Chương 3. THÀNH TỰU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TIỂU VÙNG SÔNG MEKONG
3.3. Triển vọng hợp tác phát triển du lịch tiểu vùng
Tiềm năng to lớn và nhiều mặt cho phép xây dựng tiểu vùng thành vùng công nghiệp phát triển.
Về vị trí địa lí tiểu vùng : đây là bản lề, là ngã ba đường nối ba vùng Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Nam Á (Ấn Độ, Bănglađét…) lại với nhau, là những vùng năng động và phát triển mạnh nhất trong thế kỉ tới, do đó ngày càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ.
Tình hình chính trị Campuchia và Mianma đang có xu hướng ổn định và tốt dần lên, góp phần tạo môi trường quốc tế thuận lợi phát triển cho từng nước và cả tiểu vùng.
Các quốc gia trong tiểu vùng GMS ngày càng nhận thức sâu sắc rằng phải phối hợp hợp tác và tăng cường liên kết, hợp tác với nhau thì mới có thể khai thác và sử dụng có lợi, có hiệu quả nhất các tiềm năng to lớn của tiểu vùng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Chung nhau khai thác dòng sông và các nguồn tài nguyên đa dạng gắn kết với nhau thành một khối, các nền kinh tế của GMS không hợp tác thì không những không sử dụng có hiệu quả và lâu bền các nguồn lực của mình mà còn có nguy cơ động chạm đến lợi ích của nhau, có lúc có nơi dẫn tới căng thẳng và bùng nổ xung đột. Hợp tác tiểu vùng sẽ mở ra một thời kì mới cho sự xây dựng cuộc sống phồn vinh cho tất cả các nước, các dân tộc trong tiểu vùng.
Ngoài nguồn nhân lực dồi dào, tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, tiểu vùng phải huy động các nguồn lực về vốn và công nghệ từ bên trong và bên ngoài, kết hợp tổng hợp các năng lực nội sinh và ngoại sinh.
79
Xây dựng cơ sở hạ tầng trước hết là hệ thống đường giao thông xuyên quốc gia: đường bộ, đường sắt, đường thủy và hệ thống sản xuất, phân phối, truyền tải điện năng chung cho cả tiểu vùng sẽ là hướng phát triển chủ yếu cho sự hợp tác trong giai đoạn đầu. Trên cơ sở này những ngành như nông lâm ngư và công nghiệp chế tạo từng bước được hiện đại hóa và trở thành những ngành xuất khẩu chủ lực và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Nhờ đó tiểu vùng sẽ trở thành vùng công nghiệp phát triển giàu có, thịnh vượng.
Bảng 5. Triển vọng phát triển kinh tế tiểu vùng sông Mekong đến năm 2020 :
Các chỉ số cơ bản 1990 1995 2000 2010 2020 Mức dân số (triệu người) 213 234 255 300 348 Tỉ lệ tăng dân số (%/ năm) 1,9 1,9 1,8 1,7 1,5
Mức độ thành thị hóa (%) 23 27 30 38 50
Lực lượng lao động (triệu người) X 116 130 165 198 Tỷ lệ tăng lực lượng lao động
(%/năm)
X 2,5 2,4 2,2 2,0
GDP( tỉ USD- năm 1995) 135 202 295 636 1.250 Tỉ lệ tăng trưởng GDP (%/năm) X 8,0 8,0 8,0 7,0 Bình quân GDP/người 710 875 1.156 2.120 3.600
Bảng 6 : Triển vọng tiểu vùng sông Mekong tới năm 2020 (Xu hướng chính) Nguồn: Ngân hàng phát triển châu Á – ADB
(https://www.adb.org/themes/regional-cooperation/results/data)
Trên đây có thể thấy dự báo GDP tiểu vùng 2020 đạt 1250 tỉ USD, trong đó nông nghiệp 10%, dịch vụ 50%, tỉ lệ tăng dân số ở mức 1,9% giảm còn 1,5% thì dân số khi đó có 350 triệu người với mức bình quân
80
3600USD/người, dân số thành thị chiếm 50% tổng số dân GMS, lực lượng lao động tăng tới 200 triệu người [11, tr. 35], hơn nữa hợp tác tiểu vùng sẽ có khả năng thúc đẩy việc thu hút đầu tư của quốc gia tiến hành đầu tư theo nhóm, như vậy toàn bộ GMS sẽ là một tổng thể chứ không chỉ là tập hợp gồm các thành phần riêng lẻ nữa.
Với Việt Nam: gần đây nhất, Hội nghị các quan chức cấp cao (SOM) và tiếp đó là hội nghị Bộ trưởng các nước tiểu vùng sông Mekong lần thứ 16 họp tại Hà Nội, đề ra những phương hướng cho hợp tác Mekong giai đoạn sau. Hội nghị SOM thảo luận các chiến lược và vấn đề ưu tiên cho chương trình GMS cùng nhau xem xét các sáng kiến cho 6 chiến lược:
- Chương trình hành động để tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải và thương mại (TTF), một điều kiện cần thiết để nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng tốc GMS, chuyển hành lang giao thông thành hành lang kinh tế.
- Định hướng quan trọng kết nối đường sắt GMS, một bước quan trọng tiến tới hệ thống tích hợp đường sắt GMS.
- Các hướng chiến lược và kế hoạch phát triển giai đoạn II của chương trình Môi trường GMS (CEP), đa dạng sinh học sáng kiến hành lang bảo tồn (BCI). Bốn hướng chiến lược là: Bảo tồn đa dạng sinh học và xóa đói giảm nghèo; Thay đổi khí hậu; Quản lí môi trường nông thôn và xây dựng năng lực.
- Các kĩ thuật mới hỗ trợ thúc đẩy năng lượng tái tạo (RE), nhiên liệu sạch ( CF) và hiệu quả năng lượng (EE) trong GMS, sẽ phát triển mô hình kinh doanh phù hợp để thúc đẩy RE, CF, EE là một phần của GMS năng lượng.
- Các chương trình hỗ trợ Nông nghiệp giai đoạn II (CASP II) 2011- 2015 sẽ giúp GMS cạnh tranh hơn trong sản xuất thực phẩm an toàn.
81
- Chiến lược và Kế hoạch hành động cho Hành lang kinh tế phía Nam (SEC). là môi trường để cải thiện, thực hiện các sáng kiến và huy động các nguồn lực cho SEC phát triển [12, tr. 45].
Như vậy hợp tác GMS ngày càng hướng vào kinh tế và hướng vào phát triển theo chiều sâu- phát triển bền vững, đây là hướng đi chiến lược cho tiểu vùng. Mục tiêu của GMS vẫn luôn là thúc đẩy tăng trưởng, phát triển bền vững, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. Hợp tác kinh tế tiểu vùng GMS dựa trên sự phát cân bằng và toàn diện chứ không phải chỉ quan tâm đến nhu cầu phát triển ở mỗi quốc gia.
Việc hợp tác kinh tế GMS mở ra tương lai rộng mở cho Việt Nam, với lưu vực sông trên lãnh thổ Việt Nam chiếm 25% diện tích đất và 35% dân số có ý nghĩa chiến lược với sự phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, tăng cường giao lưu văn hóa và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Việc tham gia các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng sông Mekong tạo cơ hội cho Việt Nam phát huy dược lợi thế và tiềm năng, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài cho sự phát triển từ các nước trong khu vực và cộng đồng tài trợ quốc tế. Một trong những dự án của một quốc gia ngoài luồng lớn là Nhật đầu tư 5,75 tỉ USD cho dự án “ Thập kỉ Mekong xanh” trong thời gian khoảng 10 năm đến năm 2020 sẽ hoàn thành nhằm giúp Việt Nam và các nước lưu vực sông Mekong giữ màu xanh cho con sông lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Dự án này sẽ thu hút sự quan tâm và đầu tư của nhiều quốc gia phát triển khác trên thế giới , duy trì
“lực hút hấp dẫn” với các nhà tài trợ quốc tế cho Việt Nam và các nước thuộc GMS trong thời gian không xa. Năm nay, với vai trò chủ tịch ASEAN, Việt Nam cũng đang tích cực thúc đẩy mối quan hệ hợp tác tiểu vùng sông Mekong qua việc tham gia tổ chức một loạt các hoạt động của hợp tác Tiểu vùng như: Hội nghị bộ trưởng Mekong - Nhật Bản; Hội nghị các nước Hạ nguồn Mekong- Mỹ bên lề các hội nghị cấp cao ASEAN, điều này cho thấy quan hệ Mekong- ASEAN ngày càng có tầm quan trọng chiến lược trong phát
82
triển kinh tế dài hạn, cùng với đó là quan hệ hợp tác ASEAN- Trung Quốc ngày càng mở rộng qua ACFTA thì mối quan hệ này ngày càng được chú ý hơn nữa.
Mục tiêu chung của Việt Nam là tăng cường hợp tác và làm sâu sắc thêm sự hội nhập kinh tế tiểu vùng, thúc đẩy hợp tác, phát triển bền vững tiểu vùng cũng như phấn đấu từng bước cải thiện cơ sở kinh tế- xã hội ở các địa phương dọc hành lang GMS góp phần củng cố quan hệ hợp tác hữu nghị và láng giềng thân thiện với các nước trong khu vực. Việt Nam là quốc gia có vị trí địa chính trị, địa kinh tế chiến lược của GMS. Việt Nam đang hưởng lợi nhiều từ hợp tác GMS song đồng thời cũng đang gánh vác trách nhiệm nặng nề trong việc hợp tác phát triển bền vững tiểu vùng, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác phát triển kinh tế.
Trong khuôn khổ hợp tác, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế mà du lịch Việt Nam đã và đang tham gia, việc nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007 đã mở ra nhiều cơ hội phát triển mới, và cùng đồng hành với nó, cũng kèm theo nhiều khó khăn, thách thức mà du lịch Việt Nam phải đối mặt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Có thể nói, các cam kết trong lĩnh vực dịch vụ du lịch của Việt Nam khá thông thoáng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia cung cấp các dịch vụ liên quan về du lịch và thực hiện những cam kết trong WTO. Việc đưa ra chính sách mở cửa thị trường cho phù hợp cam kết, cho phép các đối tác trên thế giới tham gia cung cấp dịch vụ du lịch ở Việt Nam, đã tạo sức ép nhất định đối với các doanh nghiệp du lịch trong nước do phải tự mình vươn lên, hoặc tìm đối tác để liên kết, liên doanh, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Đây cũng là cơ sở để các doanh nghiệp du lịch lữ hành của Việt Nam mở rộng quan hệ và thâm nhập sâu hơn vào thị trường cung cấp dịch vụ du lịch cả trong nước và ngoài nước.
83
Trong khuôn khổ hợp tác du lịch của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sau hơn mười năm tham gia ASEAN, Việt Nam đã ký hiệp định hợp tác du lịch cấp chính phủ với tất cả chín nước thành viên khác của khu vực. Du lịch nước ta đã cùng các thành viên ASEAN ký kết Hiệp định hợp tác du lịch ASEAN với mục tiêu xây dựng ASEAN thành một điểm du lịch chung hấp dẫn, hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Trên cơ sở đó, Việt Nam và các nước ASEAN đã xây dựng một kế hoạch hành động để triển khai hiệp định, tập trung vào tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch, phát triển sản phẩm, xúc tiến, quảng bá du lịch và phát triển nguồn nhân lực. Một lộ trình hợp tác hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN đã được Việt Nam cùng với các thành viên xây dựng và triển khai với các chương trình hợp tác cụ thể. Tại Diễn đàn ATF 2009, ASEAN đã ký một thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch ASEAN (MRA), trong đó nói rõ các nước sẽ từng bước hài hòa các tiêu chuẩn đào tạo và thừa nhận nghề nghiệp lẫn nhau giữa các nước trong khu vực. Trong hợp tác dịch vụ ASEAN, du lịch Việt Nam đã cam kết phân ngành dịch vụ lưu trú, cho phép đối tác ASEAN tham gia liên doanh đầu tư trong lĩnh vực khách sạn, khu nghỉ mát tổng hợp.
Về lữ hành, cho phép đối tác nước ngoài liên doanh với đối tác nước ta, từng bước tham gia kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế tại Việt Nam.
Trong các khuôn khổ đa phương khác, bao gồm tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), ACMECS, CLMV... Việt Nam cũng là một trong những thành viên tích cực trong việc đưa ra các sáng kiến và tham gia thực thi các chương trình hợp tác cụ thể về xây dựng sản phẩm, kết nối tua du lịch, quảng bá, nâng cao năng lực quản lý, tiêu chuẩn hóa về du lịch. Hợp tác đa phương trong các tổ chức du lịch đa phương bao gồm Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Hiệp hội du lịch châu Á - Thái Bình Dương (PATA) cũng được quan tâm; tranh thủ được nhiều hỗ trợ kỹ thuật trong các lĩnh vực nâng cao năng lực, quy hoạch, phát
84
triển sản phẩm... Nhiều sự kiện quan trọng của các tổ chức đã được tổ chức tại Việt Nam, tạo tiếng vang, củng cố vị thế du lịch Việt Nam.
Trong hợp tác song phương, Du lịch Việt Nam đã ký được 43 văn bản hợp tác với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới; các doanh nghiệp du lịch thiết lập quan hệ bạn hàng và đối tác với hơn một nghìn hãng của 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với các văn bản hợp tác du lịch song phương được ký kết, du lịch Việt Nam đã xây dựng được cơ sở pháp lý để đẩy mạnh hợp tác du lịch với các nước trong khu vực, các thị trường trọng điểm, tiềm năng trên bản đồ thế giới. Điều này đã và đang tạo điều kiện để ngành du lịch có được sự hỗ trợ của các nước trong đào tạo nguồn nhân lực, vốn đầu tư, công nghệ, kinh nghiệm phát triển du lịch; hợp tác tăng cường xúc tiến quảng bá, khai thác khách từ các thị trường trọng điểm... Trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã có gần 30 triệu USD tài trợ từ bên ngoài để triển khai các dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch, phát triển sản phẩm, xây dựng hạ tầng cho du lịch, cùng nhiều dự án hỗ trợ kỹ thuật trong lĩnh vực quy hoạch du lịch, xây dựng và triển khai Luật Du lịch. Cả nước hiện có hơn 200 dự án đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch với hàng chục tỷ USD đăng ký vào các lĩnh vực đang cần thu hút vốn đầu tư như xây dựng khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí, v.v... [2, tr. 27].
Sự tham gia của du lịch Việt Nam trong hoạt động của các tổ chức, cơ chế khu vực và quốc tế như ASEAN, APEC, ASEM, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Hiệp hội Lữ hành Du lịch châu Á - Thái Bình Dương (PATA), Tiểu vùng sông Mê Công (GMS), Hành lang kinh tế Đông Tây...
ngày càng trở nên tích cực và hiệu quả hơn. Việt Nam cũng đã đăng cai và tổ chức thành công nhiều hội nghị du lịch quan trọng của thế giới và khu vực;
tham gia vào hầu hết các hội chợ du lịch khu vực và quốc tế lớn, tổ chức nhiều chương trình quảng bá, xúc tiến ở các thị trường trọng điểm, góp phần
85
đưa hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, thu hút khách quốc tế vào du lịch nước ta.