Cơ hội cho ngành du lịch tiểu vùng sông Mekong

Một phần của tài liệu Hợp tác phát triển du lịch bền vững tiểu vùng sông Mekong giai đoạn 1990-2020. (Trang 96 - 99)

Chương 3. THÀNH TỰU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TIỂU VÙNG SÔNG MEKONG

3.4. Cơ hội cho ngành du lịch tiểu vùng sông Mekong

Như đã nói, GMS là một khu vực có nhiều tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng về sản phẩm du lịch và có thể kết hợp nhiều loại hình du lịch trong một sản phẩm. Với các lợi thế đó, thị trường du lịch tiểu vùng sông Mekong có một tiềm năng cạnh tranh khá tốt so với các thị trường du lịch lớn khác trong khu vực và thế giới.

Thực tế cuộc sống cho thấy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia đang ngày càng gia tăng. Xu thế quốc tế hoá đang ngày càng phát triển và sự ổn định, hoà bình, cùng hợp tác đã trở thành một trong những xu thế tất yếu của thời đại. Hợp tác du lịch giữa các quốc gia cũng không nằm ngoài xu thế đó khi người ta đang phải đối mặt với những vấn đề như nguồn du khách, nguồn tài nguyên, vốn, công nghệ, kinh nghiệm… Bên cạnh đó là việc đòi hỏi thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự phát triển của những ngành khác có liên quan đã dẫn tới nhu cầu tất yếu cho một sự hợp tác liên quốc gia về du lịch giữa các nước trong cùng khu vực. Chính sự liên kết sẽ hạn chế được những nhược điểm trong du lịch của mỗi quốc gia, đồng thời khai thác được những nét đặc trưng trong sự liên kết giữa các quốc gia trong khu vực với nhau.

Bên cạnh đó, việc liên kết sẽ góp phần tạo ra các sản phẩm mới cho du lịch tiểu vùng Mekong, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, giảm tối đa các thủ tục và chi phí không cần thiết cho du khách, tăng sức hấp dẫn, hiệu quả đầu tư, kinh doanh cho doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực du lịch. Liên kết trong phát triển du lịch cũng góp phần khẳng định thương hiệu du lịch của mỗi quốc gia, đồng thời trở thành một động lực làm đổi mới hình thức quảng bá, xúc tiến, tăng khả năng cạnh tranh nhằm đẩy nhanh quá trình hội nhập của du lịch tiểu vùng trên trường quốc tế.

86

Trong tiến trình hội nhập này, Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị trường hơn cùng với các chương trình xúc tiến và quảng bá chung của khu vực. Thêm vào đó là sự học hỏi về kinh nghiệm quản lý và làm du lịch của các nước trong khu vực, đặc biệt là kinh nghiệm của Thái Lan. Trong mảng kinh doanh, việc mở rộng liên kết sẽ khắc phục được trở ngại của du lịch Việt Nam trong hội nhập, khi các doanh nghiệp du lịch phần nhiều đang hoạt động nhỏ lẻ, để hình thành các chuỗi liên kết hoặc các tập đoàn đủ mạnh có khả năng cạnh tranh cao hơn. Điều này càng trở nên có ý nghĩa khi Việt Nam đang thực hiện chính sách mở cửa thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch nước ngoài được vào Việt Nam hùn vốn kinh doanh, trực tiếp cạnh tranh với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa.

Như đã trình bày ở trên, việc hợp tác du lịch giữa các nước trong khu vực nhằm tạo ra một sản phẩm chung sẽ góp phần làm nâng cao tính hấp dẫn và sức cạnh tranh đối với du khách khi kết hợp được nhiều điểm đến hấp dẫn của các quốc gia trong cùng một tua du lịch, vì vậy, sẽ thu hút được nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam hơn.

Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) với sự tham gia và hợp tác của các nước trong Tiểu vùng sông Mekong cũng mở ra rất nhiều cơ hội phát triển trên nhiều lĩnh vực trong đó có du lịch. Đoàn khảo sát tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây bằng đường bộ do Đại sứ Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam Krit Kraichitti làm trưởng đoàn và Đại sứ các nước Hà Lan, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Myanmar, Lào, Ấn Độ, Mexico, đại diện các Đại sứ Ucraina, Bungari, Chile, Australia, trưởng đại diện Tổ chức quốc tế về di dân Liên hợp quốc (IOM), Giám đốc chi nhánh Ngân hàng ADB tại Việt Nam và nhiều quan chức thuộc các cơ quan hữu quan phía Việt Nam đã được thực hiện. Hành trình bắt đầu từ Hà Nội đi thành phố Vinh, qua Quốc lộ số 8 đến thủ đô Vientiane (Lào), tiếp tục qua các tỉnh Nongkhai, Ubon, Khon Kean (Đông bắc Thái Lan), trở về Pakse, Savannakhet (Lào), qua cửa khẩu Lao Bảo, Huế và

87

dừng chân tại Cảng Tiên Sa, Đà Nẵng- điểm cuối của Hành lang kinh tế Đông Tây. Chuyến đi này đã giới thiệu tiềm năng nhiều mặt của Hành lang kinh tế Đông Tây, trong đó có du lịch, với đại diện các nước và các tổ chức quốc tế, mở ra rất nhiều cơ hội cho đầu tư.

Hành lang kinh tế Đông Tây vận hành tạo cơ hội kéo các ngành công nghiệp của các nước trên toàn tuyến hành lang gần lại với nhau, tạo nên chuỗi điểm nhấn liên hoàn Đà Nẵng- Phú Bài- Lao Bảo- Savannnakhet- Mukdahan.

Thương mại đang mở đường cho công nghiệp phát triển bằng những dự án đầu tư, tạo điều kiện cho cơ sở hạ tầng phát triển và từ đó cũng mở ra thời cơ lớn cho ngành du lịch.

Hợp tác và hội nhập giữa các quốc gia trong tiểu vùng Mekong, nhất là với nước láng giềng gần nhất, đã đem đến cơ hội mở ra nhiều con đường thông thương nối liền nhiều nước, nhiều cửa khẩu quốc tế. Điều đó không những tạo điều kiện cho phát triển thương mại, cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao mức sống của người dân tại những vùng biên giới mà còn góp phần đáng kể vào việc rút ngắn khoảng thời gian đi lại cho du khách trên những chuyến hành trình xuyên quốc gia. Chẳng hạn, Cửa khẩu Nam Giang nối quốc lộ 14 phía Việt Nam và quốc lộ 16 phía Lào mới được khai trương cách đây không lâu đã rút ngắn lộ trình từ Đông Bắc Thái Lan và Nam Lào đến Hội An, Chu Lai và cả Dung Quất xuống chỉ còn khoảng 350 đến 400km. Trong ngày khai trương, nhiều công ty du lịch lữ hành Việt Nam, Thái Lan và các nhà đầu tư đã có mặt. Gần đây, nhiều cửa khẩu quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia mới được mở ra, cũng tạo những điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển, hứa hẹn nhiều cơ hội hợp tác quốc tế cho ngành du lịch Việt Nam.

88

Một phần của tài liệu Hợp tác phát triển du lịch bền vững tiểu vùng sông Mekong giai đoạn 1990-2020. (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)