Những nền tảng triết học phân tâm học

Một phần của tài liệu tư tưởng đạo đức học trong phân tâm học của sigmund freud​ (Trang 27 - 40)

CHƯƠNG 1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỌC TRONG PHÂN TÂM HỌC CỦA SIGMUND FREUD

1.3.3. Những nền tảng triết học phân tâm học

Những nền tảng triết học – phân tâm học cho đạo đức học của Freud thể hiện nội dung nhân học triết học của Freud và phát triển trên một số phương diện cơ bản sau đây:

a. Nguyên tắc thỏa mãn và nguyên tắc thực tại

Sau nhiều năm tìm tòi vào thập kỷ cuối của thế kỷ XIX, Freud đã đưa ra quan niệm về cái tâm lý vô thức. Quan điểm này khác căn bản so với các lý thuyết trước đó. Freud không phải là người đã phát hiện ra cái vô thức, vì các nhà triết học và các nhà y học đã nói tới nó trước ông. Điểm mới trong học thuyết của ông là ở chỗ, ông đưa ra quan điểm động thái về tâm lý, trong đó ông lý giải được một cách logic không những một số lượng lớn bệnh rối loạn tâm thần mà cả mối liên hệ qua lại giữa các quá trình vô thức và ý thức. Thêm vào đó là các quá trình vô thức được nhất quán và đồng nhất với những kích thích mang tính bản năng, trước hết là dục vọng. Con người thể hiện ra đối với Freud là homo natura (một thực thể tự nhiên), khác với các động vật khác ở một khối lượng trí nhớ lớn hơn và ở chỗ ý thức của con người bắt đầu trung gian hóa quan hệ với môi trường bao quanh trong quá trình tiến hóa. “Mọi động vật đều tồn tại theo nguyên tắc thỏa mãn, tức chúng cố gắng đáp ứng nhu cầu của mình và né tránh đau khổ. Con người khác với con vật ở chỗ, nó hoãn việc đáp ứng dục vọng hay thậm chí đè nén chúng, nếu việc trực tiếp đáp ứng chúng đe dọa sự sống còn. Qua đó, con người thay thế nguyên tắc thỏa mãn bằng nguyên tắc thực tại”. [11;106 ]

Theo Freud, mọi động vật đều tồn tại theo nguyên tắc thỏa mãn, tức chúng cố gắng đáp ứng nhu cầu của mình và né tránh đau khổ. Con người khác với con vật ở chỗ, nó hoãn việc đáp ứng dục vọng hay thậm chí đè nèn chúng, nếu việc trực tiếp đáp ứng chúng đe dọa sự sống còn. Qua đó, con người thay thế nguyên tắc thỏa mãn bằng nguyên tắc thực tại. Vào thời thơ ấu, đứa trẻ mới thoát ra từ bụng mẹ không biết đến những hạn chế và không có trí tuệ phát triển, do vậy nó chỉ tồn tại theo nguyên tắc thỏa mãn bằng nguyên tắc thực tại. Những dục vọng của giai đoạn này vẫn được giữ lại trong tâm lý con người sau này, nhưng chúng bị đè nén và bị đẩy xuống lĩnh vực cái vô thức, chúng được bộc lộ ra trong các giấc mơ hay triệu chứng mắc bệnh tâm thần. Dục vọng xung đột với các chuẩn tắc xã hội và các quy định đạo đức. Sự sinh tồn của con người luôn là trận chiến giữa những khát vọng mang tính bản năng và những yêu cầu của văn hóa có định hướng khác nhau. Như vậy, việc làm sáng tỏ bản chất của cái vô thức, vị thế của nó trong chỉnh thể tâm thần người là xây dựng quan niệm triết học về bản tính người.

So sánh tâm linh con người với một tảng băng, mà tới tám chín phần mười tảng băng này chìm dưới nước biển, Freud cho rằng phần chính tâm lý con người cũng được ẩn giấu trong cõi vô thức. Bên dưới lớp vỏ ngoài, vì những lý do nào đó, những cảm giác và những mục đích mà một cá nhân đã không những giấu kín người khác mà còn tự giấu ngay chính bản thân mình nữa. Trong tâm lý học Freud, cõi vô thức là tối thượng và mọi hoạt động ý thức chỉ có một vị trí phụ thuộc. Nếu hiểu được cái thầm kín bí mật sâu xa của vô thức ắt chúng ta hiểu được bản chất nội tâm của con người.

b. Thứ hai là hai mô hình về bản tính người

Freud phân biệt khái niệm mô tả và khái niệm hệ thống về cái vô thức. Thuật ngữ “cái vô thức” có quan hệ với các biểu tượng tâm lý được suy xét. Freud đưa ra mô hình tâm lý thứ nhất của ông trong các tác phẩm ở đầu thế kỷ XX. Ông phân biệt ba thang bậc; ý thức, tiềm thức và vô thức.

Khái niệm mô tả về cái vô thức của Freud không khác gì nhiều các quan điểm trước đó (cái tiềm thức của nhà tâm lý học người Pháp, P.Janer) và quan điểm của một số “tà giáo”. Tất cả những người ủng hộ tâm lý học nội quan đều nhất trí rằng, ngoài các quá trình tâm lý được chúng ta ý thức, thì còn các quá trình không được ý

thức. Có một cái gì đó từ bề sâu tâm lý từ bề sâu tâm lý vượt lên trên khoảng trung gian giữa những tư tưởng rõ ràng và rành mạch của chúng ta, hơn nữa là ý định nắm bắt những biểu tượng này thường xuyên vấp phải sự phản kháng – một cái gì đó cản trở chúng ta đi vào ý thức. Trong tác phẩm Bệnh lý học sinh hoạt hàng ngày, Freud chỉ ra rằng chúng ta có quan hệ với sự can thiệp của cái vô thức trong các tình huống sinh hoạt hàng ngày bình thường nhất. Mỗi người chúng ta đều gặp phải một thực tế là: chúng ta có lúc không thể nhớ nổi tên người quen, quên nghĩa của từ tiếng nước ngoài đã biết rõ, để ở đâu đó cuốn sách cần tìm, những câu nói lỡ lời,...

Đó là tất cả những hành vi xảy ra một cách bất thần, dường như vô nghĩa, vô tội vạ mà mỗi người chúng ta đều đã không ít lần phạm phải nhưng đều bỏ qua vì chúng chẳng có gì đáng quan tâm. Những sự việc như vậy không phải là ngẫu nhiên, chúng được quy định bởi các động cơ vô thức. Giống như trong giấc mơ, sự cố gắng đi vào ý thức và những biểu tượng bị loại ra, bị cấm đoán. Xuất hiện tình trạng xuyên tạc trí nhớ của chúng ta hay tạo ra thế giới của những giấc mơ kỳ lạ. Ảo giác của những người bị bệnh tâm thần, ảo ảnh của các nhà thần bí hay của các nhà thơ, giâc mơ của mỗi người đều có nguồn gốc từ hoạt động của cái vô thức.

Người ta thường hiểu tiềm thức là một hiện tượng tinh thần không còn thuộc ý thức nữa nhưng cũng chưa hoàn toàn vô thức. Còn tiền ý thức, theo Freud là một hiện tượng tinh thần được xét theo chiều ngược lại, nó không còn là vô thức nữa nhưng nó cũng chưa trở thành ý thức. Nó là một hình thức tinh thần trung gian trong quá trình chuyển biến cái vô thức thành cái hữu thức, thành ý thức. Để nói thay cách diễn giải của Phân tâm học về cái vô thức và sự chuyển dịch của nó qua tiềm thức, để trở thành ý thức trở thành hữu thức, Freud đưa ra mô hình tâm lý thứ nhất, ông phân biệt ba thang bậc: ý thức, tiềm thức và vô thức. Freud đã lấy ví dụ sau đây:

ông hình dung có hai căn phòng liền nhau và có một cái cửa thông giữa hai phòng đó. Ngồi ở cửa thông này là một người gác cửa. Trong phòng thứ nhất chứa đầy cái vô thức. Một số cái vô thức tìm cách lọt qua mắt người gác để sang phòng thứ hai trong đó dành cho cái hữu thức. Một số cái vô thức đã qua được sự kiểm soát của người gác nhưng chưa vào được hẳn phòng thứ hai là nơi cư trú của cái hữu thức.

Vì vậy, những cái vô thức này chưa trở thành hữu thức những cũng không là vô thức nữa và được gọi là tiềm thức.

Nếu so sánh cái Tôi của chúng ta với ánh sáng, thí dụ như ngọn nến ở trong một căn phòng nào đó, thì lĩnh vực ý thức bao gồm những cái đang được chiếu sáng vào thời điểm đó. Nếu chúng ta ở trong một căn phòng lớn, thì ngọn nến chiếu sáng một khoảng không gian không lớn, cũng giống như ở mỗi thời điểm chúng ta ý thức được một số lượng không lớn đối tượng bên ngoài, hình ảnh trong ký ức của chúng ta. Số lượng những cái có thể ý thức được thực ra là rộng hơn nhiều: chúng ta có vô số hồi tưởng, chúng ta có thể chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác. Đó chính là lĩnh vực tiềm thức, tức cái không được ý thức một cách thực tại nhưng lại có thể đạt tới đối với ý thức. Cũng trong phòng tối đó, chúng ta chuyển từ một bức tranh này sang bức tranh khác, phát hiện ra cửa dẫn tới các gian phòng khác mà chúng ta có thể đi sang đó. Chẳng hạn, tôi không thể nhớ cách tính tích phân như thế nào, nhưng nếu giờ tôi xem lại các công thức đó, tôi có thể giải được.

Cho đến hôm nay mọi người đều thừa nhận rằng vô thức là cái mang tính sinh lý tự nhiên, là cái mang tính bản năng di truyền bẩm sinh từ đời nọ sang đời kia.

Freud đồng ý như vậy. Nhưng cái vô thức không phải chỉ có như vậy. Ông thừa nhận những đặc tính đó trong Phân tâm học, chúng ta có thể gặp không ít lần những từ như bẩm sinh, bản năng, di tuyền... để nói về cái vô thức. Nhưng điều quan trọng với ông là cái vô thức không chỉ có thế, nên ông đã bổ sung một điều qua trọng là cái vô thức ngoài nguồn gốc có tính sinh lý bẩm sinh do cơ quan sinh lý phát động còn có sự tác động từ bên ngoài xã hội. Ông thường quả quyết rằng nếu không có sự tác động bên ngoài từ xã hội thì làm sao hình thành được cái vô thức. Như vậy, theo Phân tâm học ngoài mặt sinh lý bẩm sinh, bản năng, cái vô thức còn có mặt khác, đó là hoàn cảnh sống của mỗi người trong xã hội. Chính sự tác động từ bên ngoài này quyết định sự hình thành cái vô thức và nội dung của nó chẳng có gì ngoài cái người đời đã từng gặp phải trong cuộc sống của mình. Nội dung của cái vô thức bao gồm tất cả những biến cố, những kỷ niệm mà con người đã trải qua trong quá trình sống trước đấy, những tình cảm đó có được sau những biến cố, những kỷ niệm đó và cuối cùng là tất cả những ước muốn chưa được thực hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân xã hội giữu vai trò to lớn và thường giữa vai trò quyết định. Vô thức - mảng lớn nhất - nằm bên trong tâm thức con người. Cái vô thức mà Phân tâm học quan tâm nhiều hơn cả là cái trước đây đã từng là cái hữu

thức nhưng bị dồn vào vô thức nên đã trở thành cái vô thức mà đương sự cũng không hề hay biết.

Cái đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm thần của chúng ta, theo Freud, là hầm ngầm, là bóng tối bên trong mà chúng ta đã bỏ một cái gì đó rất quan trọng vào đó – di sản thời thơ ấu của chúng ta. Tất cả chúng ta đều trở thành bản thân mình ở những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, nhưng lại không nhớ gì về nó. Có một cái gì đó giống như sự kiểm duyệt cản trở trên con đường hồi tưởng.

Trên cơ sở các ý tưởng trên, vào những năm 20 của thế kỷ XX, Freud đã xem xét và đưa ra một mô hình cấu trúc tâm lý khác: Freud phân loại mọi hoạt động tinh thần của mỗi nhân con người được thể hiện thành ba cấp độ được ông gọi là Bản ngã, (Id. Soi hay bản năng, cái nó); Tự Ngã (ego moi hay còn gọi là cái tôi) và Siêu Ngã (superego Surmoi hay còn gọi là cái siêu tôi). Quan trọng số một là cái Id, Freud bảo: Phạm vi của bản năng là phần nhân cách tối tăm và không thể đi đến được của chúng ta. Bản thân ta chỉ biết chút ít về cái bản năng qua nghiên cứu các giấc mộng và qua sự biểu hiện các triệu chứng bên ngoài của bệnh tâm thần, bản năng là nơi trú ngụ các bản năng nguyên thuỷ và các xúc cảm đi ngược lên tới cái quá khứ xa xưa khi mà con người còn là một con thú, bản năng có tính chất thú vật và bản chất của nó là thuộc về dục tính (sexual in nature), nó vốn vô thức.

Cái Bản ngã được hiểu một cách đơn giản và ngắn gọn là những con người chưa thực sự thành nhân hay những phần trong nhân cách biểu thị một lối sống tự nhiên, bản năng tự phát. Một con người sống theo “chiều gió” chưa có khả năng làm chủ cuộc sống người của mình. Điều đó nói lên một nhân cách với lối sống mà định hướng chưa được xác định rõ ràng. Họ chưa có ý thức gì về cuộc sống nói chung cũng như mọi hoạt động của chính mình. Vận dụng nội dung ý tưởng thứ nhất nói trên thì đây là những con người mà ước vọng chưa được hình thành một cách chủ động. Mục đích của cuộc sống nói chung và mục đích của mỗi hành vi nói riêng không rõ rệt hoặc chưa được hoạch định trước. Họ tìm kiếm những khoái cảm theo kiểu được đến đâu hay đến đó, không có chủ đích nhất định. Với ý tưởng thứ hai thì loại người Bản ngã lại tìm kiếm những khoái cảm bất chấp nguyên tắc thực tế, bất chấp lợi ích hơn thiệt, nghĩa là không mang nội dung kinh tế vì họ không cần biết và cũng không quan tâm đến những hao phí sức lực nhiều hay ít trong việc thỏa

mãn tình dục, tìm kiếm khoái lạc. Ở họ không có một tính toán gì cả trong việc trả giá cho những khoái cảm. Tất cả những ý nghĩ cũng như hành động của họ cũng như không thuộc về họ với tư cách là một chủ thể đang sống, suy nghĩ và hành động. Họ sống như vay mượn ở nơi khác, xa lạ với chính bản thân mình. Vận dụng ýtưởng thứ ba ở những người Bản ngã hay cái phần bản ngã trong một con người, chúng ta thấy chủ thể không phân biệt được đâu là ý tưởng ý thức, đâu là ý tưởng vô thức. Đương nhiên cũng không phân biệt được những định luật tác động nơi ý thức cũng như nơi những vô thức để từ đó làm chủ những tác động mang tính quy luật này. Cấp độ Bản ngã có thể tương ứng với sự hoạt động và chi phối một cách mù quáng của cái vô thức thuần túy. Cái Bản ngã này là cái Tự ngã chưa có ý thức gì về mình và cuộc sống cũng như hành vi của ình. Một cuộc sống đến đâu biết đến đó. Tất cả trông chờ vào sự may rủi. Những kích động nơi cái Bản ngã này được xem như những kích động sơ khởi của chính chủ thể. Nhiều hành vi ở cấp độ này chỉ là sự tự phát vô tổ chức ví như phá hoại chứ không nghĩ gì tới những quy phạm về pháp luật hay đạo đức xã hội và cũng không biết sợ những hậu quả do việc làm đó gây ra. Mọi hành vi đều mang tính bộc phát. Sự lệ thuộc của nó vào nguyên tắc khoái cảm thực là rõ nét và chỉ nhằm có mục đích đó.

Cái Tự ngã hay cái Tôi chủ động và có khả năng kiểm soát mọi ý tưởng, mọi cảm nghĩ và nói chung là mọi hoạt động tinh thần như cái người ta thường gọi là sự tự ý thức. Đây là cái Tôi biểu hiện của mọi khuynh hướng xã hội, sống và làm việc với những quy định của xã hội một cách nghiêm túc. Đó là cái Tôi đã thành nhân có khả năng định hướng được cuộc sống của mình. Dù cho những khích động như thế nào từ bên trong cũng như từ bên ngoài mang lại, cái Tôi xã hội này luôn hướng những khát vọng của mình vào việc tìm kiếm những thỏa mãn hợp với nền luân lý xã hội dù cho nó có hợp lý hay không; đồng thời kiểm soát nghiêm ngặt những ước vọng mà xã hội cấm kỵ dù cho nó có chính đáng đến đâu. Cái Tôi này sống và làm việc theo đúng nguyên tắc thực tế, theo nguyên tắc lợi ích để tự bảo tồn cá nhân ngay cả khi không thể bảo tồn dược trong thực tế. Tình hình đó cũng xảy ra tương tự khi nó tự bảo tồn giống nòi. Sự hưởng thụ khoái cảm, sự dễ chịu, sự sung sướng cũng luôn được tính đến ý nghĩa kinh tế của sự hưởng thụ sao cho sự tiêu phí sức lực ít nhất, vào lúc đó lợi nhất mà cũng không ảnh hưởng gì đến những hoạt động

Một phần của tài liệu tư tưởng đạo đức học trong phân tâm học của sigmund freud​ (Trang 27 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w