Theo như thao tác khái niệm về nguồn vốn con người tại phần thao tác hóa khái niệm, nguồn vốn con người bao gồm các yếu tố như cơ cấu nhân khẩu của hộ gia đình, tri thức, khả năng học tập, làm việc và sức khỏe. Đây là những yếu tố tạo điều kiện giúp con người theo đuổi và đạt được các mục tiêu sinh kế, được nâng cao thông qua đầu tư trong giáo dục, huấn luyện, lao động để có thể đáp ứng với một hoặc nhiều nghề nghiệp. Với phạm vi luận văn, đề tài tập trung miêu tả thực trạng nguồn sinh kế của địa bàn khảo sát trên những khía cạnh trình độ học vấn, nghề nghiệp, sự định hướng học tập và nghề nghiệp cho thế hệ tương lai.
2.1.1. Trình độ học vấn
Trình độ học vấn là một trong những yếu tố nhân khẩu học quan trọng trong việc đánh giá năng lực nghề nghiệp của con người. Tại địa bàn khảo sát, trình độ học vấn của người dân chưa cao nên mức độ đáp ứng nghề nghiệp sẽ bị hạn chế.
Biều đồ 1.1: Cơ cấu mẫu khảo sát về trình độ học vấn
(Đơn vị %)
Gần 60% người trả lời trong tổng số mẫu có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên (58,5%). Tỷ lệ người trả lời có trình độ tiểu học và trung học cơ sở lần lượt chiếm 4,5% và 37% cơ cấu mẫu khảo sát.
Trong quá trình xử lý số liệu thống kê, đề tài có sử dụng phần mềm kiểm định độ tin cậy của số liệu Zig test. Trong đó, với giá trị 1,645=z<1,96 thì mức độ
tin cậy CI=90%; với giá trị 1,96=z<2,58 thì mức độ tin cậy CI=95%; với giá trị z ≥ 2,58 thì mức độ tin cậy CI=99%.
Bảng 2.1: Bảng tương quan trình độ học vấn với địa bàn khảo sát và giới tính người được phỏng vấn
Tổng số mẫu
Địa bàn khảo sát Giới tính Đình Bảng Đồng Nguyên Nam Nữ
Mẫu khảo sát 400 200 200 174 226
% % % % %
Tiểu học 4,5 7,5 1,5 1,7 6,6
THCS 37,0 42,0 32,0 28,2 43,8
THPT 35,5 30,0 41,0 43,7 29,2
Trung cấp nghề 10,0 8,5 11,5 9,8 10,2
Cao đẳng / Đại học 12,2 11,0 13,5 15,5 9,7
Trên đại học 0,8 1,0 5,0 1,1 0,4
Tuy nhiên, theo số liệu Bảng 1 có sự khác biệt về trình độ học vấn của người trả lời trong tương quan với địa bàn khảo sát và giới tính. Người trả lời sống ở phường Đồng Nguyên có trình độ học vấn cao hơn những người sống ở phường Đình Bảng. Tỷ lệ người trả lời có trình độ học vấn từ THPT trở lên ở phường Đình Bảng 50,5% , thấp hơn 20% so với tỷ lệ này ở phường Đồng Nguyên (71%). Cũng như vậy, đối tượng nam giới trong mẫu khảo sát có trình độ học vấn cao hơn đối tượng nữ giới. Tỷ lệ nam giới trong mẫu khảo sát có trình độ từ THPT trở lên là 70,1%, cao hơn 20% so với tỷ lệ này trong nhóm đối tượng nữ giới(49,5%), (z=4,1, 99%CI).
2.1.2. Nghề nghiệp
Có sự tương đồng giữa số liệu thống kê giữa trình độ học vấn (Bảng 2.1) với cơ cấu nghề nghiệp (Biểu đồ 2.2 dưới đây). Nghề nông ở phường Đình Bảng chiếm tỉ lệ cao, trong đó, các nghề như kinh doanh và nghề tự do tại phường Đồng Nguyên rất phổ biến. Điều này được lý giải là do trình độ học vấn cao cấp Đại học/Cao đẳng trở lên ở phường Đồng Nguyên cao hơn trình độ này tại phường Đình Bảng.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nghề nghiệp chính của người dân tại địa bàn khảo sát (Đơn vị %)
Về cơ cấu nghề nghiệp chính của đối tượng khảo sát, nghề nông vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất với 34,5% tổng số người trả lời, tiếp theo là nghề kinh doan/buôn bán (19%) và nghề tự do (15,2%). Tỷ lệ cán bộ/viên chức, công nhân/thợ thủ công và bác sĩ/y tá chỉ lần lượt chiếm 10,5%; 9% và 2,2% tổng số mẫu khảo sát. Phải kể đến gần 1/10 tổng số người trả lời là cán bộ hưu trí hoặc làm nội trợ ở nhà (9,6%). Điều này dễ hiểu vì 26% số người được phỏng vấn thuộc nhóm tuổi trên 55 đến 70 tuổi, nằm ngoải độ tuổi lao động.
Tuy nhiên, số liệu thu được cho thấy có sự khác biệt về cơ cấu nghề nghiệp của người trả lời trong tương quan so sánh theo địa bàn hai phường khảo sát. Người trả lời ở phường Đỉnh Bảng chủ yếu làm nghề nông (54,5%) – gần gấp 4 lần tỷ lệ này ở phường Đồng Nguyên (14,5%), và kinh doanh buôn bán (26,5%) – gấp hơn 2 lần tỷ lệ này ở phường Đồng Nguyên (11.5%). Tỷ lệ cán bộ/viên chức và bác sĩ/y tá
chỉ lần lượt chiếm 14,5% và 4,5% đối tượng trả lời ở khu vực phường Đình Bảng.
Trong khi đó, đối tượng làm nghể tự do (30,5%), công nhân/thợ thủ công (18%) và hưu trí /nội trợ (19%) phổ biến và chỉ xuất hiện ở mẫu khảo sát ở phường Đồng Nguyên.
“ Ở đây làm ruộng vẫn là nghề chính ruộng đất ở đây chưa bị thu h i như các nơi khác, chưa có dự án nào thu h i đất đai nên bà con vẫn còn ruộng đ cấy lúa. T thời xưa ở đây vẫn làm ruộng nhiều chứ kh ng như các làng bên cạnh.” Nam 43 tu i Đình ảng
“ Nghề nghiệp chủ yếu là nghề tự do có việc thì làm. Thành phần còn lại là c ng nhân mấy khu c ng nghiệp xung quanh kinh doanh ch có nhà ngh với lại khách sạn th i chứ còn nghề nghiệp khu vực này kh ng đa dạng l m.” Nam 63 tu i Đ ng Nguyên
Ngoài ra, ở phường Đình Bảng có nghề truyền thống như làm bánh phu thê, nấu rượu… vẫn được duy trì cho đến nay, tuy vậy, do không còn nhiều người theo nghề truyền thống này nên đã bị mai một ít nhiều. “Nghề truyền th ng duy trì làm hàng ngày đấy hiện tại ch c cũng ch được 5 hộ vẫn duy trì truyền th ng làm bánh như bánh phu thê xu xê nghề nấu rượu.” Nam 39 tu i Đình ảng
Biểu đồ 2.3: Tương quan nơi làm việc chính của người dân với địa bàn (Đơn vị %)
Số liệu từ Biểu đồ 2.3 cho thấy phần lớn người dân làm việc tại hộ gia đình của mình (76,5%). Tỷ lệ làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan hành chính, nhà máy và xưởng sản xuất v.v… là không đáng kể. Điều này một phần có thể lý giải được từ tỷ lệ người trả lời làm nghề nông, kinh doanh/buôn bán, nghề tự do và hưu trí/nội trợ là 87,3% tổng số mẫu khảo sát. Đây là tình trạng chung ở cả hai phường thuộc địa bàn khảo sát.
Biểu đồ 2.4: Tương quan nghề nghiệp phụ với địa bàn khảo sát (Đơn vị %)
Người dân trong địa bàn khảo sát bên cạnh những nghề chính còn làm những nghề phụ khác (Tổng số người làm nghề phụ là 173 người tương đương 43,25%
tổng số người được phỏng vấn). Họ thường làm thêm các nghề tự do (37,7%), nghề nông (23,3%) và kinh doanh buôn bán (22%). Chỉ một số ít cá nhân coi cán bộ/viên chức và công nhân/thợ thủ công (thứ tự tỷ lệ chiếm 4% và 6,9%) là nghề phụ của mình. Trong đó, cũng giống như nghề chính, số người có nghề phụ là cán bộ viên chức ở phường Đình Bảng cao hơn 3,7% so với phường Đồng Nguyên (z=2,1 CI 95%).
“ Lương nhà nước ch n định th i chứ làm sao trang trải đủ các khoản sinh hoạt hàng ngày và tiền học của con cái. Vậy nên hai vợ ch ng chú tay trong tay ngoài mở c a hàng bu n bán nhỏ đ có đ ng ra đ ng vào hàng tháng.” Nam 42 tu i Đình ảng
“ ây giờ thì ai chả làm mấy việc một lúc làm như thế mới có thu nhập đ chi trả thời kì bão giá này chứ. Hiện nay c có c a hàng tạp hóa nhưng vẫn nu i gà lợn đ bán đều mà.” Nữ 49 tu i Đ ng Nguyên
“ ng ty gia đình chú làm ăn cũng khá n. Tuy nhiên mấy năm nay theo tình hình kinh tế chung cũng gặp chút khó khăn nên chú kh ng bỏ c ng việc ở cơ quan là trường dạy nghề của thị xã. Dù sao thu nhập của giáo viên ít nhưng bù lại n định và nhiều thời gian.” Nam 50 tu i Đ ng Nguyên
- Về s lần thay đ i nghề
Theo đề tài, chất lượng sinh kế của người dân cũng được đánh giá bằng sự ổn định trong nghề nghiệp. Tại địa bàn khảo sát, việc thay đổi nghề không diễn ra quá phổ biến.
Bảng 1.2: Số lần thay đổi nghề nghiệp theo địa bàn khảo sát và giới tính
Số lần thay đổi nghề Tổng số mẫu
Khu vực Giới tính
Đình Bảng
Đồng
Nguyên Nam Nữ
400 200 200 174 226
% % % % %
Chƣa thay đổi lần nào 76,8 100,0 53,5 78,2 75,7
Thay đổi 1 đến 2 lần 16,0 0,0 32,0 18,4 14,2
Thay đổi nhiều hơn 2 lần 7,2 0,0 14,5 3,4 10,2
Gần 50% số người trả lời ở phường Đồng Nguyên đã từng thay đổi nghề nghiệp. Trong đó, tỷ lệ người đã từng thay đổi nghề nghiệp 1 đến 2 lần ở phường Đồng Nguyên là 35%, gấp 2,2 lần tỷ lệ thay đổi nghề nghiệp nhiều hơn 2 lần (14,5%). Đặc biệt, tỷ lệ thay đổi nghề nghiệp nhiều hơn 2 lần ở nữ giới (10,2%) cao
Để xác định lý do thay đổi nghề nghiệp của người dân ở địa bàn khảo sát, câu hỏi đã được thiết kế cho người trả lời tự đánh giá những vấn đề xoay quanh công việc của mình dựa trên thang Likert 4 điểm xem có phù hợp với suy nghĩ của mình không. Thang đo được thiết kế với điểm thấp nhất là 0 – Hoàn toàn không đúng và cao nhất là 3 – Hoàn toàn đúng :
Thang Likert 4 điểm
0 1 2 3
Hoàn toàn
không đúng Ít đúng Gần đúng Hoàn toàn đúng
Đối với người dân đã từng thay đổi nghề, nguyên nhân thay đổi nghề của họ chủ yếu xuất phát từ sự bấp bênh của công việc dẫn đến mất ổn định trong cuộc sống gia đình, hơn nữa, yêu cầu về chế độ ưu đãi việc làm cũng được người dân quan tâm. Những số liệu thuộc biểu đồ 2.5 và 2.6 sẽ làm rõ hơn vấn đề này.
Biểu đồ 2.5: Lý do thay đổi nghề nghiệp của người dân tại địa bàn khảo sát
Kết quả thu được cho người trả lời trong địa bàn khảo sát thay đổi nghề nghiệp chủ yếu do thu nhập bấp bênh (2,66/3 điểm). Bên cạnh đó, sự thiếu ổn định của nghề nghiệp (1,99/3 điểm) và chế độ ưu đãi của công việc chưa phù hợp (1,78/3 điểm) cũng là lý do dẫn đến sự thay đội nghề nghiệp của người dân trong địa bàn khảo sát.
“Nghề nào thì t i kh ng biết chứ t i làm n ng nghiệp vất vả đủ đường su t cả năm t i mặt t i mũi với lợn gà cám bã, ... mà cu i vụ tiền thu lại cũng lãi có là bao. Thậm chí một đợt dịch hoặc gi ng kém chất lượng là c ng sức cả năm vứt ra s ng ra bi n hết. Nên bằng mọi cách t i cũng phải đ i sang làm việc khác mà làm th i.” Nam 55 tu i Đình ảng
“ Gia đình chú có vườn quả tr ng cây theo mùa nên tùy vào thời tiết mà cho năng suất cao hay thấp. Diện tích nhỏ nên chú khó mà tr ng thêm mấy gi ng nữa.
Mấy năm trước chú cũng đang khó khăn về tiền nong nên người nhà rủ ra Hà Nội bu n bán thế là đi lu n. Làm ăn có chút v n liếng nên chú về đây mở nhà hàng riêng.” Nam 47 tu i Đ ng Nguyên
Biểu đồ 2.6: Đánh giá nghề nghiệp hiện tại của người dân tại địa bàn khảo sát
Đối với nghề nghiệp hiện tại, mức độ hài lòng của người dân cũng được đánh giá dựa trên thang Likert 4 như đã sử dụng để tìm hiểu lý do thay đổi nghề nghiệp của người trả lời trong mẫu khảo sát. Kết quả được nêu trong Biểu 2.6 cho thấy, mức độ hài lòng với công việc hiện tại của người dân trong địa bàn khảo sát là khá cao. Công việc hiện tại phù hợp với sức khỏe (2,5/3 điểm), trình độ học vấn (2,38/3 điểm) của họ. Bên cạnh đó, công việc hiện tại đã gần như đáp ứng đủ trang thiết bị (2,1/3 điểm) và cơ sở hạ tầng làm việc (2,05/3 điểm), và phần nào đưa đến cho họ thu nhập ổn định hơn (2,21/3 điểm). Tuy nhiên, chế độ ưu đãi của công việc hiện tại vẫn chưa làm hài lòng người dân trong địa bàn khảo sát (0,73/3 điểm). Số liệu này hoàn toàn phù hợp với số liệu tại biểu 6, chế độ ưu đãi hạn chế
cũng là lý do khiến nhiều người dân thay đổi nghề nghiệp của họ (1,78/3). Đề tài càng được khẳng định rằng chế độ chính sách ưu đãi đối với người lao động của địa phương còn nhiều hạn chế, cần được rà soát và chỉnh sửa để phù hợp với những biến đổi về lao động và việc làm hiện nay.
“ T i học về sư phạm. Vì xin việc ở thành ph khó quá nên t i về quê thì lại được b trí đi dạy ở trường ở xã lu n. ũng là may m n vì việc dạy học đúng chuyên m n của t i. Thu nhập chưa nhiều ưu đãi cũng ít nhưng cũng là tạm n.”
Nữ 33 tu i Đình ảng
“ ác chế độ lao động ở đây cũng ít và thực hiện chậm l m. Nói đơn giản c làm tăng ca mà giải quyết tiền làm thêm cũng mãi kh ng xong. R i có đợt c m thì đến nơi làm việc đ giải quyết chế độ thì đòi hỏi hết giấy nọ tờ kia.” Nữ 40 tu i Đ ng Nguyên
“ … hế độ lao động thì cũng được nơi làm việc ph biến nhưng thực hiện thì chẳng ra sao. Nói chung là vẫn chưa thỏa đáng cháu ạ!” Nam 45 tu i Đình ảng
2.1.3.Định hướng học tập và định hướng nghề nghiệp
Định hướng học tập và nghề nghiệp là một việc làm hết sức quan trọng bởi lẽ nó sẽ giúp cho các em học sinh có những hiểu biết chi tiết hơn việc học và việc chọn nghề nghiệp tương lai và hơn nữa, giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quốc gia. Việc định hướng phải dựa trên nhiều yếu tố như sức khỏe, giới tính, khả năng, sở trưởng cá nhân…Bởi vậy, trách nhiệm định hướng học tập và nghề nghiệp cho học sinh không chỉ thuộc về nhà trường, mà gia đình cũng đóng vai trò cốt yếu.
Những bậc phụ huynh sẽ là những người hiểu nhất tâm lý và sở thích của con cái nên họ sẽ có những định hướng hợp lý và chuẩn xác hơn cả.
Với phạm vi nghiên cứu tại địa bàn khảo sát, đề tài đề cập đến một số định hướng về học tập và nghề nghiệp của các bậc phụ huynh đối với con cái họ trong bối cành ngày càng đa dạng hóa ngành nghề và thị trường lao động chuyên môn hóa. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh sẽ có hình thức như thế nào để hỗ trợ cho con em mình.
Biểu đồ 2.7: Định hướng của bố mẹ về cấp học cho con (Đơn vị: %)
Về định hướng học tập cho con cái của người dân hai phường khảo sát, kết quả thu được cho thấy không có sự khác biệt lớn giữa việc định hướng cấp học của bố mẹ dành cho con trai và con gái. Dễ thấy bố mẹ trong mẫu khảo sát có xu hướng để con tự lựa chọn cấp học phù hợp với mong muốn bản thân. Tỷ lệ bố mẹ để cho con trai tự lựa chọn cấp học là 45,7% và tỷ lệ bố mẹ để con gái tự lựa chọn cấp học là 47,9 tổng số người được phỏng vấn.
“ on nào chả là con. Thậm chí con gái chân yếu tay mềm thì mình càng phải giúp đỡ nhiều hơn ý chứ. Nói vậy th i chú thấy b mẹ nên đ con cái chọn con đường mà chúng thấy phù hợp với bản thân nhất. Tất nhiên b mẹ vẫn có th khuyên bảo nhưng kh ng nên can dự và ép buộc chúng học hay làm điều gì. Vì điều này có th làm cho con chán nản hoặc căng thẳng mà dẫn đến hậu quả kh ng mong mu n.” Nam 60 tu i Đ ng Nguyên
“ Việc học như thế nào học đến đâu của con thì đ chúng tự túc th i miễn sao học đủ đ có cái nghề. Su t ngày c lo chạy hàng thì kh ng th có thời gian suy nghĩ t m đến thế được.” Nữ 50 tu i Đình ảng
“ Học cấp 3 là đủ r i vì có th đi học nghề r i đi làm được lu n. Nhưng học lên đại học/cao đẳng thì nhiều cơ hội hơn ví dụ như: việc t t hơn lương cao hơn … Vì thế chú vẫn mong con học ít nhất hết cấp 3 còn nếu nó có khả năng thì học lên đại học và trên đại học nữa thì càng t t” Nam 55 tu i Đình ảng
Ngoài ra, bố mẹ định hướng cho con học tới cấp đại học/cao đẳng chiếm tỷ
con học đến cấp phổ thông trung học chiếm tỷ lệ nhỏ. Tỷ lệ bố mẹ định hướng con học trên đại học chiếm khoảng 17 đến 18%, một tỷ lệ không lớn nhưng cho thấy phần nào nhu cầu nâng cao trình độ học vấn cho thế hệ trẻ của người dân địa phương.
Biểu đồ 2.8: Những hình thức hỗ trợ của bố mẹ về việc học tập của con (Đơn vị %)
Nhìn chung các bậc phụ huynh đều rất quan tâm và hỗ trợ tích cực cho con cái học tập. Điều đầu tiên họ chú ý đến đó là việc động viên tinh thần (81%) và chăm sóc sức khỏe (79%) cho con cái mình. Bên cạnh đó việc đâu tư trang thiết bị học tập (72,8%) và tạo điều kiện cho con đi học thêm (69,8%) cũng được họ để ý đến. Tuy nhiên, tỷ lệ phụ huynh tự tìm hiểu kiến thức hướng dẫn con học tập còn thấp, chỉ chiếm 18,5% mẫu khảo sát. Điều này chứng tỏ việc hiểu kiến thức và tham gia hỗ trợ trực tiếp con cái trong quá trình học của các bậc phụ huynh chưa thực sự phổ biến.
“Trình độ của mình thì làm sao tự tìm hi u và học cùng con được. Nhất là các m n học ở trường của con thay đ i rất nhiều so với những gì chú được học ngày xưa.
Nên là cứ c g ng đi làm r i tích góp tiền cho con học bằng bạn bằng bè th i”
Nam 49 tu i Đ ng Nguyên
“ ác m n học của con bây giờ khó l m kh ng dễ hướng dẫn con học đâu. on c mới học lớp 7 nhưng mấy bài tập toán của cháu c nghĩ mãi kh ng ra nên nó toàn phải tự nghĩ hoặc hỏi bạn.” Nữ 39 tu i Đình ảng