Thực trạng nguồn vốn xã hội

Một phần của tài liệu Luận Văn Nguồn sinh kế của người dân vùng ven đô (Trang 49 - 56)

Nguồn vốn xã hội là các mối quan hệ xã hội mà con người tạo ra và duy trì để góp phần hỗ trợ họ trong cuộc sống. Nguồn vốn xã hội được phát triển thông qua các mạng lưới xã hội, sự hợp tác giữa các thành viên nhóm, hội; các mối quan hệ được thực hiện dựa trên niềm tin, sự phụ thuộc lẫn nhau, trao đổi và ảnh hưởng lẫn nhau.

Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung vấn đề nguồn vốn xã hội trên những khía cạnh như: Hình thức hỗ trợ của các thành viên trong gia đình, họ hàng và các nhóm tổ chức xã hội đối với người dân trong địa bàn khảo sát; Mức độ tham gia các tổ chức xã hội ở địa phương

2.3.1. Hỗ trợ từ các thành viên trong gia đình, họ hàng

Nhìn chung, hầu hết người dân thường tự xoay xở và ít nhận được sự hỗ trợ từ các thành viên trong gia đình hay họ hàng. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho người dân chủ động trong cuộc sống. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cũng khiến các khu dân cư dần tách biệt, cũng như, người dân đi lao động nay đây mai đó xa nhà cũng làm cho mức độ gần gũi giữa các thành viên gia đình và họ hàng hạn chế hơn.

Biểu đồ 2.18: Các hình thức hỗ trợ trong gia đình, họ hàng (Đơn vị %)

72% tổng số người được phỏng vẫn cho biết họ thường tự xoay xở và ít nhận được sự hỗ trợ từ các thành viên trong gia đình hay họ hàng. 28% số người trả lời phỏng vấn nhận được sự hỗ trợ của gia đình, họ hàng chủ yếu bằng tiền (20,8%) và bằng nhân lực (14,2%). Hình thức giúp đỡ bằng đất đai, nhà xưởng và trang thiết bị gần như không có.

“ òn mỗi mình gia đình t i ở lại quê cha đất t . Họ hàng mỗi người một nơi. Thời bu i làm ăn mà. Thi thoảng có dịp mới gặp nhau chứ chủ yếu là thăm hỏi qua điện thoại th i chứ giúp đỡ thì đợi đến bao giờ!” Nam 55 tu i Đình ảng).

“ Nói chung bây giờ người dân ở đây cũng có nhiều người t nơi khác đến nên cũng phức tạp. T i giữ m i quan hệ làng xóm vui vẻ th i. uộc s ng gia đình mình thì mình tự lo.” Nam 34 tu i Đ ng Nguyên

Dựa trên tương quan hai phường khảo sát, tỷ lệ người dân không nhận được hỗ trợ nào từ các thành viên trong gia đình, bạn bè tại phường Đình Bảng cao hơn 11% so với phường Đồng Nguyên. Thể hiện rõ nét khitỷ lệ người dân được gia đình, bạn bè trợ giúp về tiền và nhân lực tại phường Đồng Nguyên thấp hơn đáng kể so với phường Đình Bảng ( tỷ lệ thấp hơn thứ tự là 9,5% và 8,5%)

2.3.2. Hỗ trợ t các t chức xã hội

Nhìn chung, người dân tại địa bàn khảo sát tham gia các tổ chức xã hội rất đông đảo. Có 80,7% số người trả lời phỏng vấn có tham gia các tố chức xã hội địa

phương. Tỷ lệ này gấp 4 lần so với tỷ lệ số người không tham gia tổ chức xã hội nào.

Bảng 2.4: Tỷ lệ người dân tham gia các tổ chức xã hội

Đơn vị Tổng số mẫu Đình Bảng Đồng Nguyên

Có tham gia Người 323 172 151

% 80,7 86 75,4

Không tham gia Người 77 41 36

% 19,3 14 24,6

“Hầu như mọi người đều tham gia hết người nào phù hợp với nhóm nào thì tham gia nhóm đấy ví dụ như n ng dân thì tham gia vào hội N ng dân ai là phụ nữ thì tham gia vào hội Phụ nữ ai cao tu i tham gia vào hội cao tu i… hay có các hội như là Đoàn thanh niên cựu chiến binh. Ở đây mọi người tham gia hết có vấn đề gì là họ đi họp đ ng đủ ch cần lên loa th ng báo ngày nào họp lúc nào mấy giờ… đ người dân n m được là họ tham gia ngay cũng kh ng phải thúc giục gì nhiều. Hội nào cũng thế ai là thành viên hội khi mà gặp khó khăn mọi người đều c g ng giúp đỡ” Nam 43 tu i Đình ảng

Ở phường Đình Bảng, số người tham gia các tổ chức xã hội cao hơn khoảng 9% so với phường Đồng Nguyên (z=2,4 CI 95%).

Người dân tham gia các tổ chức xã hội địa phương rất đông đảo và nhiệt tình, biểu đồ 2.19, về tương quan tỷ lệ người dân tham gia tổ chức xã hội theo địa bàn khảo sát sẽ cho thấy những tổ chức xã hội nào đang thu hút nhiều sự quan tâm của người dân địa phương hơn cả.

Biểu đồ 2.19:Tương quan tỷ lệ người dân tham gia một số tổ chức xã hội (Đơn vị %)

Nhìn chung, số người dân tham gia hội phụ nữ chiếm tỷ lệ cao nhất (57%).

Bên cạnh đó, chiếm tỷ lệ thấp hơn, hội nông dân và hội người cao tuổi cũng được khá nhiều người dân quan tâm tham gia (thứ tự chiếm 26,6% và 24,5%). Các tổ chức khác có tỷ lệ tham gia của người dân ở mức độ vừa phải.

Xét trên tương quan địa bàn khảo sát, hội nông dân ở phường Đình Bảng có số người tham gia nhiều hơn phường Đồng Nguyên (z=3,8 CI 99%)

Biểu đồ 2.20: Một số hình thức hỗ trợ của địa phương đối với người dân (Đơn vị %)

Khi người dân tham gia các tổ chức xã hội, họ chủ yếu nhận được sự động viên tinh thần (94,4%). Bên cạnh đó, hình thức chia sẻ cùng giải quyết khó khăn,

hình thức hỗ trợ người dân về thông tin, kinh nghiệm sống và lao động sản xuất khá phổ biến (thứ tự chiếm 31,9% và 30%).

Mặt khác, hoạt động hỗ trợ về tinh thần được thực hiện ở phường Đồng Nguyên nhiều hơn so với phường Đình Bảng (z=2,1 CI 95%). Tuy nhiên, người dân ở phường Đình Bảng nhận được sự hỗ trợ về tiền và trao đổi thông tin và kinh nghiệm sống cũng như lao động sản xuất chiếm tỷ lệ cao hơn phường Đồng Nguyên (giá trị tin cậy thứ tự là z=2 CI 95% và z=2,7 CI 99%)

“ án bộ đoàn th ở đây ân cần l m. Nhà ai có chuyện gì là họ đến thăm hỏi động viên tinh thần lu n. Thực ra cũng có nhà khó khăn l m thì hội này hội nọ có quyên góp tiền biếu tặng cũng kh ng nhiều nhưng quý là ở tấm lòng mà” Nữ 60 tu i Đ ng Nguyên

“ ái lợi đầu tiên được cung cấp th ng tin bao g m các th ng tin về sản xuất cây tr ng vật nu i cách thức cung ứng và thi trường tiêu thụ … cái lợi thứ 2 là được tư vấn giải đáp các th c m c phát sinh trong sản xuất - kinh doanh của người n ng dân đ t đó người dân hi u rõ hơn về vấn đề mình m c phải.” Nam 43 tu i Đình ảng

Ngoài ra, để hiểu rõ hơn về một số hoạt động hỗ trợ nào đã và đang được các tổ chức xã hội thực hiện tại địa bàn khảo sát, phỏng vấn bằng bảng hỏi với người dân sinh sống ở khu vực khảo sát được tiến hành và thu nhận được kết quả thống kê như sau:

Biểu đồ 2.21: Các hoạt động đƣợc thực hiện tại địa bàn (Đơn vị %)

Các hoạt động được tổ chức xã hội địa phương thực hiện khá đa dạng. Đa số ngưởi dân đều xác nhận rằng ở khu vực họ sinh sống có hoạt động khuyến khích người dân tham gia các tổ chức xã hội (87,8%), khuyến khích tham gia bảo hiểm y tế (87,5%), tạo điều kiện cho người dân trực tiếp giao dịch và vay vốn (84,8%); bên cạnh đó là hoạt động bảo vệ và giải quyết các vấn đề môi trường (82,4%), khám chữa bệnh định kỳ (80%), hướng dẫn sử dụng vốn hiệu quả (71,2%) và khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm xã hội (64,5%). Đối với những hoạt động liên quan đến việc làm và lao động sản xuất thì tỉ lệ người dân lựa chọn thấp hơn (dưới 50% mỗi hoạt động), thấp nhất là hoạt động hỗ trợ trang thiết bị lao động sản xuất (15,8%). Về vấn đề này, đề tài thu nhận được sự tương đồng trong biểu thống kê số 2.20 và 2.21, các hoạt động hỗ trợ về cơ sở vật chất, công nghệ sản xuất và thiết thực hơn cả là hỗ trợ tìm việc làm và đào tạo nghề cho người dân chưa được thực hiện thường xuyên và sát sao. Để minh họa thêm những số liệu trên, đề tài cung cấp một số phỏng vấn sâu được tiến hành với người dân ở địa bàn khảo sát.

“Về n ng nghiệp hệ th ng tưới tiêu kh ng được thường xuyên l m thêm cả chuột bọ nữa. Nó c n hết bao lúa. Nhìn mà thấy sót hết cả ruột. T i đang bảo đi mua vải nhựa về căng cùng mấy nhà có ruộng xung quanh đó cùng căng cho nhanh mà đỡ t n kém. hính quyền kh ng có hỗ trợ gì hết tự lo cả hơn nữa trong này cách xa ngoài đường lớn nên hầu như người dân trong th n tự bảo ban nhau tự chia sẻ kinh nghiệm th i.” Nam 61 tu i Đình ảng

“Nhìn chung là kh ng có tri n khai chính sách gì cũng kh ng có đào tạo nghề đâu.

h có các doanh nghiệp họ đào tạo th i hoặc tự con em mình phải đi học th i.”

Nam 65 tu i Đ ng Nguyên

Mặt khác về tương quan giữa hai phường khảo sát, trong hầu hết các hoạt động được nêu trên, tỉ lệ người dân ở phường Đình Bảng xác nhận tổ chức xã hội địa phương có thực hiện cao hơn khá nhiều so với phường Đồng Nguyên. Tỉ lệ chênh lệch tập trung vào một số hoạt động liên quan đến đào tạo nâng cao tay nghề, hưỡng dẫn sử dụng vốn hiệu quả và một số hỗ trợ kiến thức và vật chất cho lao động sản xuất, trong đó tỉ lệ chênh lệch nhiều nhất ở hoạt động bồi dưỡng kiến thức về giống cây, vật nuôi… (24,3%). Một số người dân sinh sống ở phường Đồng Nguyên đã có ý kiến như sau:

“ ên chính quyền đoàn th địa phương kh ng có chương trình cũng kh ng có chính sách gì hỗ trợ người dân hi u biết thêm mấy th ng tin về cây tr ng vật nu i đâu. Người dân tự túc học nhau r i nghe ngóng tin trên ti vi chương trình vtv2 ý”

Nam 65 tu i Đ ng Nguyên

“Khu đ thị này người ta đã bàn giao cho dân cư khoảng 8 năm r i thế nhưng người ta lại kh ng bàn giao mặt bằng cho chính quyền toàn bộ cơ sở vật chất ở đây kh ng được bàn giao cho chính quyền nên chính quyền ch quản lý về hành chính con người th i. Nên có vấn đề gì thì dân chịu chả biết kêu ai. hẳng hạn như đường điện người dân đóng thuế thì chính quyền phải lo nhưng chính quyền lại kh ng đ ý đến. Điện ở đây người dân phải tự đóng đ tự duy trì ánh sáng. ỏ ở đây là người dân phải tự thuê người c t cỏ hết.” Nữ 60 tu i Đ ng Nguyên

Một phần của tài liệu Luận Văn Nguồn sinh kế của người dân vùng ven đô (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)