Các yếu tố cơ bản tác động tới nguồn sinh kế vùng ven đô

Một phần của tài liệu Luận Văn Nguồn sinh kế của người dân vùng ven đô (Trang 70 - 76)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN

3.1. Các yếu tố cơ bản tác động tới nguồn sinh kế vùng ven đô

Qua khảo sát thực tế tại hai phường Đình Bảng, Đồng Nguyên và thống kê từ các nguồn tài liệu cho thấy, vùng ven đô này có quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của Thành phố Hà Nội và các đô thị lân cận. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa khiến cho các đô thị ngày càng mở rộng từ đó các vùng ven đô đạt được những điều kiện thuận lợi riêng trong quá trình phát triển so với các vùng nông thôn khác. 2 phường Đình Bảng, Đồng Nguyên cùng các vùng ven đô khác đã, đang chịu sự tác động trực tiếp, mạnh mẽ của xu hướng Công nghiệp hóa, đô thị hóa và chính sách điều tiết kinh tế- xã hội của Nhà nước, chính sách của địa phương. Những tác động này đã ảnh hưởng rất lớn đến nguồn sinh kế của người dân vùng ven đô.

3.1.1.Yếu tố đô thị hóa-Công nghiệp hóa

Đô thị hóa là quá trình tất yếu của các vùng ven đô thị. Quá trình đô thị hóa tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và hệ thống kinh tế vùng nông thôn ngoại thành; thúc đẩy đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở đường xá thuận lợi cho lưu thông hàng hóa; phát triển nhanh mạng lưới điện, cung cấp nguồn nước sạch phục vụ cho hoạt động sản xuất và cải thiện dân sinh,…

Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa của Phường Đình Bảng và Phường Đồng Nguyên cũng như các vùng vên đô thị khác tại Việt Nam diễn ra khá nhanh. Những mặt tích cực của quá trình đô thị hóa đối với nguồn sinh kế tại Phường Đình Bảng và Phường Đồng Nguyên như: Trình độ học vấn đã được nâng lên (từ Phổ thông trung học trở lên chiếm 58,5%); cơ cấu nghề nghiệp có sự dịch chuyển theo xu hướng nông nghiệp giảm dần các nghề nghiệp có thu nhập cao hơn nông nghiệp tăng dần (Nghề kinh doanh/buôn bán chiếm 24,8% gần tương đương với tỉ lệ người dân làm nông nghiệp 34,5%); thuận lợi hơn trong việc khả năng tiếp cận các nguồn vốn đầu tư; điều kiện đáp ứng nhu cầu cuộc sống được cải thiện (điện, nước, nhà ở,…).

Bên cạnh những mặt tích cực, đô thị hóa cũng phát sinh nhiều vấn đền bất cập cần giải quyết như:

-Về nguồn vốn con người: Vấn đề về việc làm cho người dân bị thu hẹp hoặc mất đất sản xuất, đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp để đảm bảo an ninh sinh kế., Theo biểu đồ 2.25: 35% người dân được điều tra bị thu hẹp đất sản xuất để phục vụ cho nhu cầu quy hoạch công trình hành chính và công cộng của Nhà nước và địa phương, kéo theo một số vấn đề như thiếu việc làm, thu nhập bấp bênh… gây nên tâm lý thiếu ổn định và không tập trung lao động sản xuất cho người dân.

“Ở đây thất nghiệp nhiều l m. Mọi khi người ta đi làm nhiều nhưng thời bu i khó khăn lại mất hết ruộng đất các bà cứ ở nhà chơi ròng ròng này thất nghiệp trầm trọng ruộng thì ít c ng ăn việc làm thì kh ng có. Khi thu h i ruộng đất thì c ng ty nọ c ng ty kia hứa sẽ ưu tiên cho con em gia đình mất đất nhưng sau đó lại kh ng có gì ưu tiên gì hết. Như c ng ty sữa V này bảo ưu tiên con em vào làm nhưng có ưu tiên đâu nhưng đ vào được thì y như những người ngoài khi người ta được tuy n vào vẫn tuy n dụng bình thường kh ng có gì khác cả.” Nữ 47 tu i Đ ng Nguyên

“Thất nghiệp thì kh ng nhiều chủ yếu là người dân có ruộng đất bị thu h i đ giải phóng mặt bằng hay xây dựng các khu c ng nghiệp các dự án của Nhà nước. ây giờ bu n bán kh ng bu n bán ruộng đất thì mất kh ng biết xoay xở với khoản tiền đền bù ra sao cho nên quanh ra quanh vào lại sinh ra thất nghiệp các tệ nạn xã hội.” Nam 39 tu i Đình ảng

“Thất nghiệp và thiếu việc làm nhiều vùng này có th gọi là đang tái nghèo bị thất nghiệp nhiều. Thất nghiệp chủ yếu là do kh ng có c ng ăn việc làm trước nghề thợ xây còn phát tri n dân nhiều tiền họ xây nhà c a rất mạnh xây nhiều thì đi nhiều giờ kinh tế khó khăn cho nên giờ xây dựng ít n ng nhàn nhiều ruộng thì kh ng có nên thiếu việc làm th i.” Nam 48 tu i Đ ng Nguyên

- Về nguồn vốn tự nhiên: Nguồn nước chủ yếu là nước máy và nước giếng khoan, tuy nhiên, chất lượng nước không được đảm bảo. Ô nhiễm môi trường gia tăng cụ thể là ô nhiễm nước do lượng nước thải từ công nghiệp; ô nhiễm không khí

từ các khu công nghiệp, nhà máy, khu vực đông dân và lượng khí thải từ xe cộ;

lượng rác thải tăng nhanh cùng quá trình đô thị hóa (Số lượng người dân đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống dân sinh là 62,2% thể hiện ở Biểu đồ 2.28).

“Ở đây khói bụi nhiễm. Trước đây có ngu n nước sạch r i nhưng t khi làm đường c ng ty làm đường cái người ta phá sạch ng nước đến giờ vẫn kh ng s a cho bây giờ vẫn chưa có nước ăn. 5 năm nay là kh ng có nước ăn r i. Khu Đình ảng là có nước sạch riêng khu chùa Dận là kh ng có nước sạch đ ăn. Như nhà c phải máy lọc về lọc này chứ kh ng có máy thì kh ng u ng được. Khói độc hại cũng nhiều. ho nên là ở đây ung thư rất nhiều nhiều nhà làm s t làm tấm lợp làm nhiễm nặng l m. òn mương ở khu này cũng nhiễm kinh l m người ta làm bia chất thải đ ra s ng đủ các loại giấy túi thải của các xưởng. Mùa nóng thì s ng b c mùi i th i còn khi mưa thì tanh kh ng chịu được.” Nữ 50 tu i Đình ảng)

“Nói về vấn đề m i trường ở đây thì kh ng n. Về kh ng khí thì do sát khu c ng nghiệp chiều đến là mùi rất khó chịu. ó những doanh nghiệp họ làm kh ng đúng quy chuẩn nên khi xả khói ra m i trường rất nhiều bụi bẩn thậm chí cả mùi khó chịu. Nước thải của khu c ng nghiệp chảy ra đ ng cũng rất nhiều nên gây nhiễm cho m i trường xung quanh nhiều l m. Mà càng ngày càng thấy lượng thải ra nhiều hơn trước. Nhà máy x lý nước thải thì cũng có nhưng lại ở cu i ngu n nước cơ nó phải đặt ở vùng thấp hơn đ nước chảy xu ng mà nên trước khi tới nơi x lý thì đã tràn hết ra đ ng có th trong doanh nghiệp cũng đã x lý r i nhưng mà cũng ko ăn thua vì có doanh nghiệp x lý t t lại có doanh nghiệp chưa t t. Khi nước thải chảy kh ng kịp tràn nhiều vào đ ng thì làm cho cá trong ao chết rất nhiều nước thải màu đen sì mùi rất h i th i.” Nam 65 tu i Đ ng Nguyên

“Mình đề nghị đề nghị rất nhiều nhưng người ta cứ phớt lờ đi chẳng hạn người ta nói cho c ng ty m i trường xét nghiệm thì nó bảo: Trong thời đi m này ch bị nhiễm tí th i làm gì bị nhiễm quá giấy xét nghiệm đây chúng t i đã xét nghiệm r i làm gì nhiễm quá!” Nữ 50 tu i Đình ảng

Các hạn chế của quá trình đô thị hóa nêu trên đối với Nguồn sinh kế tại Phường Đình Bảng và Phường Đồng Nguyên đòi hỏi Chính quyền địa phương phải có phương án cải thiện kịp thời và các giải pháp cụ thể để quản lý chặt chẽ hơn nguồn sinh kế cho dân cư trong vùng.

3.1.2.Yếu tố chính sách kinh tế xã hội

Trong những năm qua, để đảm bảo an ninh sinh kế cho các vùng nông thôn, Nhà nước đã ban hành các chủ trương, chính sách chung liên quan đến vấn đề này.

Tuy nhiên nhiều địa phương còn rất lúng túng trong việc triển khai. Dựa trên việc phân tích thực trạng nguồn sinh kế vùng ven đô tại địa bàn 2 phường Đình Bảng và phường Đông Nguyên trên đây, có thể nhận định được các vấn đề còn hạn chế ảnh hưởng lớn tới nguồn sinh kế của dân cư tại các vùng ven đô nói chung như sau:

- Về nguồn vốn con người:

+ Những lao động nông nghiệp đa phần trình độ học vấn chưa cao, tay nghề được đào tạo chưa thuần thục, khi bị thu hẹp đất sản xuất họ rất khó khăn trong việc tìm kiếm và thích ứng với công việc phi nông nghiệp. Trong khi đó chính sách hỗ trợ tìm kiếm và đào tạo nghề cho người dân còn hạn chế. Cụ thể như theo số liệu Biểu đồ 2.21: chỉ só 24,2% tỉ lệ người dân được hỗ trợ tìm việc; 29,2% người dân được đào tạo nâng cao tay nghề.

+ Dịch chuyển nghề nghiệp của dân cư tại địa bàn ven đô thị thực hiện tự phát, chính quyền địa phương chưa có các chính sách để hướng dẫn người dân chuyển đổi ngành nghề, định hướng công việc và nghề nghiệp ổn định bền vững trên cơ sở các điều kiện về nguồn vốn sinh kế của vùng.

“ ên chính quyền địa phương kh ng có chương trình cũng kh ng có chính sách gì hỗ trợ người dân trong việc tìm kiếm việc làm khi đất n ng nghiệp bị thu hẹp người dân tự túc hết.” Nữ 50 tu i Đình ảng

“Nhìn chung là kh ng có tri n khai chính sách gì cũng kh ng có đào tạo nghề đâu. h có các doanh nghiệp họ đào tạo th i hoặc tự con em mình phải đi học th i.” Nam 65 tu i Đ ng Nguyên

“Về n ng nghiệp hệ th ng tưới tiêu kh ng được thường xuyên l m lại cả chuột bọ nữa. Nó c n hết bao lúa. Nhìn mà thấy sót hết cả ruột. T i đang bảo đi mua vải nhựa về căng cùng mấy nhà có ruộng xung quanh đó cùng căng cho nhanh mà đỡ t n kém. hính quyền kh ng có biện pháp gì hết tự lo cả hơn nữa trong này cách xa ngoài đường lớn nên hầu như người dân trong th n tự bảo ban nhau tự chia sẻ kinh nghiệm th i.” Nam 61 tu i Đình ảng

- Về nguồn vốn tài chính: Việc tiếp cận các nguồn vốn đầu tư phục vụ phát triển sản xuất của người dân rất hạn chế. Nguyên nhân do trình độ nhận thức của người dân còn thấp, mức độ cập nhật thông tin còn nhiều hạn chế. Mặt khác, hệ thống quản lý chưa thực sự tạo điều kiện hỗ trợ tài chính cho người dân của địa phương.

“Lấy đâu ra vay đ làm gì hay vay như thế nào? Nhà c trước vay hộ nghèo, người ta phải xem có cái gì kh ng thì người ta mới cho vay còn nhà c lại kh ng có cái gì thì người ta kh ng cho vay. Tức là người ta vào xem gia đình có cái gì, có khả năng trả được kh ng thì mới cho vay chứ kh ng phải mu n vay là được đâu không có cái gì là người ta kh ng cho vay hộ nghèo còn vay khó khăn thế nữa là, ở đây ch có nhà nào có sinh viên là vay dễ nhất cứ có giấy ở trường xác nhận về là vay được th i. Địa phương hướng dẫn theo ki u mình hỏi thì người ta trả lời cũng kh ng giúp gì hơn.” Nữ 49 tu i Đ ng Nguyên

- Về nguồn vốn xã hội:Các hoạt động được tổ chức xã hội địa phương thực hiện đa dạng nhưng một số mang tính chất phong trào và không được quản lý chặt chẽ. Mặt khác, như phân tích trên về sự thiếu hụt trong hỗ trợ về việc làm, các hoạt động hỗ trợ về cơ sở vật chất, công nghệ sản xuất và thiết thực hơn cả là hỗ trợ tìm việc làm và đào tạo nghề cho người dân chưa được thực hiện thường xuyên và sát sao.

“ ảo hi m y tế bảo hi m xã hội hay khám chữa bệnh định kỳ là người ta có nói ngoài ph người ta có tri n khai nhưng mà ch h hào như thế th i chứ còn thực hiện đến đâu thì người ta kh ng ki m tra kh ng giám sát kh ng đưa ra biện pháp nào hay có cái gì đó đ phát huy hiệu quả nếu ở trên ph biến thì cũng ch là

ph biến có đưa văn bản xu ng triền khai nhưng cũng kh ng triệt đ l m.” Nam 64 tu i Đ ng Nguyên

“Những chính sách về y tế thì vẫn có thường xuyên đấy mọi người cũng tự động mua bảo hi m mà người già thì hằng năm y tế địa phương vẫn kết hợp với bệnh viện tuyến trên về khám cho các cụ nhiều cụ được phát thu c miễn phí nữa.”

Nữ 39 tu i Đình ảng

- Nguồn vốn tự nhiên: Việc quy hoạch đất đai cần phải được thực hiện tổng thể trong quy hoạch đồng bộ và dài hạn đảm bảo hiệu quả về kinh tế, xã hội, vệ sinh môi trường và lợi ích người dân. Tránh để xảy ra tình trạng người dân bức xúc về việc quy hoạch đất đai và ô nhiễm môi trường theo như ý kiến đã phản ánh.

“Ở đây bị thu h i đất t 2004, các khu c ng nghiệp cũng được thành lập t 2006, 2007 gì đó mà trước kia đền bù là 18 triệu/sào coi như là 18 triệu/360 m² đấy. Đó là đợt đầu đợt sau thì được b i thường thêm là 25 triệu/sào. Người dân rất bức xúc. Người dân đi họp phản ánh rất nhiều nhưng làm gì được người ta ngăn chặn kh ng cho bán ruộng nữa. Xem xét thế nào về m i trường nước n i ra sao?

Vấn đề là nước bẩn chưa t ng có, họ có đề nghị nhưng mà kh ng ăn thua. uộc họp đó sau bỏ qua hết người ta nói xong r i đ đấy coi như là th i. Nói thì có nói như là đi họp tiếp xúc c tri thì có nói là ngăn chặn kh ng cho bán đất nhưng người dân ra bi u tình sau c ng an còn b t mà.” Nữ 47 tu i Đ ng Nguyên

- Về nguồn vốn vật chất: Cơ sở sản xuất ruộng vườn vẫn chiếm ưu thế, tuy nhiên, đất đai đang bị thu hẹp dần và nghề nông dần bị mai một; công cụ lao động chủ yếu vẫn là công cụ thô sơ; đầu tư cho cơ sở sản xuất còn thấp, đầu tư nhỏ lẻ vì vậy năng suất lao động tương đối thấp.

“S a chữa hay dọn vệ sinh thì mình tự đứng ra đ lo th i các t trưởng là người đứng ra phát động mọi người đóng tiền vào mà s a chữa th i. Đề xuất với chính quyền nhưng người ta bảo chủ đầu tư kh ng bàn giao chủ đầu tư kh ng cần bàn giao vì người ta chẳng mất cái gì cả chính quyền lại kh ng n m được cái gì nếu được bàn giao người ta sẽ hoàn thiện n t cơ sở hạ tầng như đường xu ng cấp người ta cũng kh ng tu s a thậm chí đất nhà trẻ người ta cũng kh ng quy hoạch

kh ng xây khi có thanh tra người ta cũng trả lời chung chung th i.” Nam 61 tu i Đ ng Nguyên

Một phần của tài liệu Luận Văn Nguồn sinh kế của người dân vùng ven đô (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)