Chương 3. THÀNH TỰU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TIỂU VÙNG SÔNG MEKONG
3.1. Một số thành tựu chủ yếu của hợp tác du lịch tiểu vùng sông Mekong 61 3.2. Một số định hướng phát triển
Chiến lược du lịch của GMS có mục tiêu nhằm phát triển và xúc tiến du lịch tiểu vùng sông Mekong như một điểm đến duy nhất, chiến lược cũng được xây dựng trên nguyên tắc phát triển bền vững nghĩa là khả thi về kinh tế, công bằng, đảm bảo sinh thái và đem lại tác dụng tích cực tối thiểu về mặt xã hội đối với cộng đồng địa phương. Theo chương trình hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mekong mở rộng, các dự án du lịch sẽ thúc đẩy phát triển du lịch đa quốc gia bao gồm kích cầu đối với những sản phẩm và thị trường phù hợp đem lại lợi nhuận cao thông qua các hoạt động xúc tiến du lịch chung, điều này có thể được thực hiện thông qua việc nâng cao kĩ năng của các nhà lãnh đạo về du lịch, giảng viên về du lịch và nâng cao chuẩn mực quản lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa phục vụ bảo tồn và du lịch. Quan hệ đối tác với khu vực tư nhân sẽ được khuyến khích trong lĩnh vực lập kế hoạch, đầu tư và marketing trong lĩnh vực du lịch đồng thời với việc giải quyết những trở ngại đối với các đoàn vào và đi lại trong khu vực. Các dự án cũng bao hàm phát triển cơ sở hạ tầng du lịch nhằm đảm bảo chia sẻ rộng rãi hơn nữa những lợi ích từ du lịch và hỗ trợ phát triển vì người nghèo tại những vùng ưu tiên.
Tour du lịch Mekong luôn thu hút nhiều du khách quan tâm. Mới đây, tờ nhật báo Telegraph của Anh đã lựa chọn tuyến du lịch trên sông Mekong nằm trong top 5 tuyến du lịch trên sông hàng đầu Châu Á cho năm 2015 [29, tr. 67]. Theo đó, Telegraph đề xuất cho du khách chương trình tour kéo dài
62
trong vòng 8 ngày đi theo tuyến đường sông từ Siem Reap (Campuchia) đến TP. Hồ Chí Minh (Việt Nam). Tờ nhật báo cũng gợi ý du khách có thể lựa chọn ở lại thêm Siem Reap hoặc TP. Hồ Chí Minh với chi phí cho cả tour ước tính từ 1.436 bảng Anh/khách (tương đương khoảng 51 triệu đồng), chưa bao gồm vé máy bay[30, tr. 24]
Cùng với tuyến du lịch trên sông Mekong còn có 4 tuyến khác được tờ Telegraph lựa chọn gồm có: du lịch trên Sông Hằng (Ấn Độ); sông Dương Tử (Trung Quốc); sông Irrawaddy (Myanmar) và tuyến du lịch đường sông từ Delhi đến Kolkata (Ấn Độ).
Có thể thấy, Chương trình Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng đã giúp các nước trong tiểu vùng đạt được những thanh tựu to lớn về phat triển kinh tế, góp phần cải thiện đời sống cho hàng triệu người nghèo. Năm 2000, Trung Quốc, Lào, Mianma va Thái Lan ky Hiệp ước vận chuyển thương mại trên song Mekong trong đó quy định làm sạch lòng sông đến đoạn chảy qua tỉnh Luông Phabang của Lào. Năm 2004, việc dọn lòng sông đoạn miền nam tỉnh Van Nam (Trung Quốc) đi bắc Thái Lan cũng được hoàn tất. Thang 11 năm 2007 Campuchia thông qua kế hoạch mở thêm đường sắt nối với Thai Lan và Việt Nam để kết nối tuyến đường sắt nối liền ASEAN với Côn Minh (Trung Quốc) dài 5.500 km. Cuối tháng 12 năm 2007 Campuchia va Thái Lan nhất trí cho phep khách du lịch nước ngoài đến hai nước này bằng cùng một loại thị thực; Việt Nam, Lào, Thái Lan ký Bản ghi nhớ về sử dụng có hiệu quả và nâng cấp hạ tầng cơ sở tuyến giao thông vận tải nhằm thúc đẩy thương mại và thu hút đầu tư phat triển Hanh lang Kinh tế Đông ‑ Tây. Tương tự, Lào và Thái Lan thỏa thuận sử dụng cầu Hữu nghị qua sông Mekong nối tỉnh Savannakhet (Lao) với tỉnh Mukdahan (Thai Lan). Việt Nam, Lào và Campuchia đã đạt thỏa thuận về những biện pháp liên kết mở rộng quảng bá
63
tiềm năng, văn hóa, các loại hinh du lịch của mỗi nước để thực hiện các tour du lịch “một điểm đến nhiều quốc gia”, “Tiểu vùng Mekong ‑ điểm đến”...
GMS được nhiều chuyên gia nhìn nhận là một trong những kênh hợp tác khu vực phat triển nhanh nhất thế giới, chẳng hạn, kim ngạch mậu dịch tăng 11 lần từ 2,4 tỷ USD (1992) lên 27 tỷ USD (2004).
Về lượng khách đến du lịch tiểu vùng, cùng với sự phát triển chung về kinh tế và xã hội trong tiểu vùng, hợp tác du lịch trong tiểu vùng cũng có nhiều bước phát triển và đạt được nhiều thành tự quan trọng. Bảng thống kê sau đây sẽ cho thấy lượng khách du lịch đến các nước trong tiểu vùng trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2009.
Bảng 3. Số lượt khách quốc tế đến du lịch GMS năm 2002- 2009
Tên nước 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Cam pu chia
786,524 701,014 1.055,202 1421,615 1,700,041 2.015,128 2.025,465 2.161,577
Lào 735,662 636,631 894,886 1.109,883 1215,106 1.623,943 1.736,788 2.008,363 Myan
ma
301,024 269,205 313,066 313,737 263, 514 248, 076 193,319 243,278
Thái Lan
10.862,976 10.872,109 11.737,413 11.516,936 13.838,488 14.464,228 14.323,221 14.149,841
Việt Nam 2627,988 2.418,735 2.927,873 4.367,788 3.583,486 4.229,349 4.253,740 3.772,359 Tỉnh Vân
Nam, TQ
1.303,550 1.000,101 1.101,000 1.502,817 1.810,017 2.219,030 2.502,170 2.844,902
Tỉnh Quảng Tây, TQ
1.363,400 650,200 1.175,800 1.461,600 1.707,729 1.245,056 1.200,138 2.098,000
Tổng cộng 17.991,124 15.767,725 19.205,160 20.794,296 24.118,381 26.044,810 26.334,841 24.433,418
Bảng 3: Thống kê lượt khách quốc tế đến du lịch GMS năm 2002- 2009 Nguồn: Ủy hội Mekong năm 2015
64
65
Tương tự, số lượt khách qua cảng Houayxay - Lao PDR cũng tăng đáng kể trong các năm từ 2007-2014.
Biểu đồ 1. Thống kê lƣợng khách du lịch qua cảng Houayxay - Lao PDR
Thống kê lượng khách du lịch qua cảng Houayxay - Lao PDR Nguồn: Ủy hội Mekong năm 2015.
Từ ngày 15-18/6/2015, trong khuôn khổ hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS), Việt Nam đăng cai tổ chức Diễn đàn Du lịch Mekong 2015 và các phiên họp liên quan tại TP Đà Nẵng.
Với chủ đề: Khai thác tốt hơn tiềm năng du lịch GMS thông qua quan hệ đối tác mới là dịp để các nước trong khu vực GMS khẳng định vai trò, vị thế của mình trong lĩnh vực du lịch, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm phát triển du lịch, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ nổi bật tới bạn bè quốc tế. Tham dự diễn đàn lần này có các cơ quan du lịch các nước Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Trung Quốc.
5,000,000
4,500,000
4,000,000
3,500,000
3,000,000
2,500,000
2,000,000
1,500,000
1,000,000
500,000
0
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Total inbound tourists
Tourist arrivals via the Mekong River (in the Lao PDR)
1,623,900 1,736,800 2,008,400 2,513,000 2,723,600 3,330,100 3,779,000 4,335,900
49,299 53,448 51,477 45,712 47,112 39,583 49,682 47,824
66
(Nguồn:http://baodautu.vn/khai-thac-tiem-nang-du-lich-tieu-vung-me- kong-mo-rong-d28462.html)
Tại hội nghị trong khuôn khổ Diễn đàn Du lịch Mekong, ông Lê Khánh Hải, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phát biểu: Việt Nam rất vui mừng được đăng cai tổ chức Diễn đàn lần này tại Thành phố Đà Nẵng, thành phố trọng điểm du lịch quốc gia và là điểm kết thúc của Hành lang kinh tế Đông Tây.
Diễn đàn năm nay thực sự là dịp tốt để cơ quan du lịch quốc gia trong khu vực, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp du lịch thảo luận đưa ra những đề xuất đẩy mạnh hợp tác công - tư, tăng cường nguồn lực cho đầu tư phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá. Đó sẽ là những điều kiện quan trọng cho việc triển khai Kế hoạch marketing du lịch Tiểu vùng giai đoạn 2015-2020, hướng
67
tới mục tiêu đưa Tiểu vùng Mekong trở thành một điểm đến hấp dẫn chung đối với du khách”.
Thời gian qua, các quốc gia trong khu vực thu hút được sự quan tâm của du khách, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Năm 2014, lượng khách du lịch tới GMS đã đạt gần 54 triệu lượt, chiếm 20,5% tổng lượng khách du lịch khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Các hoạt động du lịch đã mang lại thu nhập hơn 61 tỷ USD, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đóng góp đáng kể vào GDP của các nước, góp phần tích cực cho xóa đói giảm nghèo. Theo đánh giá của ông Hải : Đạt được kết quả trên, bên cạnh nỗ lực hợp tác của các Chính phủ, đóng góp tích cực của các bên liên quan, phải nhắc đến vai trò của các doanh nghiệp, hiệp hội, các nhà đầu tư trực tiếp tham gia vào quá trình thúc đẩy phát triển du lịch khu vực”.
Theo số liệu của Tổ chức Du lịch Thế giới, từ năm 2002, lượng khách quốc tế đến GMS đã tăng liên tục, với mức tăng trưởng trung bình khoảng 12%/năm. Năm 2014, Tiểu vùng đón gần 54 triệu lượt khách quốc tế, tăng 8,2% so với năm 2013, chiếm khoảng 20% tổng lượng khách đến châu Á - Thái Bình Dương; doanh thu du lịch quốc tế đạt trên 61 tỷ đô-la Mỹ. Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, các sản phẩm du lịch, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ và nguồn nhân lực phục vụ du lịch đang từng bước được đầu tư, tăng cường về số lượng và nâng cao về chất lượng.
Dự báo trong năm 2016 và các năm tiếp theo, Du lịch Tiểu vùng Mekong mở rộng sẽ phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức bởi tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, bất ổn chính trị ở một số khu vực và chịu sự cạnh tranh lớn hơn từ các quốc gia, khu vực khác đang đẩy mạnh đầu tư, quảng bá cho phát triển du lịch. Nhằm vượt qua thử thách, đảm bảo đà tăng trưởng bền vững của Du lịch Tiểu vùng, Ngành Du lịch 6 nước GMS cần tiếp tục nỗ lực, đóng góp có trách nhiệm vào sự phát triển chung và tranh thủ hỗ trợ, hợp tác từ các nhà đầu tư chiến lược, đối tác phát triển để
68
đưa ra các sản phẩm du lịch mới với chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh với những khu vực khác trên thế giới, khẳng định được thương hiệu du lịch Tiểu vùng trên cơ sở sức mạnh thương hiệu của dòng sông Mekong, thu hút đông đảo và đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách du lịch trong và ngoài khu vực.
Trên tinh thần đó, Diễn đàn Du lịch Mekong 2015 diễn ra trong 4 ngày (từ 15-18/6/2015), Diễn đàn bao gồm nhiều sự kiện quan trọng như Hội nghị Du lịch Mekong, phiên họp Nhóm công tác Du lịch Mekong lần thứ 35 và các hội thảo chuyên đề về sản phẩm du lịch, marketing và đầu tư du lịch, được chủ trì bởi Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lãnh đạo Tổng cục Du lịch và Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Toàn bộ sự kiện của Diễn đàn sẽ thu hút trên 600 lượt đại biểu tham dự.
Các phiên họp kỹ thuật sẽ là dịp để Cơ quan Du lịch Quốc gia các nước trong khu vực GMS và các đối tác phát triển thảo luận về dự thảo Chiến lược Du lịch GMS, bao gồm Chiến lược Marketing GMS, Kế hoạch hành động GMS và các Dự án ưu tiên giai đoạn 2015-2020, cũng như vị trí pháp lý của Văn phòng Điều phối các hoạt động hợp tác du lịch Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (MTCO).
Ba hội thảo chuyên đề là các sự kiện dành cho tất cả các đại biểu quan tâm đến du lịch khu vực GMS, thu hút sự tham gia trình bày, đóng góp ý kiến của nhiều học giả và chuyên gia hàng đầu đến từ các tổ chức, doanh nghiệp quốc tế uy tín như Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương (PATA), Hiệp hội Du lịch Mạo hiểm (ATTA), Facebook, Tripadvisor,… Các hội thảo này không chỉ tạo cơ hội để các cá nhân và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch và liên quan gặp gỡ, kết nối, chia sẻ kinh nghiệm mà còn hỗ trợ trong việc định hướng xây dựng các sản phẩm đặc thù, quảng bá thương hiệu và thu hút đầu tư theo những xu hướng nổi bật nhất hiện nay của du lịch thế giới.
69
Bảng 4: Thị trường phân bố theo các nước trong khu vực tiểu vùng Sông Mekong năm 2014( đơn vị : USD)
(Nguồn : http://www.mekongtourism.org/about/tourism-performance/)
Key Indicators | Year 2014
Cambodia Lao PDR Myanmar Thailand Vietnam Total Total Top Ten thị trường các
nước
1 China (PRC) 560,335 422,440 125,609 4,636,298 1,947,236 7,691,918
2 Malaysia 144,437 24,312 46,532 2,613,418 332,994 3,161,693
3 Thailand 279,457 2,043,761 198,229 246,874 2,768,321
4 Vietnam 905,801 1,108,332 - 559,415 2,573,548
5 Korea (ROK) 424,424 96,085 58,472 1,122,566 847,958 2,549,505
6 Japan 215,788 44,877 83,434 1,267,886 647,956 2,259,941
7 Russia 108,601 13,340 4,835 1,606,430 364,873 2,098,079
8 Lao PDR 460,191 - 1,053,983 136,636 1,650,810
9 USA 191,366 61,460 62,631 763,520 443,776 1,522,753
10 Australia 134,167 44,964 29,175 831,854 321,089 1,361,249
11 UK 133,306 39,061 40,921 907,877 202,256 1,323,421
12 Singapore 65,855 9,621 47,692 844,133 202,436 1,169,737
13 France 141,052 52,146 41,453 635,073 213,745 1,083,469
14 Germany 84,143 29,800 32,265 715,240 142,345 1,003,793
15 India 28,529 4,547 32,306 932,603 - 997,985
16 Cambodia 15,342 - 550,339 404,159 969,840
17 Taiwan 97,528 5,478 32,664 394,149 388,998 918,817
Nguồn : Các nước thành viên GMS, ADB, PATA, WTTC
Bảng 5 : Thống kê lƣợt khách GMS năm 2015
( đơn vị tính : người ,ngày , %) (Nguồn : http://www.mekongtourism.org/about/tourism-performance/)
Chỉ số | Năm
2015
Cambodi a
Lao PDR Myanma
r
Thailan d
Vietnam China | Yunnan
China | Guangxi Khách du lịch
quốc tế đến 1 Số lượt khách
quốc tế
4,775,231 4,684,429 4,681,020 29,881,091 7,943,651 3,824,88 0
2,094,90 0 2 Thời gian trung
bình ở lại ( ngày)
6.80 4.75 9.00 9.69 9.70 2.13
3 Khu vực đến 3.1 Chấu Á – TBD Bình Dương
3,558,728 4,328,017 938,487 21,275,750 4,951,494 2,580,98 6
1,505,70 3.2 Châu Âu 719,134 217,307 224,733 5,629,122 1,208,365 766,453 0 338,900 3.3 Châu Mỹ 315,526 88,987 93,441 1,235,095 581,234 298,011 183,900 3.4 Châu Đại
Dương
157,960 39,463 35,566 921,355 335,681 120,066 55,700
3.5 Châu Phi 9,238 10,65
5
3,829 161,640 507,09
1
6,847 5,700
3.6 Trung Đông 14,645 5,527 658,129 - -
Chi tiết % 4 % khách tới
bằng máy bay
50.50 11.11 25.79 84.44 78.95 - -
5 % khách tới bằng đường bộ
47.40 88.88 73.66 14.96 18.92 - -
6 % khách tới bằng đường sông
2.10 - 0.55 0.60 2.14 - -
67
- Về dự án phát triển du lịch Mekong (MTDP): Dự án MTDP được ADB tài trợ, giúp cải thiện cơ sở hạ tầng liên quan đến du lịch tại các quốc gia GMS ( Campuchia, Lào, Việt Nam), hỗ trợ các dự án du lịch dựa vào cộng đồng tại khu vực nông thôn, hỗ trợ sự tham gia của khu vực tư nhân trong xúc tiến và marketing du lịch, thiết lập cơ chế nhằm củng cố hợp tác khu vực, và hỗ trợ lưu chuyển du khách xuyên biên giới. Sau đây là những kết quả chính của dự án :
- Tại Lào:
+ Chợ đêm Luang Namtha :
Địa điểm này đã trở thành điểm tập trung của người dân Luang Namtha, đây là một trong rất ít các địa điểm không gian công cộng của thị xã, là nơi sinh tồn của 57 phụ nữ và 3 nam giới bán hàng ăn và đồ thủ công. Có khoảng 200 nhà sản xuất các sản phẩm nông nghiệp và thủ công sống tại thôn bản lân cận. Theo điều tra năm 2009, dự kiến chợ này tạo ra doanh thu hàng năm tối thiểu 211,000 USD cho những người bán hàng so với 0 USD năm 2006 trước khi dự án MTDP hỗ trợ [4, tr.35]
+ Trung tâm Văn hóa Ban Vieng Neua:
Trung tâm này là một trong những điển hình về chương trình tái định cư thành công, sáng kiến hỗ trợ di sản phi vật thể, với sự thành công vừa phải về du lịch. Ban Vieng Neua được tái định cư (500- 800m so với vị trí hiện tại), nhằm tái xây dựng đường băng của sân bay Luang Namtha. Dự án MTDP đã phối hợp với thôn để lập ra nhóm biểu diễn nhạc Tai Kalorm (một nhóm dân tộc sống tại khu vực), và xây dựng một bản sao ngôi nhà truyền thống của dân tộc Tai Kalorm , là nơi thôn bản tổ chức các hoạt động chiêu đãi bao gồm các đồ ăn truyền thống, biểu diễn nhạc, múa. Khoảng 16 thanh niên nam nữ hiện nay đã trở thành những nghệ sĩ tài năng và thường xuyên được mời biểu diễn nghệ thuật cho các phái đoàn chính thức[34]. Họ cũng
68
biểu diễn tại các lễ hội trong tỉnh, trong khu vực và biểu diễn trên sân khấu tại các nhà hàng địa phương.
+ Thác Ban Nam Dee :
Ban Nam Dee là thôn bản đầu tiên bạn phải đi qua trên đường tới Ban Sida. Ở đây, cộng đồng dân tộc Lanten đã được trao „Ủy thác cộng đồng‟ để vận hành thác nước Nậm Dee gần đó. Dự án MTDP đã hỗ trợ để có cơ chế này giữa các cấp có thẩm quyền của tỉnh và thôn bản vào năm 2007. Cộng đồng đã vạch ra một cơ chế quản lí theo cộng đồng một cách hết sức ấn tượng, trong đó họ phân phối 50% phí tham quan như “cổ tức” thường niên cho từng hộ trong số 59 hộ gia đình sống ở nơi đó, ngoài ra còn có nhiều ki ốt bán hàng tại điểm đó được xây dựng với sự hỗ trợ của dự án MTDP để người thôn bản bán hàng thủ công, đồ ăn, đồ uống.
+ Dã ngoại tại Luang Namtha :
Với sự hỗ trợ của ADB và các đối tác phát triển khác như UNESCO và cơ quan viện trợ New Zealand, Luang Namtha ngày nay được công nhận là trung tâm dã ngoại và các hoạt động du lịch sinh thái tại Lào. Năm 1999, nơi đây chưa có tuyến dã ngoại trong rừng, được cấp phép chính thức và không có công ty điều hành du lịch nào của tư nhân tại tỉnh. Ngày nay có tới 13 công ty điều hành du lịch địa phương, trên 70 tuyến đường dã ngoại và khoảng 130 thôn bản tham gia vào các hoạt động du lịch. Sự thay đổi về lượng khách du lịch một phần là do ADB tài trợ cho sân bay tại Luang Namtha.
- Tại Campuchia :
Hỗ trợ của dự án MTDP nhằm cải thiện tiếp cận đường bộ tới khu tưởng niệm nạn diệt chủng tạo ra hàng chục việc làm và cơ hội cho người dân địa phương bán hàng tại Khmer, làm tăng giá đất ít nhất lên 10 lần. Các điểm này cũng được quản lí môi trường tốt hơn, đặc biệt là thoát nước. Nơi này thường được gọi là cánh đồng chết, là một điểm nhấn minh họa đầy sinh động
69
về việc một dự án cơ sở hạ tầng giúp chuyển một nơi thương đau thành cơ hội cho người nghèo.
- Tại Việt Nam :
Cầu cảng sông Mỹ Tho: là một trong những điểm nối đến các cù lao trên đồng bằng sông Cửu Long, với cầu cảng này lượng khách thăm quan đến các khu vườn của nông dân và các sáng kiến du lịch dựa vào cộng đồng khác đang lên. Ví dụ: một hợp tác xã địa phương hiện đang sử dụng 100 lao động nữ để chèo thuyền cho khách tham quan qua các con kênh và các vườn hoa trái, họ hưởng mức lương trên 100.000 VND mỗi ngày [15,25]. Đây là điểm đến được ghi nhận trong các chương trình du lịch về những việc cần làm ngoài thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếp đến có thể kể đến dự án Marketing và xúc tiến du lịch : tất cả các nước GMS (chi phí ước tính 5 triệu USD), liệu tiểu vùng sông Mekong có đạt 60 triệu lượt khách du lịch vào năm 2020? Văn phòng điều phối Du lịch Mekong (MTCO) đã xây dựng một chương trình marketing và xúc tiến nhằm đạt được 60 triệu khách du lịch quốc tế đến tiểu vùng sông Mekong vào năm 2020. Chiến dịch khám phá dòng Mekong với khẩu hiệu: “ Sáu quốc gia….
Một dòng sông‟‟. [11, tr. 1]
Các nước tiểu vùng sông Mê Kông là điểm đến du lịch phát triển nhanh nhất trên thế giới – mang lại nguồn ngoại hối cao, tạo việc làm, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế. Các nước GMS có một lợi thế cạnh tranh trong du lịch - thể hiện bằng tỷ lệ tăng trưởng cao - nhưng cần phải khai thác du lịch hiệu quả hơn là công cụ để giảm nghèo và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên diện rộng. Tăng trưởng trong tương lai trong lĩnh vực này là hạn chế, tuy nhiên, do thiếu sự quảng bá du lịch và tiếp thị các nỗ lực phối hợp, khó khăn trong việc tiếp cận, thiếu cơ sở hạ tầng du lịch và thiếu chính sách và năng lực thể chế để thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân, và sự miễn