CHƯƠNG 3. YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN ĐÚNG PHẠM VI XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
3.1. Yêu cầu bảo đảm thực hiện đúng phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
3.1.1. Yêu cầu của việc thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử
Luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định một VAHS có thể được xét xử qua 2 cấp là một bảo đảm pháp lý cần thiết cho việc xét xử của TAND được chính xác và đúng đắn. Bởi vì qua hai cấp xét xử như vậy những vấn đề thuộc nội dung VAHS một lần nữa được xem xét, phân tích, đánh giá kỹ càng, đầy đủ hơn. Trên cơ sở đó, các phán quyết của TAND đưa ra đảm bảo độ chính xác cao hơn. Việc quy định và thực hiện nguyên tắc 2 cấp xét xử trong tố tụng hình sự tạo cơ sở pháp lý quan trọng để VKS và các chủ thể tham gia tố tụng như: Bị cáo, người tham gia tố tụng khác có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án thể hiện thái độ không đồng tình với việc xét xử của TAND theo quy định của PL tố tụng hình sự để VAHS được TAPT xét xử lại. Thông qua đó, chủ thể của quyền KC, KN bảo vệ quyền, lợi ích của mình và trong nhiều trường hợp thì lợi ích của NN và xã hội cũng được đảm bảo.
Việc quy định về nguyên tắc 2 cấp xét xử cũng như quy định về việc BA, QĐ sở thẩm có thể bị sửa, bị hủy tại TAPT sẽ kịp thời sửa chữa những sai lầm hoặc các hành vi vi phạm PL mà TAST mắc phải, góp phần nâng cao trách nhiệm của HĐXX sơ thẩm, giúp họ có thái độ thận trọng và có trách nhiệm hơn trước khi đưa ra phán quyết của mình. Thông qua hoạt động xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm kịp thời chỉ ra những sai lầm, thiếu sót mà Tòa án cấp sơ thẩm đã mắc phải, tự mình sửa chữa sai lầm, khắc phục thiếu sót hay đề nghị Tòa án cấp sơ thẩm sửa chữa những sai lầm của mình. Đây cũng chính là một hình thức hướng dẫn áp dụng pháp luật có hiệu quả to lớn giữa Tòa án cấp phúc thẩm với Tòa án cấp sơ thẩm, nhờ đó mà chất lượng xét xử tại các cấp ngày càng được nâng cao.
Việc xét xử lại vụ án mà cấp sơ thẩm đã xét xử sẽ giúp tìm ra nguyên nhân
57
dẫn đến sai lầm hay những vi phạm pháp luật trong việc áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và Tòa án nói riêng. Từ đó, giúp tìm ra các giải pháp thích hợp để sửa chữa, khắc phục về lập pháp cũng như về hướng dẫn áp dụng pháp luật, tổ chức các cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là hoàn thiện tổ chức Tòa án, đáp ứng yêu cầu của nguyên tắc hai cấp xét xử và yêu cầu cải cách tư pháp.
Việc quy định và thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTHS đáp ứng các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền đối với việc bảo đảm các quyền và lợi ích chính đáng của công dân, đảm bảo dân chủ, đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, áp dụng đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, là sự thể hiện nhận thức khoa học về hoạt động xét xử của Tòa án phù hợp với nguyên lý của Chủ nghĩa Mác - Lênin về nhận thức thế giới. Đó là nhận thức luôn có sự vận động và phát triển, không phải trong mọi trường hợp nhận thức của con người về một sự vật hiện tượng đã đúng đắn ngay từ lần nhận thức đầu tiên. Việc quy định một vụ án hình sự có thể được xét xử ở hai cấp xét xử khác nhau là phù hợp với quy luật của nhận thức nhằm đảm bảo tính đúng đắn, khách quan của hoạt động xét xử.
Quy định nguyên tắc hai cấp xét xử thể hiện thái độ thận trọng của Nhà nước trong việc đưa ra các phán xét về số phận pháp lý, sinh mạng chính trị, quyền lợi của người đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự và những người có liên quan là sự thể hiện rõ ràng nhất bản chất của Nhà nước pháp quyền Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Trong đó, vấn đề tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng và hợp pháp của công dân là một nội dung quan trọng của Nhà nước pháp quyền. Tòa án với nhiệm vụ thực hiện quyền tư pháp của nhà nước, trong phạm vi hoạt động của mình phải xét xử đúng người, đúng tội, áp dụng đúng pháp luật, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân “Hơn bất kỳ một hoạt động nào của Nhà nước, hoạt động xét xử phản ánh trực tiếp và sâu sắc bản chất của Nhà nước, sai lầm của Tòa án trong việc giải quyết các vụ án chính là sai lầm của Nhà nước. Cho nên, đòi hỏi công tác XXPT phải chính xác, công minh, thể hiện được ý chí, nguyện vọng của nhân dân”. Cho nên cũng là một hình thức thực hiện PL có hiệu quả chức năng giám đốc xét xử của TAND cấp trên đối với TAND
58 cấp dưới.
Việc quy định và thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTHS thể hiện sự tôn trọng và đảm bảo thực hiện một cách có hiệu quả các quyền con người trong lĩnh vực tư pháp, một lĩnh vực mà từ xưa đến nay bất kỳ một quốc gia nào cũng phải thực hiện là vô cùng quan trọng, đã tạo điều kiện để các chủ thể tham gia tố tụng có thể trực tiếp bảo vệ quyền lợi của mình nhiều lần tại các phiên tòa xét xử khác nhau. Đồng thời với việc đảm bảo quyền lợi của người tham gia tham gia tố tụng, việc xét xử ở 2 cấp cũng giúp họ nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong VAHS để có thái độ hợp tác tích cực với cơ quan NN có thẩm quyền trong việc thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình. Việc quy định nguyên tắc 2 cấp xét xử trong tố tụng hình sự với nội dung cơ bản là 1 VAHS có thể được xét xử và chỉ có thể xét xử ở 2 cấp là XXST và XXPT, giúp tránh được tình trạng VAHS bị xử ở quá nhiều cấp làm cho quá trình tố tụng kéo dài ảnh hưởng tới hiệu lực của BA, QĐ, nhất là các BA, QĐ đã có hiệu lực PL.
Việc quy định và thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTHS góp phần rất lớn vào việc đảm bảo công bằng xã hội, nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức pháp luật và phòng ngừa tội phạm, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân vào hoạt động xét xử của Tòa án, nâng cao uy tín của các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và Tòa án nói riêng. Bởi lẽ, việc xét xử phải nhắm đến mục đích cao nhất là đúng người, đúng tội, áp dụng đúng pháp luật, tránh oan sai, đảm bảo quyền bình đẳng của mọi công dân trong TTHS. Do vậy, sẽ là không công bằng nếu như tước bỏ quyền được bảo vệ quyền và lợi ích của bị cáo, người tham gia tố tụng có quyền và lợi ích pháp lý liên quan đến vụ án một lần nữa tại một phiên tòa xét xử khác, nếu như chưa thể có các điều kiện thực tế để khẳng định hay bảo đảm rằng phán quyết của lần xét xử đầu tiên là hoàn toàn chính xác. Với việc quy định và thực hiện nguyên tắc xét xử công khai ở cả 02 cấp XXST và XXPT, giúp cho người dân có điều kiện biết rõ về hoạt động xét xử. Mặt khác, khi biết được kết quả XXPT, thấy được sự đánh giá về tính đúng đắn hay không đúng đắn của cấp XXST, người dân mới thực hiện triệt để quyền giám sát hoạt động xét xử của TAND các cấp. Qua đó
59
mới có thái độ chính xác nhất về tính khách quan của hoạt động này trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân, lợi ích chung của xã hội, cộng đồng và lợi ích của NN.
3.1.2. Yêu cầu của Chiến lược cải cách tư pháp
Công tác tư pháp là hoạt động hướng tới việc bảo vệ PL, bảo đảm cho PL được tôn trọng và nghiêm chỉnh thực thi trong thực tiễn cuộc sống. NN Cộng hòa XHCN Việt Nam với mục tiêu phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước là mục tiêu cao nhất. Hoạt động tư pháp suy cho cùng là vì con người, bảo đảm ngày càng tốt hơn QCN, tránh các hành vi xâm hại từ các cá nhân, tổ chức kể cả những cơ quan NN có thẩm quyền trong quá trình thực thi công vụ gây ra. Tuy nhiên, công tác tư pháp vẫn còn những bất cập, hạn chế nhất định. Trong hoạt động của cơ quan tư pháp vẫn còn có trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người không có hành vi phạm tội, gây ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền tự do, dân chủ của công dân, thậm chí xâm hại đến QCN, QCD, gây dư luận không tốt trong xã hội.
Nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác tư pháp nói chung, nhằm xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, BCT đã ban hành các nghị quyết định hướng về công tác cải cách tư pháp: Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tư pháp trong thời gian tới, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp trong thời gian tới [4]. Trên cơ sở định hướng của Đảng, công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống PL và hoạt động ADPL phải trên tinh thần cải cách tư pháp, bảo vệ QCN, hướng đến mục tiêu xây dựng NN pháp quyền XHCN.
Cho nên, giải pháp quan trọng để đảm bảo đạt được mục tiêu trên là: Hoàn thiện chính sách, PL hình sự, PL dân sự và thủ tục TTHS. Trọng tâm của giải pháp này là sớm hoàn thiện hệ thống PL liên quan đến lĩnh vực tư pháp phù hợp mục tiêu của chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống PL. Coi trọng việc hoàn thiện PL hình sự và thủ tục TTHS, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội. Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình
60
phạt cải tạo không giam giữ, chuyển từ hình phạt tù sang cho hưởng án treo đối với một số loại tội phạm. Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với 1 số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Giảm bớt khung hình phạt tử hình đối với 1 số loại tội phạm. Khắc phục tình trạng hình sự hóa quan hệ quan hệ dân sự làm oan và và bỏ lọt tội phạm. Quy định là tội phạm đối với những hành vi nguy hiểm cho XH mới xuất hiện trong quá trình phát triển kinh tế - XH hội, khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế. Quy định TNHS nghiêm khắc hơn đối với những tội phạm là người có thẩm quyền trong thực thi PL, những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội. Người có chức vụ càng cao mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn phạm tội thì càng phải xử lý nghiêm minh để làm gương cho kẻ khác.
Muốn TAND là trung tâm, hoạt động xét xử là trọng tâm, theo tinh thần cải cách tư pháp, thì bên cạnh các giải pháp căn cơ về nâng cao hơn nữa vai trò, vị trí của TAND trong hoạt động TTHS, đảm bảo thực sự “là cơ quan thực hiện quyền tư pháp” theo HP 2013 [28] thì việc nâng cao chất lượng, hiệu quả áp dụng hình phạt là một trong những nội dung chính hướng đến việc cụ thể hóa mục tiêu “đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội” vào đời sống xã hội, để kết quả áp dụng hình phạt thực sự đảm bảo ý nghĩa bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người. Yêu cầu này đặt ra cho mỗi TP, HTND sự quyết tâm cao trong nhận thức, nghiên cứu quy định của PL, nhất là các quy định mới của Bộ luật hình sự Bộ luật tố tụng hình sự mới, liên quan đến những thay đổi có lợi cho người phạm tội, thể hiện tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội (so với quy định cũ).
3.1.3. Yêu cầu bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người
QCN là 1 trong những giá trị nhân bản cao nhất mà các quốc gia trên thế giới đều đề cao và bảo vệ. Bảo vệ QCN cũng là một nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững của một quốc gia. Mỗi đất nước đều có hệ thống PL riêng, dựa trên các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội và các giá trị truyền thống của quốc gia để bảo đảm các QCN được thực hiện một cách tốt nhất và đầy đủ nhất.
Phòng, chống tội phạm là một công tác quan trọng, thường xuyên, liên tục và lâu dài đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn
61
dân, trong đó, chú trọng công tác phòng ngừa khi tội phạm bị phát hiện và được đưa ra xét xử thì áp dụng hình phạt phải đáp ứng được yêu cầu phòng chống tội phạm. Khi áp dụng hình phạt quá nặng sẽ dẫn đến việc xử lý tội phạm chỉ mang tính chất trừng trị và thiếu tính giáo dục, còn khi áp dụng hình phạt quá nhẹ sẽ dung dưỡng, làm cho tội phạm coi thường PL, từ đó không đáp ứng được yêu cầu phòng, chống tội phạm nói chung.
3.1.4. Yêu cầu phòng ngừa tội phạm
Ngành Tòa án nói chung và Tòa nhân dân cấp cao nói riêng cần nghiêm chỉnh thực hiện Nghị quyết 96/2019/QH14 ngày 17/11/2019 của Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam [31] về công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của VKSND, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án, mà cụ thể đối với Tòa án nhân dân tối cao:
Có giải pháp nâng cao chất lượng xét xử các loại án. Giảm thiểu đến mức thấp nhất tỷ lệ các BA, QĐ bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan. Bảo đảm xét xử các VAHS nghiêm minh đúng PL không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Đẩy nhanh tiến độ xét xử các VAHS tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, các VAHS trọng điểm được dư luận xã hội quan tâm... có đóng góp tích cực vào công tác đấu tranh, phòng chống vi phạm và tội phạm. Để thực hiện được điều đó, việc thực hiện đúng các quy định của BLTTHS về phạm vi xét xử của TAPT có ý nghĩa rất quan trọng.