Hạn chế của tư tưởng đạo đức học Freud

Một phần của tài liệu tư tưởng đạo đức học trong phân tâm học của sigmund freud​ (Trang 67 - 72)

2.2. Một số đánh giá về tư tưởng đạo đức học của Freud

2.2.3. Hạn chế của tư tưởng đạo đức học Freud

Tuy nhiên, đạo đức học trong Phân tâm học Freud cũng có một số hạn chế sau: Thứ nhất, phân tâm học đã đề cao quá mức và tuyệt đối hóa vai trò của yếu tố vô thức trong đời sống và hành vi đạo đức của con người, mặc dù cách đặt vấn đề khá là hợp lý và có giá trị khoa học và thực tiễn. Phân tâm học đã sai lầm ở chỗ coi vô thức mang tính bản năng, đặc biệt là khát vọng tính dục là yếu tốc cơ bản chi phối và quyết định các hành vi, trong đó có hành vi đạo đức của con người, và đã không đánh giá đúng mức vai trò quyết dịnh của chủ thể và ý thức của con người đối với các hành vi đạo đức. Hơn nữa, quan niệm này đã chưa chú ý đúng mức đến tính lịch sử, tính văn hóa và tính xã hội của cái vô thức.

Thứ hai, đạo đức học phân tâm học có xu hướng của chủ nghĩa tự nhiện khi lấy các luận điểm của sinh học, của tâm thần học từ giác ngộ của khoa học tự nhiên

làm xuất phát điểm và cơ sở cho suy tư triết học ít nhiều mang tính tư biện để tìm hiểu tâm trí và bản tính con người, trong khi ít chú ý đúng mức đến ảnh hưởng của các nền văn hóa và các yếu tố xã hội đến sự phát triển nhân cách và lối sống đạo đức của cá nhân.

Thứ ba, việc đề cao quá mức chủ nghĩa hạnh phúc, chủ nghĩa khoái lạc và nguyên tắc khoái cảm trong đạo đức học phân tâm học cũng như tính đã nghĩa của các khái niệm được đưa ra dễ dẫn đến sự hiểu lầm và xu hướng của các lý thuyết hiện đại chủ trương giải phóng tình dục và thực hiện các phong trào cách mạng tình dục trong những năm 60 của thế kỷ XX.

Thứ tư, Freud coi toàn bộ văn hoá là sản phẩm của cưỡng bức thông qua sự thăng hoa, giải toả những bức xúc, dồn nén. Cái nhìn về văn hoá của ông khá tiêu cực. Nói chung ông coi văn hoá như là phương tiện nô dịch, tước đoạt tự do của con người. Đây là cách nhìn rất sai lầm và thiển cận. Thực ra hoạt động sáng tạo của con người là cội nguồn, là nền tảng trong đời sống tinh thần của con người. Chính trong tiến trình này mà “cái tự nhiên” đã được nhân hoá và “cái văn hoá” đã được sinh thành. Freud nghiên cứu con người ở tầm thấp với tư cách là một cá thể không tính đến xã hội tính, tính người trong con người. Fromm đã khắc phục hạn chế này.

Ở phương diện đạo đức, Freud cũng xuất phát từ khía cạnh tính dục để luận bàn. Ông cho rằng, từ “mặc cảm Ơdip” trong bản năng vô thức vươn lên đến cái siêu thức trong tâm lý con người văn minh là do cấm kị của cha mẹ, phong tục tập quán, quy phạm đạo đức, giới luật tôn giáo… Ông cho rằng, “Siêu thức là đại diện cho mọi hạn chế về đạo đức” và là “hành động tương đối cao thượng của loài người” [2, 257]. Ông chia cái siêu thức ra làm hai: Lương tâm và cái tôi lý tưởng.

Cái sau sẽ xác định tiêu chuẩn của hành vi đạo đức, còn cái trước chịu trách nhiệm trừng phạt những hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức. Như thế, một cách gián tiếp, theo Freud thì lương tâm cũng như mọi quan hệ và tình cảm đạo đức đều liên đới và đối ứng với tình dục. Chính điều này dẫn người ta đến ngộ nhận phân tâm học là học thuyết duy tính dục. Nhận thức duy vật lịch sử của Mác đã khám phá ra điều đó.

Freud cũng đã có lý khi ông chia khát vọng cá nhân thành “sống theo mong muốn”

và “sống theo tất yếu”. Nhưng Freud lại quên rằng, mong muốn của con người được hình thành trong hoạt động tập thể của mọi người. Vì thế, về bản chất chúng không

đối lập với những tất yếu xã hội mà bao gồm cả những tất yếu ấy. Có lẽ vì thế mà những người kế nghiệp Freud đã cố gắng thoát khỏi những bế tắc trong học thuyết của ông. Chẳng hạn, E.Fromm đã sáng lập ra phân tâm học và tính cách dân tộc nhằm xem xét mặt xã hội tính của con người và ảnh hưởng của văn hoá đối với sự hình thành nhân cách. Đối với Fromm, “cái con người” sẽ bắt đầu ở nơi mà “cái tự nhiên” kết thúc. Quan niệm như vậy đã bị xem là “xét lại” chủ nghĩa Freud, đã bị coi là có ý đồ tổng hợp học thuyết Freud với học thuyết Mác, “xã hội hoá” học thuyết Freud và “nhân văn hoá” học thuyết Mác. Thực ra, những tìm tòi của Fromm đã một lần nữa chỉ ra rằng chỉ có học thuyết Mác mới đem lại cơ sở lý luận và phương pháp đúng đắn để hiểu rõ bản chất văn hoá của con người.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Như vậy, Freud xác định cấu trúc tâm lý con người gồm 3 yếu tố: “cái Nó”

(cái vô thức), “cái Tôi” (ý thức) và “cái Siêu tôi” (yếu tố văn hóa - xã hội), trong đó

“cái Siêu tôi” là yếu tố quan trọng nhất, mà biểu hiện khách quan của nó là môi trường văn hóa - xã hội gắn liền với các cơ chế quy định xã hội đối với hành vi con người như các tập quán truyền thống, các điều cấm kỵ, các yêu cầu của tôn giáo, tín ngưỡng, các quy phạm đạo đức tác động đến con người từ thời thơ ấu. Từ quan điểm của Freud, “cái Siêu tôi”, với tính cách là yếu tố văn hóa xã hội đóng vai trò trung gian giữa “cái Tôi” và “cái Nó”. Theo Freud, giữa “cái Tôi” và “cái Nó”, tức là giữa ý thức và cái vô thức, thường xuyên diễn ra cuộc đấu tranh, trong đó “cái Tôi”, ý thức không thể luôn luôn kiềm chế một cách thành công những bản năng vô thức. Đối với Freud, hành vi của một người được xác định không chỉ bởi ý thức, mà còn chủ yếu bởi cái vô thức ở người đó. Theo Freud, cái vô thức liên quan đến một lớp sâu thẳm nhất trong tâm lý con người, hoạt động trên cơ sở các bản năng tự nhiên với tính cách là những khuynh hướng khởi đầu, quy định những xúc cảm tâm lý và ý thức về chúng, đồng thời thể hiện khát vọng tự bảo tồn mang tính cá nhân và tính loài. Cả hai dạng khát vọng này, theo Freud, thể hiện rõ nhất ở bản năng tính dục, trong đó khát vọng duy trì nòi giống trùng hợp với sự thỏa mãn mãnh liệt nhất (khoái cảm). Do vậy, theo ông, trình độ đầu tiên của đời sống tâm lý tuân theo nguyên tắc thỏa mãn và Libiđô (sự ham mê nhục dục) chính là bản chất của cái vô thức. Bản năng Libiđô đó hướng đến việc duy trì đời sống chính là thể hiện bản

năng sống. Theo phân tâm học của F. Freud, trong con người có hai loại bản năng đối nghịch với nhau, hoạt động một cách vô thức: bản năng hướng đến cuộc sống, đến hạnh phúc, trong đó có khát vọng tính dục, bản năng sống (Eros) và bản năng hướng đến sự hủy hoại, hướng đến cái chết, bản năng chết (Thanatos). Hoạt động của con người bị quy định bởi sự tương tác và nhân nhượng của hai loại bản năng đó, tương ứng với hai loại ý chí đối nghịch với nhau hoạt động một cách vô thức: ý chí hướng đến cuộc sống và ý chí hướng đến cái chết. Những lực lượng vô thức của tâm lý này dường như điều khiển hoạt động của con người cá nhân. Theo Freud, trình độ khởi đầu của đời sống tâm lý này quy định nội dung của ý thức và tất cả các hình thức của hoạt động văn hóa trong đó có đạo đức và tôn giáo. Để kiềm chế khát vọng nguyên sơ của ý thức, “cái Tôi”, theo Freud, sẽ tìm kiếm các con đường vòng, và có thể thay đổi các mục đích nhằm hiện thực hóa năng lượng vô thức trên cơ sở cơ chế thăng hoa. Freud coi thăng hoa như là sự biến đổi và định hướng lại năng lượng sinh học – tính dục được tích tụ ở vô thức vào các khách thể ngoài tính dục, đặc biệt vào lĩnh vực văn hóa, trong đó có đạo đức. Do vậy, theo Freud, chính “cái Siêu tôi” được hình thành với tính cách là ý thức cá nhân nhờ sự tương tác năng lượng của cái vô thức với thực tại của cuộc sống xã hội, nhờ khát vọng đè nén và kiềm chế tiềm năng phá hoại của cái vô thức trong con người và hướng tiềm năng đó vào các mục đích văn hóa. “Cái Siêu tôi” được xem là kết quả thăng hoa của cái vô thức và được tạo ra nhờ cuộc đấu tranh của ý thức với những ham muốn vô thức và nhờ sự chuyển hóa năng lượng của những ham muốn vô thức đó vào các dạng hoạt động văn hóa. “Cái Siêu tôi” ràng buộc và khiến con người ngày càng lệ thuộc:

nó gắn kết con người với các tín điều quyền uy của tôn giáo và các chuẩn mực đạo đức, tình cảm, trách nhiệm và lương tâm, đồng thời khống chế con người bằng các điều cam kết luân lý và tước đi sự thỏa mãn cơ bản và hạnh phúc. Nói khác đi, trong cấu trúc tâm lý cá nhân, “cái Siêu tôi” đóng vai trò của kẻ kiểm duyệt từ bên trong, của lương tâm, của nhân cách từ lập trường của đạo đức xã hội, chèn ép những ham muốn vô thức. Do đó, ngay từ đầu, Freud coi đạo đức là lĩnh vực liên quan đến sức ép, sự cưỡng bức và sự đánh mất tự do. Theo Freud, con người sống giữa hai khả năng lựa chọn: cố gắng là người hạnh phúc, sau khi vứt bỏ những điều kiện ràng buộc của ý thức và văn hóa, sau khi vượt qua mọi ranh giới và tự do hiện

thực hóa các mong muốn của mình; sử dụng các thành tựu của nền văn minh và văn hóa, thường xuyên vấp phải các hạn chế và cấm kỵ, luôn cảm thấy mình là kẻ bị chèn ép, kẻ không có tự do, kẻ bất hạnh. Mặc dù có lúc ủng hộ việc từ bỏ các lợi ích của văn hóa nhằm thỏa mãn khát vọng tự nhiên hướng đến hạnh phúc, Freud nhấn mạnh khả năng cân bằng tối ưu giữa cái vô thức và những đòi hỏi của ý thức và nền văn hóa. Tuy vậy, ý tưởng của ông đã từng bị sử dụng cho việc tấn công vào lĩnh vực văn hóa. Đạo đức liên quan đến bổn phận và trách nhiệm, các quyền và nghĩa vụ, tình cảm, lương tâm và xấu hổ đã bị tuyên bố là những thiên kiến dối trá, gây trở ngại cho cuộc sống. Việc từ bỏ các thiên kiến đó dường như có thể giúp giải thoát cho con người, làm cho con người có hạnh phúc và tự do. Các cách tiếp cận này đã đề cao vấn đề lương tâm, tính nguyên tắc và tính không khoan nhượng của lối sống đạo đức của con người cá nhân, đặc biệt tôn vinh tinh thần dám chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình. Tính độc đáo của cách tiếp cận đạo đức học của phân tâm học thể hiện ở chỗ đặt ra những vấn đề mới có ý nghĩa khoa học sâu sắc nhằm làm sáng tỏ nguồn gốc, động lực và bản chất của các hành vi con người, đặc biệt khẳng định khả năng phân tích cấu trúc tâm lý của con người và vai trò của yếu tố vô thức, trong đó có yếu tố tính dục như là một trong những nguồn gốc cơ bản của các hành động con người.

Một phần của tài liệu tư tưởng đạo đức học trong phân tâm học của sigmund freud​ (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w