CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN
2.3. Phòng khiếm thị Thƣ viện Hà Nội
2.3.3. Công tác phát triển nguồn sách nói
Thế mạnh của phòng khiếm thị Thư viện Hà Nội đó là có studio thu âm sách nói với sự quản lý của cán bộ phòng khiếm thị, sự cộng tác của các tình nguyện viên thu âm. Các thiết bị trong phòng thu được đầu tư đầy đủ và hiện đại, giúp Thư viện có thể chủ động sản xuất nguồn sách nói cho người dùng tin khiếm thị
tại Thư viện mình. Năm 2010 khi tiếp nhận trụ sở mới, Thư viện Hà Nội đã thí điểm chuyển dạng từ đĩa sang băng, tiết kiệm được kinh phí và cũng góp phần đáp ứng được nhu cầu những người thích nghe băng. Dự kiến đến hết năm 2011, Thư viện sẽ chuyển dạng toàn bộ số đĩa đã sản xuất sang băng để phục vụ cho người khiếm thị.
Ta có thể tham khảo chu trình thu âm sách nói của thư viện Hà Nội như sau:
* Yêu cầu cơ bản trong quá trình sản xuất sách nói - Về cơ sở vật chất:
Về cơ bản đối với một thư viện, để đảm bảo chất lượng âm thanh cần có một phòng thu riêng. Trong đó những thiết bị phục vụ cho quá trình này cần được trang bị như máy vi tính, headphone, microphone và phần mềm thu âm, chỉnh âm thanh; các dạng lưu âm thanh như đĩa CD, băng cassette, thiết bị in sao đĩa…
- Về tài liệu: Lựa chọn các tài liệu phù hợp với thể loại sách nói. Ở thư viện trường học, ngoài các tài liệu sách giáo khoa, tập trung chọn lọc các tài liệu tham khảo có tính hỗ trợ cao cho quá trình học tập của học sinh. Ví dụ tuyển tập bài văn hay, các câu chuyện lịch sử, tìm hiểu về Địa lý, giải thích các hiện tượng Vật lý,… Đối với Thư viện Hà Nội, nguồn tin được chú trọng là các tài liệu về Văn học Nghệ thuật, Khoa học thường thức, …
- Đối với cán bộ phục trách thu âm sách nói: Có thể lựa chọn một hay nhiều cán bộ phụ trách phòng thu. Trong đó yêu cầu cán bộ phải đảm bảo một số yêu cầu cơ bản như có chất giọng tốt, rõ ràng, truyền cảm; biết sử dụng Tin học cơ bản và các loại phần mềm sử dụng thu âm. Nắm rõ các quy trình cắt, dán, ghép, lưu, sao,…
* Hệ thống được trang bị cho các công đoạn sau:
+ (1) Tình nguyện viên đọc tài liệu qua micro thu âm
+ (2) Nhân viên xử lý kỹ thuật thu âm, điều chỉnh trên bàn mixer, ghi âm vào máy tính.
+ (3) Xử lý file âm thanh, ghi âm lời giới thiệu sách
+ (4.1) => (5.1) Thu âm vào cassette.
+ (4.2) => (5.2) Chuyển file âm thanh đã xử lý sang 1 máy tính khác để chuyển thành file DAISYformat. Ghi lên CD-ROM
+ Kiểm tra sản phẩm trước khi sản xuất thành nhiều bản.
Sau khi thu âm, cán bộ kỹ thuật sẽ phụ trách lọc tạp âm, các đoạn nói trùng, nói lặp, tiếng chép miệng cũng sẽ bị cắt và sửa. Nguồn thông tin thu vào phải đảm bảo đúng với văn bản theo từng trang, chương để người dùng tin dễ tìm tin theo mục đích.
Sau khi hoàn tất khâu chỉnh sửa, tiến hành lưu file âm thanh dưới dạng đĩa CD hay băng từ, cán bộ phụ trách sẽ tiến hành làm công tác xử lý vật lý. Công việc này bao gồm: in bìa (vỏ) đĩa ( hoặc băng), in tên tài liệu lên đĩa, Thư viện phụ trách thu âm, cán bộ thu âm,… sau đó làm công tác đăng ký cá biệt và xếp giá. Thường các tài liệu này được đăng ký và sắp xếp theo số thứ tự.
Cán bộ phụ trách phòng thu ở đây cũng chia sẻ rằng, trong quá trình thu âm, cán bộ thu âm có kinh nghiệm, đọc càng chuẩn thì càng tiết kiệm được công sức do không mất thời gian thu lại, thời gian chỉnh sửa,… Như vậy có thể nói, vai
trò của cán bộ phụ trách studio là vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất sách nói.