Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phạm vi xét xử phúc thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao (Trang 26 - 36)

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ PHẠM VI XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ

1.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án hình sự

1.2.1. Khái quát các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ năm 1945 đến khi ban hành BLTTHS năm 2015

Sau ngày Cách mạng tháng 8 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, ngày 13 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời ra Sắc lệnh số 33C thành lập các Tòa án quân sự. Đây cũng là dấu hiệu phá bỏ hoàn toàn bộ máy tư pháp của chế độ thực dân, phong kiến. Về mặt lập pháp, do những ngày đầu chính quyền dân chủ nhân dân chưa kịp ban hành nhiều văn bản pháp luật, trong đó có pháp luật về tố tụng, ngày 10/10/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra Sắc lệnh số 47 về tạm thời giữ nguyên các luật lệ hiện hành của chế độ cũ nếu không trái với chính thể mới và không phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, trong đó Chương IV và Chương V Sắc lệnh có các quy định liên quan đến pháp luật hình sự và tố tụng hình sự. Ít lâu sau, Sắc lệnh số 13 ngày 21/4/1946 về tổ chức Tòa án và các ngạch Thẩm phán được ban hành. Đây là văn bản pháp lý hoàn chỉnh nhất trong thời kỳ đầu của chính quyền dân chủ nhân dân về tổ chức và hoạt động của Tòa án. Hệ thống Tòa án lúc này gồm có Toà thượng thẩm, Toà đệ nhị cấp và Toà sơ cấp. Toà thượng thẩm đặt tại 3 kỳ (Hà Nội, Huế, Sài Gòn) và làm nhiệm vụ xét xử phúc thẩm hình sự.

Tại HP 1946 đã ghi rõ ngành Tòa án của nước ta thời điểm đó gồm 4 cấp là:

Tòa án tối cao, các Tòa án phúc thẩm, các Tòa án đệ nhị cấp và sơ cấp. Ngoài Tòa án phúc thẩm, các Tòa án đệ nhị cấp cũng có quyền xét xử phúc thẩm đối với quyết định bản án của Tòa án sơ cấp. Năm 1950, cuộc cải cách tư pháp lần thứ nhất diễn ra theo Sắc lệnh số 85-SL của Chủ tịch nước. Tòa án sơ cấp đổi thành Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án đệ nhị cấp đổi thành Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Hội đồng

20 phúc án đổi thành Toà phúc thẩm.

Như vậy, mặc dù chưa được pháp luật quy định trực tiếp như hiện nay, nhưng qua cách thức quy định tổ chức và hoạt động của Tòa án các cấp có thể thấy nội dung của nguyên tắc hai cấp xét xử và phạm vi xét xử phúc thẩm hình sự đã được ghi nhận trong thể chế tư pháp của Nhà nước dân chủ nhân dân từ những ngày đầu tiên khi Việt Nam độc lập.

Theo Hiến pháp năm 1959 và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960, hệ thống Tòa án ở Việt Nam bao gồm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện, các Tòa án quân sự. Ngoài ra còn có Tòa án của hai khu tự trị Việt Bắc và Tây Bắc, và khi cần có thể lập Tòa án đặc biệt. Nguyên tắc hai cấp xét xử được ghi nhận chính thức và trực tiếp trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960 (nguyên tắc này cũng được ghi nhận trong Sắc luật số 01/SL/76 năm 1976 về hệ thống Tòa án của Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam). Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất về mặt nhà nước và pháp luật, Hiến pháp năm 1980 được ban hành. Luật Tổ chức TAND 1981 không quy định nguyên tắc hai cấp xét xử của TAND. Tiếp đó, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1992 cũng không quy định nguyên tắc này.

Năm 1988, BLTTHS đầu tiên được ban hành, sau đó được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1990, 1992 và 2000, tuy không ghi nhận nguyên tắc hai cấp xét xử nhưng đã quy định tương đối toàn diện các quy định về phạm vi phúc thẩm hình sự, từ định nghĩa khái niệm đến kháng cáo, kháng nghị, từ thẩm quyền xét xử đến các quy định cụ thể tại phiên toà cũng như nhiều vấn đề khác có liên quan. Việc không quy định trực tiếp nguyên tắc hai cấp xét xử đã gây ra những tranh luận không cần thiết trong một khoảng thời gian dài trong giới nghiên cứu cũng như trong thực tiễn, và chỉ được giải quyết dứt điểm khi có Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002. Tuy nhiên, trên thực tế căn cứ vào các quy định của pháp luật về tố tụng hình sự và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, có thể thấy rằng tuy pháp luật không quy định trực tiếp, nhưng tinh thần và nội dung của nguyên tắc hai cấp xét xử, thủ tục xét xử phúc thẩm vẫn được thể hiện qua các quy định pháp lý về tổ chức và hoạt động của TAND.

21

Thực tiễn thực hiện thủ tục phúc thẩm hình sự theo BLTTHS 1988 cho thấy đã có nhiều vướng mắc và bất hợp lý cần khắc phục như thời hạn xét xử bị chậm, xác định sai chủ thể có quyền KC hoặc xác định sai nội dung KC, KN; thực hiện không đúng PVXXPT; thực hiện không đúng và không đầy đủ các quy định về thủ tục tố tụng tại phiên toà; vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng...

Đối với tính chất của phúc thẩm trong TTHS, trước đây có nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên kể từ khi Bộ luật tố tụng hình sự 2003 có hiệu lực thi hành đã thể hiện rõ XXPT là 1 cấp xét xử tức là thừa nhận nguyên tắc 2 cấp xét xử (lưỡng cấp tài phán). Những người làm luật cho rằng việc xét xử lại các VAHS có KC, KN sẽ hạn chế và khắc phục được những sai sót trong xét xử của TAST buộc chính các TAND cấp trên phải thận trọng hơn.

Trong đó tại Điều 241 BLTTHS 2003, quy định về PVXXPT – VAHS thì:

TAPT xem xét nội dung KC, KN. Khi thấy cần thiết thì TAPT có thể xem xét phần khác không bị KC, KN của BA, QĐ sơ thẩm.

Như vậy, theo BLTTHS 2003, về nguyên tắc, Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm chỉ xét xử lại VAHS trong phạm vi nội dung kháng cáo, kháng nghị. Những nội dung còn lại của BA, QĐ sơ thẩm không bị KC, KN sẽ có hiệu lực PL ngay khi hết hạn KC, KN. Nhưng khi XXPT nếu thấy cần thiết TAPT được quyền xem xét cả những phần khác của BA, QĐ sơ thẩm không bị KC, KN. Tuy nhiên nếu chủ thể tham gia TTHS rút toàn bộ KC, KN tại phiên toà thì việc XXPT phải được đình chỉ.

1.2.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án hình sự

Ngày 27 tháng 11 năm 2015, Quốc hội khóa 13 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thay thế cho Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Trong đó tại Điều 345 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về PVXXPT, TAPT xem xét nội dung KC, KN. Khi thấy cần thiết thì TAPT có thể xem xét phần khác không bị KC, KN của BA, QĐ sơ thẩm.

Như vậy theo quy định của BLTTHS 2015 thì phạm vi xét xử phúc thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm phụ thuộc vào phạm vi kháng cáo hoặc kháng nghị hợp pháp.

22

Tuy nhiên trong một số trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện thì TAPT có thể xem xét các phần khác của bản án, quyết định không bị KC, KN.

Song song với việc quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm VAHS thì BLTTHS 2015 cũng quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của TAPT như sau:

1.2.2.1. Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm có nhiệm vụ và quyền hạn trong việc xem xét đối với kháng cáo quá hạn

Điều 333 BLTTHS 2015 quy định thời hạn kháng cáo đối với bản án hình sự sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; còn thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm hình sự là 07 ngày, kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định. Như vậy, về nguyên tắc thì đối với những kháng cáo thực hiện ngoài thời hạn luật định được gọi là kháng cáo quá hạn sẽ không được chấp nhận. Nhưng để đảm bảo tính ổn định của BA, QĐ sơ thẩm, nếu có lý do chính đáng thì TAPT vẫn có thể xem xét chấp nhận KC quá hạn đó nhằm bảo đảm quyền lợi của người KC, vì lý do của việc KC quá hạn đó không phải do lỗi của họ. Các lý do đó có thể là do thiên tai, lũ lụt; do ốm đau, tai nạn phải nằm viện điều trị,… khiến cho các chủ thể tham gia giai đoạn XXST dù muốn cũng không thể KC trong thời hạn quy định được (Điều 345 BLTTHS 2015 quy định về Kháng cáo quá hạn). Việc xét lý do KC quá hạn phải được thực hiện trước khi mở phiên tòa phúc thẩm, không phụ thuộc vào việc ngoài BC, đương sự KC quá hạn, trong VAHS còn có KC của các bị cáo hoặc đương sự khác trong thời hạn quy định tại Điều 333 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 [27].

Còn về kháng nghị của VKSND, Điều 337 BLTTHS 2015 quy định: Thời hạn kháng nghị của VKSND cùng cấp đối với bản án của Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm là 15 ngày, của VKSND cấp trên trực tiếp là 30 ngày, kể từ ngày Tòa án cấp sơ thẩm tuyên án; Thời hạn kháng nghị của VKSND cùng cấp đối với quyết định của Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm là 07 ngày, của VKSND cấp trên trực tiếp là 15 ngày, kể từ ngày Tòa án cấp sơ thẩm ra quyết định. Riêng đối với trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử, thì kháng nghị của VKSND quá hạn với bất

23

kỳ lý do gì cũng không được xem xét (Luật tố tụng không quy định về kháng nghị quá hạn giống như Điều 335 BLTTHS 2015 quy định về kháng cáo quá hạn) [27].

Vậy nên, kháng nghị quá hạn sẽ không làm phát sinh giai đoạn xét xử phúc thẩm, cũng đồng nghĩa với việc không làm phát sinh phạm vi xét xử phúc thẩm VAHS.

1.2.2.2. Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm có quyền xem xét đối với quyết định của Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm

Tại Điều 361 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã ghi rõ:

1. Hội đồng phúc thẩm có quyền:

a) Không chấp nhận KC, KN và giữ nguyên quyết định của TAST khi xét thấy các quyết định của TAST có căn cứ và đúng PLt;

b) Sửa quyết định của TAST;

c) Hủy quyết định của TAST và chuyển hồ sơ VAHS cho TAST sơ thẩm để tiếp tục giải quyết VAHS;

2. Quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định”

[27].

1.2.2.3. Quyền hạn của Tòa án cấp phúc thẩm đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm

Tại Điều 355 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 ghi rõ:

1…

a) Không chấp nhận KC, KN và giữ nguyên bản án sơ thẩm;

b) Sửa bản án sơ thẩm;

c) Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ VAHS để điều tra lại hoặc xét xử lại;

d) Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án;

đ) Đình chỉ việc XXPT.

2. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án” [27].

Theo quy định nêu trên tại các Điều 355 và Điều 361 BLHS 2015, học viên nhận thấy phạm vi xét xử phúc thẩm VAHS đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm sẽ là việc tại phiên tòa xét xử phúc thẩm, HĐXX phúc thẩm sẽ xem xét và đưa ra các quyết định gồm:

24

Một là, Tòa án cấp phúc thẩm có quyền sửa BA, QĐ sơ thẩm theo hướng có lợi cho bị cáo.

Khoản 1 Điều 357 BLTTHS 2015 quy định:

“Khi có căn cứ xác định bản án sơ thẩm đã tuyên không đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo hoặc có tình tiết mới thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm như sau:

a) Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo; không áp dụng hình phạt bổ sung; không áp dụng biện pháp tư pháp;

b) Áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn;

c) Giảm hình phạt cho bị cáo;

d) Giảm mức bồi thường thiệt hại và sửa quyết định xử lý vật chứng;

đ) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn;

e) Giữ nguyên hoặc giảm mức hình phạt tù và cho hưởng án treo.” [27]

Tóm lại, khi có căn cứ xác định BA, QĐ sơ thẩm đã tuyên không đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo hoặc có tình tiết mới thì Hội đồng XXPT mới có quyền được sửa BA, QĐ sơ thẩm. Việc sửa BA, QĐ trong trường hợp này thường theo hướng có lợi cho bị cáo. Cụ thể như sau:

- Miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo đã bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bố là có tội và áp dụng hình phạt hoặc miễn hình phạt, nếu có căn cứ “do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa”;

- Miễn hình phạt cho bị cáo, nếu có căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 59 BLHS 2015 ghi rõ: Phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 54 BLHS 2015, đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn TNHS;

- Áp dụng điều khoản BLHS về tội nhẹ hơn hoặc khung hình phạt nhẹ hơn đối với bị cáo. Trong trường hợp áp dụng điều, khoản của BLHS về tội nhẹ hơn, Tòa án cấp phúc thẩm có thể giảm nhẹ hình phạt hoặc không giảm hình phạt cho bị cáo;

25

- Giảm hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung, hủy một trong các loại hình phạt mà TAST đã áp dụng đối với bị cáo;

- Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn (từ hình phạt tù sang CTKGG hoặc phạt tiền, cảnh cáo); giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo;

- TAPT chỉ xem xét phần dân sự của BA, QĐ sơ thẩm khi có KC, KN đối với phần đó. Nếu thấy mức BTTH mà TAST quyết định cao hơn mức thiệt hại thực tế do tội phạm gây ra, thì TAPT có thể giảm mức BTTH đối với bị cáo hoặc bị đơn dân sự.

Nếu VAHS có nhiều bị cáo, qua việc XXPT – VAHS, khi có căn cứ thì TAPT có quyền sửa bản án sơ thẩm: áp dụng điều, khoản của BLHS về tội nhẹ hơn;

giảm mức hình phạt hoặc chuyển sang loại hình phạt khác nhẹ hơn; giảm mức BTTH, cho hưởng án treo hoặc giảm thời gian thử thách của án treo... đối với cả những người không có KC, KN. Trường hợp này được ghi rõ tại khoản 3 Điều 357 BLTTHS 2015: “Trường hợp có căn cứ, Hội đồng XXPT có thể sửa bản án sơ thẩm theo quy định tại khoản 1 Điều này cho những bị cáo không KC hoặc không bị KC, KN” [27].

Hai là, Tòa án cấp phúc thẩm có quyền sửa BA, QĐ thẩm theo hướng tăng nặng đối với bị cáo.

Khoản 2 Điều 357 BLTTHS 2015 quy định:

“Trường hợp VKS kháng nghị hoặc bị hại KC yêu cầu thì Hội đồng XXPT có thể:

a) Tăng hình phạt, áp dụng điều, khoản của BLHS về tội nặng hơn; áp dụng hình phạt bổ sung; áp dụng biện pháp tư pháp;

b) Tăng mức BTTH;

c) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nặng hơn;

d) Không cho bị cáo hưởng án treo” [27].

Theo đó, TAPT chỉ có quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng tăng nặng đối với bị cáo trong trường hợp VKS - KN hoặc người bị hại KC theo hướng đó. Nếu

26

VKS - KN hoặc người bị hại KC yêu cầu tăng hình phạt mà không yêu cầu áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn đối với bị cáo, thì TAPT chỉ có quyền tăng mức hình phạt trong khung hình phạt mà TAST đã áp dụng đối với bị cáo mà không có quyền áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn và chuyển sang khung hình phạt khác nặng hơn.

Tuy nhiên, nếu có căn cứ thì HĐXX vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo, giảm mức BTTH.

Ba là, Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm có quyền hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại.

Khoản 1, Điều 358, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:

“Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại trong các trường hợp:

a) Có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc để khởi tố, điều tra về tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm;

b) Việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được;

c) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố”

[27].

Tóm lại TAPT sẽ được quyền hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại khi việc điểu tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được.

Việc điều tra ở cấp sơ thẩm bao gồm cả việc điều tra ở giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố và khi XXST. Việc điều tra bị coi là không đầy đủ nếu CQĐT, VKS và TAST không làm sáng tỏ những tình tiết có ý nghĩa quan trọng đối với VAHS …, và TAST cũng sẽ được quyền hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại trong trường hợp nếu VKS cấp phúc thẩm không thể ĐTBS được và khi XXPT cũng không thể làm sáng tỏ được. Nếu việc điều tra ở cấp sơ thẩm tuy là không đầy đủ, nhưng có thể ĐTBS được ở cấp phúc thẩm, thì TAPT không hủy bản án sơ thẩm mà yêu cầu VKS cấp phúc thẩm ĐTBS hoặc tự mình yêu cầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phạm vi xét xử phúc thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao (Trang 26 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)