CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHẠM VI XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 2015 ĐẾN NĂM 2019
2.3. Đánh giá thực tiễn thực hiện phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án hình sự tại Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng
2.3.1. Những kết quả đạt được
Qua phân tích số liệu tại hai bảng số liệu: Bảng 2.1 và Bảng 2.2 ở mục 2.2 của luận văn, học viên nhận thấy công tác xét xử phúc thẩm VAHS tại TAND cấp cao 2 trong thời gian qua (2015-2019) luôn bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tòa án đã áp dụng và thực hiện đúng quy định tại Điều 241 BLTTHS năm 2003 và Điều 345 BLTTHS 2015 về phạm vi xét xử phúc thẩm VAHS, các phán quyết của Tòa phúc thẩm đều căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa và trên cơ sở xem xét, đánh giá toàn diện, khách quan các chứng cứ của vụ án.
Trong đó có một số VAHS lớn đặc biệt nghiêm trọng về an ninh quốc gia, ma túy, giết người, cướp tài sản... nhất là các vụ án về tội tham nhũng, những vụ án lớn, trọng điểm, phức tạp thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo đã được TAND cấp cao tại thành phố Đà Nẵng đưa ra xét
40
xử kịp thời, nghiêm minh, không để xảy ra việc xét xử oan hoặc bỏ lọt tội phạm, đáp ứng yêu cầu chính trị và đấu tranh phòng, chống tội phạm của các địa phương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ 12 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương (Thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Bình, tỉnh Quảng Trị, tỉnh Thừa Thiên - Huế, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Bình Định, tỉnh Phú Yên, tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Gia Lai, tỉnh Kon Tum và tỉnh Đắk Lắk) nói riêng cũng như cả nước nói chung.
Học viên xin nêu ra một số vụ án điển hình mà TAND cấp cao 2 đã tuyên hủy án sơ thẩm của Tòa án cấp dưới để khắc phục vi phạm, sai lầm. Cụ thể như:
Vụ án Trương Phan Thị Thảo “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”: Trương Thị Phan Thảo và Đinh Văn Cường là vợ chồng và là chủ sở hữu hợp pháp nhà đất tại số 185 Phạm Như Xương, thành phố Đà Nẵng. Ngày 09/7/2011, vợ chồng Thảo thế chấp tài sản nêu trên cho Ngân hàng Nam Việt - Chi nhánh Đà Nẵng vay 1.500.000.000đ, thời hạn vay 36 tháng. Mặc dù đã thế chấp nhà đất cho Ngân hàng nhưng ngày 06/9/2011 vợ chồng Thảo vẫn lừa dối, viết giấy bán nhà đất tại số 185 Phạm Như Xương cho bà Lê Thị Hương với giá 1.500.000.000đ và cam kết giao tài sản, giấy tờ và làm thủ tục sang tên cho bà Hương trong thời hạn 60 ngày. Với thủ đoạn nêu trên, các bị cáo đã chiếm đoạt số tiền này.
Cũng trong thời gian này, vợ chồng Thảo ký giấy cam kết bán nhà đất tại 154 Trường Chinh, Đà Nẵng cho bà Hương với giá 600.000.000đ. Nhưng sau đó vợ chồng Thảo lại bội tín mang nhà đất tại 154 Trường Chinh bán cho vợ chồng ông Đặng Non, bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết với giá 500.000.000đ theo hợp đồng chuyển nhượng được công chứng ngày 12/01/2012; các bị cáo chiếm đoạt của bà Hương 600.000.000đ.
Như vậy, hành vi của các bị cáo trong việc bán nhà tại 185 Phạm Như Xương chiếm đoạt của bà Hương 1.500.000.000đ cấu thành tôi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và hành vi bán nhà đất tại 154 Trường Chinh chiếm đoạt của bà Hương 600.000.000đ cấu thành tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đọat tài sản”, Đinh Văn Cường đồng phạm với vai trò giúp sức. Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử
41
sơ thẩm tuyên bố bị cáo Thảo phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và bị cáo Cường không phạm các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” là chưa đánh giá hết tính chất của vụ án, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội. Do đó, tại bản số 36/2015/HS-PT ngày 17/12/2015 của TAND cấp cao 2 đã xử hủy bản án sơ thẩm, giao hồ sơ về cho cấp sơ thẩm xét xử lại theo hướng Thảo và Cường phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”
Sau khi phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự nêu trên kết thúc, TAND cấp cao tại Đà Nẵng đã ra thông báo hướng dẫn và rút kinh nghiệm về việc Tòa án cấp dưới có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm (hành vi phạm tội của bị cáo đã rõ nhưng cấp sơ thẩm tuyên bố bị cáo không phạm tội).
Việc bản án số 36/2015/HS-PT ngày 17/12/2015 của TAND cấp cao tại Đà Nẵng tuyên hủy bản án sơ thẩm nêu trên là để các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp dưới tiến hành điều tra thu thập thập đủ tài liệu chứng cứ, có đủ căn cứ vững chắc để kết tội các bị cáo. Qua đó tránh việc bỏ lọt tội phạm [33].
Vụ án Nguyễn Tấn Cự phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt sản”: Năm 2007, vợ chồng Nguyễn Tấn Cự, Nguyễn Thị Nở mở cửa hàng kinh doanh mua bán điện thoại di động Trường Thiên. Đến năm 2012, Cự không tham gia cùng Nở mua bán điện thoại mà đã lợi dụng sự quen biết và tín nhiệm của nhiều người dân địa phương để vay tiền và hốt tiền biêu hụi để làm dịch vụ đáo hạn ngân hàng, cho người khác vay lại hưởng lãi xuất chênh lệch. Trong thời gian đầu, Cự thực hiện việc trả lãi và gốc sòng phẳng nhưng đến đầu tháng 6/2003 Cự đã chiếm tổng số tiền 5.470.200.000đ của những người bị hại và bỏ trốn khỏi địa phương.
Quá trình điều tra xác định được 05 người hiện nay còn nợ tiền Cự với tổng cộng số tiền 5.315.000.000đ (Các trường hợp này đều có Giấy vay tiền của Cự). Tại Cơ quan điều tra, những người này cam kết trở nợ dần cho vợ chồng Cự.
Tại Bản án sơ thẩm số 18/2014/HSST ngày 26/9/2014 của TAND tỉnh Quảng Ngãi đã tuyên xử: Bị cáo Cự phạm tội: “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 140, điểm b, p khoản 1 Điều 46 BLHS 1999
42
(sửa đổi, bổ sung 2009), xử phạt Cự 13 năm tù. Ngoài ra án sơ thẩm còn tuyên về phần dân sự và án phí. Cự kháng cáo kêu oan, vì cho rằng không bỏ trốn, người bị hại kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt đối với bị cáo.
Tòa án nhân dân cấp cao tại Đàng Nẵng xét xử phúc thẩm nhận thấy: Qua kết quả điều tra và tại Bản án sơ thẩm đều xác định Cự đã vay tiền của nhiều người và hốt tiền biêu với mục đích làm dịch vụ đáo hạn ngân hàng và cho người khác vay lại để hưởng lãi xuất chênh lệch; kết quả điều tra cho thấy số tiền vay, hốt biêu Cự đã cho nhiều người khác vay lại, có 05 người còn nợ Cự với số tiền là 5.315.000.000đ và đều có cam kết trả nợ, chưa có chứng cứ nào cho thấy Cự dùng tiền vay và hốt biêu nói trên để mua sắm tài sản sử dụng cho gia đình và cá nhân hoặc sử dụng vào mục đích bất hợp pháp (đánh bạc…). Lời khai của những người còn nợ Cự và các tài liệu liên quan thể hiện rõ điều này.
Xét việc Cự đi khỏi địa phương, qua tài liệu thu thập được cho thấy Sổ văn thư và Sổ theo dõi tiếp công dân của Đội điều tra Công an huyện Tư Nghĩa thể hiện ngày 11/7/2013 có Đơn của Cự xin tạm vắng khỏi địa phương để đi tìm người đang trốn nợ, nhưng đơn này đã bị thất lạc, nay Công an huyện Tư Nghĩa không tìm thấy;
còn Công an thị trấn Sông Vệ xác nhận khoảng tháng 7/2013 cha vợ Cự có đến nộp Đơn xin tạm vắng cho Cự, nhưng cảnh sát khu vực không nhận. Tại Biên bản xác minh ngày 15/01/2014 cho thấy Cự vào trú tại huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận có đăng ký tạm trú và chấp hành tốt pháp luật.
Xét Đơn của Cự đã nộp tại Công an huyện Tư Nghĩa không còn nên không có cơ sở khẳng định được nội dung Cự đã viết như thế nào. Tuy nhiên, từ ngày Cự có Đơn xin tạm vắng khỏi địa phương cho đến ngày Cự bị bắt, qua các chứng cứ, tài liệu thu thập được cho thấy: Ngày 21/8/2013 chỉ cách 01 tháng 10 ngày sau khi có Đơn xin tạm vắng vợ chồng Cự đã trở về địa phương và đến UBND thị trấn Sông Vệ chứng thực hợp đồng chuyển nhượng đất để giải quyết khoản nợ Cự vay trước đây tại Ngân hàng BIDV và đã được Chủ tịch UBND thị trấn Sông Vệ chứng thực.
Sau đó thì 3 tháng 6 ngày sau, vợ chồng Cự tiếp tục về địa phương và đến Văn phòng công chứng để công chứng Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
43
nhằm giải quyết số nợ vợ chồng Cự đã vay của Ngân hành nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trước đó.
Từ những nhận xét trên, TANDCC tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm, nhận thấy Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng Cự đã có hành vi chiếm đoạt tài sản của các bị hại với tổng số tiền là 5.470.200.000đ và có hành vi bỏ trốn là chưa có căn cứ vững chắc;
đồng thời cần làm rõ thêm số tiền của những người nợ Cự là có thật hay không, theo như yêu cầu của bị hại tại phiên tòa. Những vấn đề này Tòa án cấp phúc thẩm không thể khắc phục được. Do đó, hủy Bản án sơ thẩm, giao hồ sơ vụ án cho VKSND tỉnh Quảng Ngãi để điều tra, truy tố và xét xử lại theo thủ tục chung.
Việc TAND cấp cao tại Đà Nẵng tuyên hủy bản án sơ thẩm số 18/2014/HSST ngày 26/9/2014 của Tòa án sơ thẩm nêu trên, nguyên nhân chủ yếu là do việc điều tra chưa đầy đủ, chưa đủ căn cứ vững chắc để kết tội bị cáo. Do vậy việc hủy án sơ thẩm để điều tra lại nhằm tránh làm oan người vô tội [33].
Vụ án Lâm Quang Trung phạm tội “Sử dụng mạng Internet để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”: Khoảng tháng 7/2012, Trung thường đến các quán Internet trên địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị để chơi các trò chơi điện tử qua mạng (game online) và truy cập vào các trang Web, Yahoo, Facebook để
“chat”. Thấy bạn mình thường xuyên có tiền chi tiêu, mua sắm nên Trung hỏi và biết đó là tiền lừa được của một số người trên mạng. Trung nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản thông qua mạng Internet. Từ tháng 8/2012 đến tháng 12/2013, Trung đã sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của các bị hại tổng số tiền là 214.790.000đ.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 32/2014/HSST ngày 17/9/2014 của TAND tỉnh Quảng Trị xử phạt: Bị cáo Lâm Quang Trung 24 tháng tù, về tội “Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”, ngoài ra còn tuyên về phần trách nhiệm bồi thường dân sự, quyền kháng cáo và thi hành án.
Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 26/9/2014, vợ chồng bà Yến, ông Thắng (là bố, mẹ của bị cáo Trung) có đơn kháng cáo với nội dung: Xin giảm nhẹ hình phạt và xin được hưởng án treo cho bị cáo Trung; đồng thời xin xem xét lại phần truy thu số
44 tiền 137.790.000đ.
Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm nhận thấy: Bị cáo Lâm Quang Trung, sinh ngày 22/12/1996. Ngày 17/9/2014, TAND tỉnh Quảng Trị đưa vụ án ra xét xử thì bị cáo Trung chưa đủ 18 tuổi, thế nhưng Tòa án sơ thẩm không đưa cha, mẹ bị cáo là ông Lâm Quang Thắng và bà Nguyễn Thị Yến tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hợp pháp của bị cáo mà chỉ đưa ông Thắng, bà Yến tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Do vậy việc ông Thắng bà Yến không được quyền kháng cáo với tư cách là người đại điện hợp pháp cho bị cáo Trung về phần hình phạt là vi phạm Điều 231, khoản 3 Điều 306 BLTTHS (2003). Do bản án số 32/2014/HSST ngày 17/9/2014 của TAND tỉnh Quảng Trị vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nên Tòa án cấp phúc thẩm không thể khắc phục được nên đã hủy Bản án hình sự sơ thẩm nêu trên để xét xử lại theo đúng quy định của pháp luật [33].
2.3.2. Những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân 2.3.2.1. Những hạn chế
Qua nghiên cứu hồ sơ và các bản án hình sự phúc thẩm của TAND cấp cao 2 trong giai đoạn 2015 - 2019, học viên nhận thấy bên cạnh những kết quả đạt được, thì việc áp dụng phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của Tóa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc, cụ như sau:
Một là, HĐXX phúc thẩm hình sự TAND cấp cao 2 chưa thường xuyên trong việc áp dụng phạm vi xét xử phúc thẩm ngoài nội dung kháng cáo, kháng nghị. Trong số 1.705 vụ án hình sự phúc thẩm được xét xử (học viên đã nêu ở bảng 2.1 và bảng 2.3, mục 2.2 của luận văn) thì chỉ có khoảng 20 vụ án được cấp phúc thẩm xem xét áp dụng ngoài nội dung kháng cáo, kháng nghị (chỉ chiếm 1,17%), và chỉ áp dụng pháp luật về phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án hình sự để giảm nhẹ cho các bị cáo; còn lại chỉ xét các nội dung có kháng cáo, kháng nghị mà không xem xét đến các phần khác của bản án sơ thẩm. Điều đó đồng nghĩa với việc thiếu hiệu quả trong công tác khắc phục những sai lầm, thiếu sót cho Tòa án cấp sơ thẩm, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật.
45
Hai là, HĐXX phúc thẩm vụ án hình sự TAND cấp cao tại Đà Nẵng vẫn còn hạn chế trong việc áp dụng pháp luật về phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án hình sự dẫn đến việc ra bản án hình sự phúc thẩm gây nhiều mâu thuẫn, thắc mắc trong dư luận, bị kháng nghị theo trình tự Giám đốc thẩm và được Hội đồng thẩm phán TAND tối cao tuyên hủy bản án hình sự phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng để xét xử phúc thẩm lại. Điển hình như vụ án: Nguyễn Kích cùng đồng bọn phạm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Nội dung vụ án: Ngày 26/10/2012, Nguyễn Kích - là Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất (PTQĐ) huyện Đông Hòa được ủy quyền làm chủ đầu tư thực hiện tiểu dự án giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Phú Yên thuộc dự án Hầm đường bộ qua Đèo Cả, trong đó có hạng mục di dời hệ thống viễn thông ra khỏi phạm vi giải phóng mặt bằng. Lê Quốc Toản - Giám đốc công ty cổ phần xây lắp (CPXL) Minh Thuận Khánh biết Công ty không đủ năng lực theo tiêu chí mời thầu nên đã sửa chữa, thay thế giá trị hợp đồng (HĐ) kinh tế, lập khống HĐ lao động để chuyển hồ sơ cho Trung tâm PTQĐ huyện Đông Hòa xét duyệt. Ngày 13/9/2013, Kích ký HĐ kinh tế với Lê Quốc Toản để thi công công trình trên với giá trị 2.618.069.589 đồng mà không tổ chức thẩm định năng lực của công ty. Cùng ngày, Nguyễn Kích ký Hợp đồng với Công ty TNHH Tín Phước phân công Phan Trí Hùng làm Giám sát trưởng công trình.
Khi tổ chức thi công, lợi dụng sự thiếu kiểm tra, giám sát của chủ đầu tư và đơn vị giám sát thi công, Toản đã có hành vi gian dối, không đào 718,5m chiều dài tuyến để thu hồi sợi cáp quang loại 8Fo, không đào lắp đặt hệ thống tiếp địa và thi công các khối lượng công việc khác không đúng với hồ sơ thiết kế được duyệt. Tuy nhiên, khi làm hồ sơ nghiệm thu, thanh toán khối lượng thi công hoàn thành lần 01, Toản đã chỉ đạo Lương Cành (nhân viên kỹ thuật) kê khống khối lượng thi công hoàn thành lần 01 theo như thiết kế được duyệt để trình cho đơn vị tư vấn giám sát và chủ đầu tư ký nghiệm thu công trình, thanh toán giá trị là 2.327.453.864 đồng.
Khối lượng công việc còn lại được gia hạn thời hạn thi công. Tin tưởng theo hồ sơ Công ty CPXD Minh Thuận Khánh lập mà không tổ chức nghiệm thu khối lượng
46
thi công hoàn thành lần 01 theo đúng quy định của pháp luật, chủ đầu tư đã lập chứng từ thanh toán chuyển Kho bạc huyện Đông Hòa giải ngân thanh toán cho Công ty bằng 03 ủy nhiệm chi với tổng số tiền 2.327.453.000 đồng. Sau khi bị phát hiện việc thi công gian dối và lập khống hồ sơ đưa vào nghiệm thu, thanh toán chiếm đoạt tiền của Nhà nước, Toản có hành vi đối phó bằng cách chỉ đạo Cành đem hộp cáp quang và hệ thống tiếp địa vào công trình, thuê xe đào, nhân công đào lắp đặt và thu hồi phi tang sợi cáp quang 8Fo cũ.
Kết quả trưng cầu Giám định viên Trung tâm tư vấn xây dựng - trường Đại học xây dựng miền Trung kết luận: Giá trị khối lượng đưa vào nghiệm thu, thanh toán khống 21 hạng mục gây thiệt hại tài sản Nhà nước 512.569.039 đồng và xác định trách nhiệm liên quan đến sai phạm gồm Đơn vị thi công, Đơn vị tư vấn giám sát thi công và Chủ đầu tư công trình.
Bản án hình sự sơ thẩm của TAND tỉnh Phú Yên tuyên phạt Lê Quốc Toản 09 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; Nguyễn Kích 06 tháng tù và Phan Trí Hùng 06 tháng tù nhưng cho hưởng án treo đều về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Tại Bản án hình sự phúc thẩm, TAND cấp cao tại Đà Nẵng hủy Bản án hình sự sơ thẩm của TAND tỉnh Phú Yên để điều tra lại.
Chánh án TAND tối cao Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với Bản án hình sự phúc thẩm của TAND cấp cao tại Đà Nẵng, đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND tối cao xem xét giám đốc thẩm hủy Bản án hình sự phúc thẩm nêu trên giao hồ sơ cho TAND cấp cao Đà Nẵng để xét xử phúc thẩm lại.
Hội đồng thẩm phán TAND tối cao nhận định: Thủ đoạn gian dối của Lê Quốc Toản thể hiện ở việc Toản đã làm giả giấy tờ, tài liệu để hợp thức hóa hồ sơ năng lực nhằm được chỉ định thầu; lợi dụng sự tin tưởng của chủ đầu tư và giám sát công trình đã bỏ qua không thi công 21 mục công việc như thiết kế được duyệt nhưng vẫn lập khống đưa vào nghiệm thu, thanh toán. Việc tiếp tục thi công sau khi bị phát hiện là nhằm đối phó và che giấu hành vi phạm tội. Tòa án sơ thẩm kết án Lê Quốc Toản về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là có căn cứ. Tòa án phúc thẩm cho