Hợp tác du lịch tiểu vùng sông Mekong

Một phần của tài liệu Hợp tác phát triển du lịch bền vững tiểu vùng sông Mekong giai đoạn 1990-2020. (Trang 37 - 41)

Chương 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC VÙNG LÃNH THỔ TRONG KHU VỰC TIỂU VÙNG SÔNG MEKONG

1.2. Hợp tác du lịch tiểu vùng sông Mekong và hợp tác du lịch đa phương

1.2.1. Hợp tác du lịch tiểu vùng sông Mekong

Tại Hội nghị thượng đỉnh 6 nước tiểu vùng sông Mekong tháng 3-2008, Phó Chủ tịch Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) Lawrence Greenwood đã từng phát biểu: “Mười lăm năm trước, khi các quốc gia Mekong vẫn còn những bất đồng và nghèo đói, một số người đã mạnh dạn dự đoán các quốc gia này sẽ đạt được những tiến bộ vượt quá dự kiến trong việc giảm nghèo và tăng nhanh các triển vọng kinh tế”[9]. Sau đó, tuyên bố chung được đưa ra tháng 1-2009 của các bộ trưởng du lịch 6 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma, Trung Quốc về việc phát triển du lịch GMS đã góp phần hiện thực hóa dự đoán trên [ 28]. Các nhà làm du lịch đã ghi nhận những tiến triển hợp tác du lịch của các nước GMS và thống nhất những định hướng trong tương lai. Trong thời gian tới, các nước sẽ tập trung khai thác cơ sở hạ tầng và sự kết nối trong tiểu vùng để thúc đẩy phát triển du lịch bền vững, có trách nhiệm với xã hội, tăng cường xúc tiến để du lịch GMS trở thành một điểm đến chung.

30

Du lịch là một trong số 09 lĩnh vực ưu tiên của hợp tác GMS, được xem là một lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh của tiểu vùng Mekong, tạo ra nhiều việc làm và mang lại những lợi ích cụ thể cho người dân trong khu vực. Với hệ thống sông ngòi phong phú, tập quán sinh hoạt trên sông đa dạng của người dân bản địa như chợ nổi, làng bè..., du lịch dọc sông Mekong chắc chắn sẽ tạo ra nhiều hứng thú cho du khách.

Nhìn trên bản đồ đường bộ của các nước thuộc khu vực sông Mekong, có thể thấy hàng loạt tuyến đường xuyên quốc gia. Nếu ở phía Đông (điểm cuối của hai tuyến đường tại Việt Nam) là những bãi biển dài từ Đà Nẵng tới Nghệ An với những di sản thế giới tuyệt đẹp của miền Trung như Hội An, Huế hay động Phong Nha – Kẻ Bàng, thì ở phía Tây là những chùa vàng rực rỡ với những đặc trưng văn hóa của vùng Đông Bắc Thái Lan và Lào. Du khách quốc tế khi đến vùng Đông Bắc Thái Lan có thể tiếp tục hành trình qua Lào sang Việt Nam và ngược lại.

31

Bản đồ các nước tiểu vùng sông Mekong

(http://www.theworldmap.net/continent/big/mekong-region-map/)

32

Trong số sáu quốc gia thuộc tiểu vùng GMS, có đến 5 quốc gia có các di sản văn hóa thế giới với nhiều điểm du lịch nổi tiếng, hấp dẫn. Từ đó, ý tưởng về “Sáu quốc gia - một điểm đến” ra đời và được ủng hộ, minh chứng cho một bước tiến quan trọng trong quá trình hợp tác du lịch của các nước trong tiểu vùng. Những kiến nghị của Chương trình Nghiên cứu Chiến lược Du lịch tiểu vùng GMS đưa ra hướng tiếp cận đối với phát triển du lịch, bao gồm việc thực hiện các dự án ưu tiên và xúc tiến du lịch môi trường sinh thái và chống đói nghèo được Chính phủ các nước rất hoan nghênh. Các quốc gia trong tiểu vùng sông Mekong mở rộng đã tìm kiếm và nhận được sự trợ giúp kỹ thuật từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhằm hoạch định chiến lược phát triển du lịch và kế hoạch hành động. Điểm chính trong chiến lược là thúc đẩy phát triển cả tiểu vùng sông Mekong như là một điểm đến du lịch. Điều đó thực hiện bằng cách đảm bảo sự phát triển mở rộng hoạt động du lịch bền vững, tăng tính hấp dẫn của cả tiểu vùng nhằm giảm đói nghèo và phân bổ hợp lý lợi ích do du lịch mang lại, giảm thiểu mọi tác động tiêu cực đối với xã hội và môi trường từ du lịch.

Việc liên kết các nước thuộc tiểu vùng nhằm tạo ra một sản phẩm du lịch chung sẽ là một giải pháp góp phần làm phong phú hơn nguồn tài nguyên du lịch, đồng thời có khả năng tạo ra những nét ấn tượng, độc đáo mang bản sắc rất riêng của tiểu vùng.

Chiến lược nghiên cứu trên đây tập trung vào một số vấn đề thông qua 07 chương trình chính như sau:

- Xúc tiến quảng bá, marketing cả tiểu vùng như là một điểm đến du lịch

- Phát triển nguồn nhân lực;

- Thúc đẩy quản lý các khu vực bảo tồn văn hóa thiên nhiên cũng như các khu vực có di sản thiên nhiên quan trọng cho hoạt động du lịch và chú trọng tới các tác động tiêu cực của du lịch;

33

- Phát triển du lịch xóa đói giảm nghèo và phân phối một cách bình đẳng hơn các lợi ích thu được từ hoạt động du lịch;

- Thúc đẩy tham gia của khu vực tư nhân trong phát triển du lịch;

- Tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại của khách du lịch đến các nước trong tiểu vùng và giữa các nước trong tiểu vùng;

- Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động du lịch nhằm thúc đẩy sáu sáng kiến đầu tiên của chiến lược. [26]

Một phần của tài liệu Hợp tác phát triển du lịch bền vững tiểu vùng sông Mekong giai đoạn 1990-2020. (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)