CHƯƠNG 3. YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN ĐÚNG PHẠM VI XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
3.2. Các giải pháp bảo đảm thực hiện đúng phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật
3.2.1.1. Hoàn thiện quy định của BLTTHS về phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án hình sự và thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm
Một là, Đảng và NN ta đang tiến hành cải cách tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp. Đây cũng là một trong những nội dung cơ bản của công cuộc đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay, XXPT các VAHS là một trong những hình thức giám đốc xét xử của TAND cấp trên đối với các VAHS mà BA,
62
QĐ sơ thẩm chưa có hiệu lực PL bị KC, KN nhằm khắc phục các sai sót của TAST, bảo đảm việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng PL, bảo vệ kịp thời các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nó là một bộ phận, một nội dung quan trọng của hoạt động tư pháp. Cho nên cải cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp không thể tách rời với việc nâng cao hiệu quả về thẩm quyền của Hội đồng XXPT các VAHS.
Hai là, Trong những nội dung quan trọng của cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay là nâng cao hơn nữa tính tranh tụng tại phiên toà theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết số 49-NQ/TW của BCT về Chiến lược cải cách tư pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động XXPT ở nước ta. Việc XXPT các VAHS ở nước ta đều được tiến hành tại phiên toà, do đó việc nâng cao tính tranh tụng tại các phiên toà hình sự nói chung và phiên toà XXPT hình sự nói riêng không thể tách rời với việc nâng cao hiệu quả của XXPT các VAHS;
Ba là, Tình hình tội phạm ở nước ta những năm gần đây diễn biến ngày càng phức tạp, thủ đoạn phạm tội cũng ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn. Cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm đòi hỏi một mặt phải xử lý kiên quyết, nghiêm minh đối với tội phạm, nhưng mặt khác phải tôn trọng và bảo vệ ngày càng có hiệu quả hơn các quyền con người, quyền tự do cơ bản của công dân, không bỏ lọt tội phạm, đồng thời không làm oan người vô tội. Yêu cầu này đòi hỏi chúng ta phải nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động xét xử nói chung và hoạt động XXPT các VAHS nói riêng.
3.2.1.2. Việc hoàn thiện quy định của BLTTHS về thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định sau:
- Theo Điều 330 BLTTHS 2015 thì tính chất của xét xử phúc thẩm VAHS là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại những BA, QĐ sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị KC, KN. Do vậy cần thể hiện chính xác hơn bản chất pháp lý của XXPT, vì theo quy định BLTTHS hiện tại thì VKS, bị cáo và các đương sự khác có quyền KN, KC các BA, QĐ định sơ thẩm trong một thời hạn nhất định để XXPT.
Do bị KC, KN nên BA, QĐ đó chưa có hiệu lực PL. Hay nói cách khác BA, QĐ sơ
63
thẩm chưa có hiệu lực PL là do bị KC, KN trong thời hạn luật định chứ không vì bất kỳ lý do nào khác. LTHS chưa quy định thời điểm nào BA, QĐ sơ thẩm có hiệu lực PL mà tuỳ thuộc vào việc KC, KN. Nhưng, không phải toàn bộ BA, QĐ sơ thẩm cứ bị KC, KN là chưa có hiệu lực PL; theo quy định của Luật tố tụng hình sự thì chỉ phần của bản án bị KN, KC mới chưa được đưa ra thi hành. Vì thế phần bản án không bị KN, KC sẽ có hiệu lực PL và thi hành bình thường.
Nhưng tại tại 3 Điều 357 của Bộ luật tố tụng hình sự thì HĐXX phúc thẩm có quyền sửa BA, QĐ cho những bị cáo không KC, KN hoặc không bị KC, KN. Tại Điều 330 Bộ luật tố tụng hình 2015 đã bổ sung nội dung này nhưng vẫn chưa đầy đủ. Nên cần bổ sung thêm tính chất của XXPT, cụ thể: “XXPT là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại toàn bộ hay một phần VAHS mà Ba, QĐ sơ thẩm chưa có hiệu lực PL do bị KC, KN trong thời hạn PL quy định và những phần của BA, QĐ sơ thẩm đã có hiệu lực PL trong trường hợp mà pháp luật đã quy định” [27].
- Theo Điều 345 BLTTHS 2015 thì Tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét các phần khác không bị kháng cáo, kháng nghị của bản án nếu xét thấy cần thiết. Song
“cần thiết” là trường hợp nào thì chưa được quy định cụ thể trong BLTTHS 2015.
Vì thế, cụm từ “nếu xét thấy cần thiết” là không rõ ràng, chưa chặt chẽ mà cần phải được quy định cụ thể. Cần phải quy định theo hướng ghi rõ trường hợp nào thì Tòa án cấp phúc thẩm được quyền xét xử các phần khác không bị kháng cáo, kháng nghị của bản án, quyết định sơ thẩm.
Do đó phạm vi xét xử phúc thẩm cần quy định như sau: “Tòa án cấp phúc thẩm xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Nếu TAPT thấy có căn cứ để sửa hoặc hủy BA, QĐ theo hướng có lợi cho bị cáo không có KC, KN nhưng có liên quan đến KC, KN đang được giải quyết thì có quyền xem xét toàn bộ VAHS không phụ thuộc vào giới hạn và phạm vi KC, KN”. Giống như BLTTHS của nước Pháp.
- Theo Khoản 2 Điều 357 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì cơ sở để Hội đồng XXPT tăng hình phạt, áp dụng điều, khoản của BLHS về tội nặng hơn; áp dụng hình phạt bổ sung; áp dụng biện pháp tư pháp; tăng mức BTTH; chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nặng hơn; không cho bị cáo hưởng án treo trong trường hợp
64
VKS - KN hoặc bị hại KC yêu cầu. Như vậy, nếu đại diện hợp pháp của người bị hại, người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự có KCo yêu cầu TAPT giải quyết thì không được chấp nhận. Cho nên hiệu lực của KC quy định cho những chủ thể này tại Bộ luật tố tụng hình sự là chưa đầy đủ và chưa bảo đảm quyền KC cho các chủ thể tham gia tố tụng. Do vậy cần bổ sung khoản 2 Điều 357 theo hướng ngoài trường hợp VKS - KN hoặc bị hại KC yêu cầu, cần thêm đại diện hợp pháp của người bị hại hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích của người bị hại, nguyên đơn dân sự là NCTN, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất
3.2.2. Giải pháp bảo đảm áp dụng pháp luật (hướng dẫn, tổng kết xét xử phúc thẩm, xây dựng án lệ)
Một là, Về tư cách tham gia tố tụng của bị cáo không KC hoặc không bị KC, KN nhưng Hội đồng XXPT xét thấy cần thiết triệu tập họ đến phiên tòa XXPT thì chưa được quy định rõ ràng; Bộ luật tố tụng hình sự hiện nay vẫn chưa khắc phục được vấn đề này. Để giải quyết những vướng mắc nêu trên, cần có văn bản chính thức của cơ quan có thẩm quyền về việc xác định tư cách tham gia tố tụng của bị cáo không KC hoặc không bị KC, KN và những người tham gia tố tụng khác ở giai đoạn XXPT.
Hai là, theo Điều 357 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì Hội đồng XXPT có thể sửa BA, QĐ sơ thẩm theo hướng tăng hình phạt, áp dụng điều, khoản của Luật hình sự về tội nặng hơn, tăng mức BTTH trong trường hợp VKS - KN hoặc bị hại KC có yêu cầu. Theo đó, nếu đại diện hợp pháp của người bị hại, người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự có KC yêu cầu TAPT giải quyết theo hướng không có lợi cho bị cáo thì không được chấp nhận. Nhưng thực tiễn XXPT thì không phải người bị hại nào, nguyên đơn dân sự nào cũng có khả năng làm KC (trường hợp người bị hại đang phải nằm trong bệnh viện trong tình trạng bất tỉnh, người bị hại CTN). Như vậy, hiệu lực của kháng cáo quy định cho những người này theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 chưa đầy đủ và chưa đảm bảo quyền kháng cáo những người tham gia tố tụng. Vì thế, cần có văn bản hướng dẫn Hội đồng XXPT có quyền sửa BA, QĐ theo hướng tăng nặng TNHS sự và trách nhiệm
65
dân sự đối với bị cáo bị KC của người đại diện hợp pháp của người bị hại; cần hướng dẫn bổ sung thêm cơ sở để Hội đồng XXPT tăng mức BTTH khi có KC của nguyên đơn dân sự, người đại diện hợp pháp của họ hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự là người bị hại, nguyên đơn dân sự là NCTN, có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Ba là, Theo Điều 357 Bộ luật tố tụng hình sự thì Hội đồng XXPT có thể sửa BA, QĐ theo hướng tăng hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn nếu có KC, KN yêu cầu chuyển khung hình phạt khác nặng hơn khung hình phạt mà TAST đã áp dụng trong điều luật, hoặc chuyển sang tội danh khác nặng hơn tội danh mà TAST đã xét xử. Cho nên, có thể vi phạm đến quyền được bào chữa của bị cáo, quy định tại Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 hoặc vi phạm về thành phần Hội đồng xét xử trong trường hợp khung hình phạt nặng hơn đó hoặc tội danh nặng hơn đó không thuộc thẩm quyền xét xử của TAST. Cụ thể như việc Hội đồng XXPT tăng nặng hình phạt đối với bị cáo đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình, hoặc thay đổi tội danh từ “Cưỡng đoạt tài sản” sang tội
“Cướp tài sản”. Thì Hội đồng XXPT có quyền sửa BA, QĐ trường hợp này không, nếu Hội đồng XXPT không được quyền sửa BA, QĐ thì Hội đồng XXPT quyết định như thế nào trong trường hợp này. Hiện nay vấn đề này vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng. Đề nghị sớm có văn bản hướng dẫn về trường hợp này để áp dụng thống nhất.
3.2.3. Giải pháp đổi mới tổ chức hệ thống Toà án nhân dân
Như đã biết trong những năm qua, Đảng và NN đã ban hành và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, nghị quyết, kết luận về xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, cải cách tư pháp, nên đã được được một số mặt tích cực. Thi hành Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức TAND năm 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, Tòa án nhân dân các cấp đã từng bước được kiện toàn về tổ chức bộ máy và ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động; đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm, cán bộ, công chức Tòa án được củng cố, tăng cường cả về số lượng và chất lượng; cơ sở vật chất đã có bước cải thiện nhất định, tạo điều kiện để các
66
Tòa án hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu và nhiệm vụ chính trị đặt ra đối với công tác Tòa án.
Tuy nhiên, với nhận định: “tổ chức bộ máy của TAND vẫn còn bộc lộ một số hạn chế; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ của một số đơn vị chưa rõ ràng, còn chồng chéo, trùng lắp… ; công tác kiện toàn tổ chức bộ máy gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm đạt kết quả thấp; cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức giữa TAND các cấp và trong từng đơn vị, Tòa án chưa hợp lý; năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức không đồng đều, tỉ lệ người phục vụ cao, nhất là ở khối văn phòng; năng lực quản lý, điều hành và hiệu lực, hiệu quả hoạt động của một số đơn vị, Tòa án còn hạn chế; công tác hành chính tư pháp, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành chưa đáp ứng yêu cầu; chính sách tiền lương còn bất cập”… tại buổi Hội thảo về Đề án tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của TAND bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII của Đảng, nhằm bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ trong tình hình mới do Tòa án nhân dân tối cao tổ chức ngày 05/8/2019, đồng chí Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội thảo đã kết luận và đưa ra phương hướng và giải pháp đổi mới tổ chức hệ thống Toà án nhân dân trong thời gian tới, cụ thể như sau:
3.2.3.1. Về đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy Toà án nhân dân cấp cao
Về số lượng TANDCC: Có thể thành lập thêm TANDCC tại Cần Thơ và tại Thái Nguyên; từ đó bố trí lại địa giới đảm nhận của các TANDCC. Đồng thời xem xét lại cơ cấu tổ chức, bộ máy của TANDCC bao gồm: Ủy ban Thẩm phán, các Tòa chuyên trách và bộ máy giúp việc.
Trong đó, bộ máy giúp việc được sửa đổi, bổ sung như sau:
+ Văn phòng: Là đơn vị cấp vụ loại II; thực hiện nhiệm vụ giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao về công tác cán bộ, công tác hành chính tư pháp và bảo
67
đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao.
+ Bộ phận giúp việc cho Ủy ban Thẩm phán TANDCC trong công tác xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của pháp luật: Thành lập Vụ Giám đốc thẩm, tái thẩm (trên cơ sở gộp 3 Phòng Giám đốc, kiểm tra hiện nay) để giúp việc cho Ủy ban Thẩm phán trong công tác xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm các loại vụ, việc thuộc thẩm quyền của TANDCC (không tổ chức cấp phòng trong Vụ).
3.2.3.2. Những nhiệm vụ, giải pháp lâu dài
Về tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của các Tòa án nhân dân: Đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 21 Luật tổ chức TAND năm 2014 quy định:
“Cơ cấu tổ chức của TANDTC gồm: Hội đồng Thẩm phán TANDTC; Bộ máy giúp việc; Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và các đơn vị sự nghiệp công lập khác”.
Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 37, Điều 39 Luật Tổ chức TAND 2014 theo hướng: Giao cho Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh có thẩm quyền GĐT, tái thẩm đối với BA, QĐ về một số loại vụ việc của TAND cấp huyện có hiệu lực PL.
Về đội ngũ cán bộ: Đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 66 Luật Tổ chức TAND năm 2014 theo hướng tại TANDTC có Thẩm phán TANDTC, Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp; tại TANDCC có Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp.
Đề nghị sửa đổi điểm a các khoản 1, 2, 4 Điều 68; điểm a khoản 1 Điều 69 Luật Tổ chức TAND năm 2014 theo hướng rút ngắn thời gian giữ ngạch Thẩm phán cũ còn 03 năm (thay vì 05 năm như hiện nay) nhằm tạo nguồn cán bộ trẻ cho các chức danh lãnh đạo, quản lý.
Đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 68 Luật Tổ chức TAND năm 2014 theo hướng: Trong trường hợp đặc biệt, người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo TANDCC, TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp (trước mắt không cần có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ xét xử và sẽ được tạo điều kiện thuận lợi để được đào tạo nghiệp vụ xét xử sớm nhất…).
68
Đề nghị UBTVQH xem xét: Quy định về cơ cấu, số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán TANDTC từ nguồn nhân sự bên ngoài TAND (quy định tại khoản 2 Điều 69) theo hướng không quá 02 người từ các đối tượng là Kiểm sát viên, Luật sư; quy định cơ chế bảo đảm an toàn cho Thẩm phán và cán bộ Tòa án trong quá trình thực thi công vụ.
Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động Tòa án như: Đề nghị Nhà nước có chính sách ưu tiên về trụ sở, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Tòa án; cải cách chế độ tiền lương và chính sách ưu đãi cho cán bộ Tòa án [36].
3.2.4. Các giải pháp khác
Kết quả của công tác XXPT các VAHS phụ thuộc rất lớn vào các chủ thể tiến hành tố tụng, nhất là đối với TP của TAPT. Thực tế cho thấy trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ TP ở nước ta nói chung và của TP - XXPT các VAHS nói riêng còn nhiều bất cập, không đồng đều, kỹ năng nghiệp vụ chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp và nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, xây dựng đội ngũ TP nói chung và đội ngũ TP - XXPT các VAHS nói riêng có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp giỏi là một yêu cầu cấp thiết. Một số giải pháp có ý nghĩa rất quan trọng để nâng cao năng lực của TP – XXPT, gồm:
- Tập trung nâng cao công tác giáo dục chính trị tư tưởng, quản lý cán bộ Thực hiện Chỉ thị 05 của BCT Trung ương về “đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Nghị quyết Trung ương bốn về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Cần thiết phát triển phong trào thi đua thực hiện lời dạy của chủ tịch Hồ Chi Minh với ggành TAND “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư”, gắn với phương châm “Phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân” với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người trong hệ thống Tòa án nhân dân với chủ đề “Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ TP, cán bộ, công chức ngành