng khi các em được nghiên cứu tài liệu trước khi đến trường và sau khi nghe giảng. Khả năng đáp ứng nguồn tin của thư viện thể hiện qua khảo sát sau:
- Nội dung nhu cầu tin: Cũng đa dạng như các thành phần độc giả khác, tuy vậy yêu cầu nhiều nhất vẫn là sách giáo khoa phổ thông, sách văn học, sách về xã hội, chính trị, âm nhạc, y học cổ truyền, tài liệu tham khảo như từ điển, bách khoa toàn thư, khoa học ứng dụng, như tin học cho người mù, tin tức nói chung…
- Loại hình:
+ Tài liệu in thông thường như sách báo, tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ…cho những trẻ mắt kém những cố gắng vẫn có thể tiếp cận được.
+ Sách chữ nổi dành cho trẻ bị khiếm thị bẩm sinh, mù hoàn toàn.
+ Sách nói: CD, casettes - Phương tiện hỗ trợ đọc:
10 Máy cassettes.
- Số lượng cụ thể:
Băng đĩa:
+ Đĩa văn học thiếu nhi: 950 đĩa + Đĩa sách giáo khoa: 350 đĩa + Đĩa phổ biến kiến thức: 250 đĩa
Sách chữ nổi: Sách giáo khoa các lớp : 50 cuốn
Hiện nay, trường Nguyễn Đình Chiểu – Hà Nội đã có sách braille các môn cơ bản như Toán, Văn, Tiếng Việt, Ngoại ngữ, Sử, Địa, Lý, Hóa… từ lớp 1-9. Số lượng bản in không nhiều và thực tế cũng chưa đủ đáp ứng nhu cầu học của các
em trong trường. Sách braille cho các bậc học cao hơn hầu như không có. Hiện nay, mặc dù đã có sự quan tâm nhất định từ phía các tổ chức cá nhân như Tổ chức Hands and Hope, các doanh nghiệp, cơ quan, trường học… băng đĩa được tặng hoặc được thu âm bởi các tình nguyện viên , tình hình đã được cải thiện đi rất nhiều nhưng trẻ khiếm thị tại trường vẫn còn nhiều trở ngại trong việc tiếp nhận thông tin.
Do đặc điểm loại hình thư viện trường học nên thư viện chỉ phục vụ cho học sinh khiếm thị ngoài giờ lên lớp, vào các giờ ra chơi và buổi chiều khi học sinh được nghỉ học. Ngày phục vụ chính của thư viện là vào chiều thứ 6 và sáng chủ nhật.
Lƣợt bình quân: 10 học sinh/ 1 ngày đến thư viện.
“Có sách đọc là niềm hạnh phúc vô bờ!”. Trong tâm sự rất chân thành của các em học sinh khiếm thị trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội. Em Bình, học sinh lớp 9B từng nâng niu quyển “Dế mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài, lần giở từng trang đọc cho tôi nghe khiến tôi hiểu rằng sách đối với các em quý giá đến nhường nào. Nhịp sống hiện đại ngày một gấp gáp, trẻ em sáng mắt đôi khi đã quên mất thói quen đọc sách và được tiếp cận với mọi phương thức học tập và giải trí hiện đại. Trong một ít phút, các em có thể cập nhật thông tin qua truyền hình hay Internet. Trong khi đó, các học sinh khiếm thị từ lâu đã phải vật lộn với nhiều trong những điều mà hầu hết mọi người cho là phổ thông nhất, bao gồm cả khả năng chỉ đơn giản là mở một cuốn sách, tạp chí, tờ báo và đọc nội dung. Nhưng với người khiếm thị, sách đã trở thành một phương tiện vô cùng quan trọng giúp họ hòa nhập với cuộc sống xã hội, là nhịp cầu giao lưu với thế giới xung quanh.