Các loại hình du lịch dựa trên tài nguyên sinh thái

Một phần của tài liệu Du lịch, Tài nguyên sinh thái, Phát triển Du lịch, Đảo Long Sơn (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.3. Các loại hình du lịch dựa trên tài nguyên sinh thái

Hoạt động du lịch có thể đƣợc phân thành các nhóm khác nhau tùy thuộc vào tiêu chí đƣa ra. Các tiêu chí đƣợc đƣa ra chủ yếu phụ thuộc vào mục đích việc phân loại và quan điểm chủ quan của các tác giả. Do đó, cho đến nay chƣa có một bảng phân loại nào đƣợc coi là hoàn hảo. Hiện nay, các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loại hình du lịch theo những tiêu chí: theo môi trường tài nguyên, theo mục đích chuyến đi, theo lãnh thổ hoạt động, theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch, theo phương tiện giao thông, theo loại hình cư trú,…..

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, người viết đưa ra các loại hình du lịch dựa trên tài nguyên sinh thái nhƣ sau:

1.3.1. Du lịch tham quan

Tham quan là hành vi quan trọng của con người để nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh. Về mặt ý nghĩa, hoạt động tham quan là một trong những hoạt động để chuyến đi đƣợc coi là chuyến du lịch. Đây là loại hình du lịch sinh thái phổ biến thu hút sự quan tâm đặc biệt của khách du lịch đến từ những thị trường khác nhau.

Đối tƣợng tham quan có thể là một tài nguyên du lịch tự nhiên nhƣ một phong cảnh kỳ thú, cũng có thể là tài nguyên du lịch nhân văn nhƣ một di tích, một cơ sở sản xuất,… Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này thì bốn loại tài nguyên tự nhiên (địa hình, khí hậu, tài nguyên nước, động thực vật) đều là đối tƣợng tham quan của du khách.

- Yếu tố địa hình: những bờ biển, những hang động đẹp, những phong cảnh núi non chập trùng hay những thác thung lũng nên thơ,… cũng là những điểm đến của mọi người.

- Yếu tố tài nguyên nước: những thác nước hay những dòng sông thơ mộng,… sẽ là những thắng cảnh đẹp cuốn hút du khách để chiêm ngƣỡng sự hùng vĩ cao nguyên hay êm đềm của sông nước miệt vườn.

- Yếu tố động thực vật: những rạng san hô, những vườn hoa, những cánh đồng, các công viên chuyên đề động thực vật,…là những điểm thu hút không chỉ khách tham quan là trẻ em mà còn là của người lớn.

- Yếu tố khí hậu: tuy khá mờ nhạt trong loại hình du lịch tham quan nhƣng không thể không nhắc đến khi mà du khách đến từ những nơi có khí hậu ấm áp thì có khuynh hướng hay tìm đến những nơi có tuyết rơi để ngắm hoa tuyết hay tự tay nặn những hình tƣợng mà họ yêu thích. Đó cũng là lý do giải thích tại sao mỗi khi có hiện tƣợng tuyết rơi ở Sapa thì rất nhiều du khách gần xa tìm đến đây để chụp ảnh hoa tuyết.

1.3.2. Du lịch giải trí

Mục đích chuyến đi là thư giản, xả hơi, bức ra khỏi công việc thường nhật căng thẳng để phục hồi sức khỏe (vật chất cũng nhƣ tinh thần). Với loại hình này, du khách chủ yếu muốn tìm đến những nơi yên tĩnh, có không khí trong lành. Có thể có nhu cầu tham quan, hoặc các nhu cầu khác, song mục tiêu đó

không phải là cơ bản. Du khách thường chọn một nơi yên bình, không đi lại nhiều.

Trong loại hình du lịch giải trí này thì yếu tố địa hình, khí hậu và tài nguyên nước thường được chọn là đối tượng tham quan.

- Yếu tố địa hình: những bờ biển, những cao nguyên lộng gió với khí hậu trong lành sẽ là những nơi tập trung đông du khách về đây nghỉ ngơi giải trí,

- Yếu tố khí hậu: những du khách từ nơi đô thị thì tìm đến những bờ biển để tận hưởng không khí trong lành; hay như vào mùa hè oi bức thì du khách đổ xô đến vùng núi hay cao nguyên mát mẻ để trốn cái nóng gay gắt tại đô thị.

- Yếu tố tài nguyên nước: cũng khá mờ nhạt trong loại hình du lịch này ngoài nhu cầu không thể thiếu cho nhiều du khách là thú vui tao nhã câu cá trên những hồ tự nhiên hay nhân tạo để họ cân bằng áp lực trong cuộc sống.

1.3.3. Du lịch nghỉ dưỡng

Một trong những chức năng xã hội quan trọng của du lịch là phục hồi sức khỏe cộng đồng. Theo một số học giả trên thế giới, chế độ du lịch hợp lý, cộng đồng có thể giảm đƣợc trung bình 30% ngày điều trị bệnh trong năm. Từ xa xƣa, người ta đã phát hiện giá trị phục hồi sức khỏe, giá trị chữa bệnh của các vùng biển miền Nam. Hằng năm vào các dịp hè nóng bức người ta đổ xô ra các bãi biển để nghỉ ngơi. Số người đi nghỉ nhiều lần trong năm cũng tăng lên rõ rệt. Địa chỉ cho các chuyến nghỉ dưỡng thường là những nơi có không khí trong lành, khí hậu dễ chịu, phong cảnh ngoạn mục như các bãi biển, các vùng ven bờ nước, vùng nông thôn,… Do đó các yếu tố tự nhiên nhƣ địa hình, khí hậu, tài nguyên nước là những yếu tố tài nguyên thích hợp cho loại hình du lịch này.

1.3.4. Du lịch thể thao

Đây là hình thức du lịch sinh thái được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới nhƣ leo núi, đi bộ trong rừng, săn bắt, .... Do vậy, yếu tố tài nguyên địa hình, khí hậu, tài nguyên nước và tài nguyên động thực vật đều đáp ứng loại hình du lịch thể thao này từ săn bắn thú, lướt ván, leo núi hay trượt tuyết,….đều tạo nên sự đa dạng và phong phú sản phẩm du lịch. Tuy nhiên, vấn đề chi phối hoạt động loại hình du lịch thể thao này chính là tính thời vụ.

Tham gia các hoạt động thể thao là một nhu cầu thường thấy ở con người.

Đây là loại hình xuất hiện để đáp ứng lòng đam mê các hoạt động thể thao (không chuyên) của con người. Để kinh doanh loại hình này cần có các điều kiện tự nhiên phù hợp và có cơ sở trang thiết bị phù hợp cho từng loại hình cụ thể. Ở đây có thề hiểu du lịch thể thao theo hai hướng: du lịch thể thao chủ động và du lịch thể thao thụ động. Du lịch thể thao chủ động là loại hình du lịch mà du khách trực tiếp tham gia vào một hay nhiều môn thể thao. Du lịch thể thao thụ động là các chuyến đi để xem các cuộc thi đấu thể thao mà du khách ƣa thích.

1.3.5. Du lịch khám phá

Khám phá thế giới xung quanh là nhằm mục đích nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh. Tùy theo mức độ, tính chất chuyến du lịch mà có thể phân chia thành du lịch tìm hiểu hay du lịch mạo hiểm. Tìm hiểu thiên nhiên, môi trường, tìm hiểu phong tục tập quán, tìm hiểu lịch sử…là những mục tiêu chính của chuyến đi. Du lịch mạo hiểm dựa trên nhu cầu tự thể hiện mình, tự rèn luyện mình và tự khám phá bản thân của con người, đặc biệt là giới trẻ. Chinh phục những ngọn núi cao, khám phá những khu rừng nguyên sinh, những hang động bí hiểm, lặn biển quan sát đời sống thủy sinh…là địa chỉ lý thú cho những người ƣa mạo hiểm. Từ đó, có thể thấy rằng yếu tố tài nguyên địa hình, động thực vật và tài nguyên nước là chủ yếu được sử dụng trong loại hình du lịch này.

1.3.6. Du lịch nghiên cứu (học tập)

Loại hình du lịch này ngày càng trở nên phổ biến do nhu cầu kết hợp học tập lý thuyết với tìm hiểu thực tiễn, học đi đôi với hành. Nhiều môn học, ngành học cần có hiểu biết thực tế như địa lý, địa chất, lịch sử, sinh học, môi trường,…

Qua đó, tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố cần thiết và quan trọng cho loại hình du lịch này. Chính vì tính chất đa dạng và phong phú của việc học tập nghiên cứu khác nhau mà các tài nguyên tự nhiên ở đây (tài nguyên địa hình, tài nguyên khí hậu, tài nguyên nước, tài nguyên động thực vật) đều là đối tượng tham quan của các nhà nghiên cứu.

1.3.7. Du lịch chữa bệnh

Mục đích chính của chuyến đi là để điều trị hoặc phòng ngừa một căn bệnh tiềm tàng nào đó dựa vào từng loại tài nguyên cụ thể và hoạt động du lịch

phù hợp. Điểm đến thường là các khu an dưỡng, khu chữa bệnh như nhà nghỉ, điểm nước khoáng, nơi có không khí trong lành …Du khách thường là những bệnh nhân mắc bệnh khớp, ngoài da, đường tiêu hóa, hen, viêm khí quản,…. Có thể phân việc chữa bệnh bằng các phương pháp thủy lý, khí hậu, thức ăn,….

- Yếu tố địa hình: những bờ biển dài và thoải với khí hậu trong lành của gió biển hay những cao nguyên yên tĩnh khoáng đãng,… là nơi níu chân du khách thập phương đến đây nghỉ dưỡng.

- Yếu tố tài nguyên nước: những địa phương có nguồn suối nước nóng, nước khoáng sẽ là nơi tập trung du khách đến chữa bệnh như các bệnh về da liễu, về xương khớp, về hệ tiêu hóa,….

- Yếu tố khí hậu: những nơi mát mẻ nhƣ Đà Lạt, Bà Nà, Sapa,… sẽ là nơi nghỉ dƣỡng của nhiều du khách là bệnh nhân muốn có tinh thần thƣ thái.

- Yếu tố tài nguyên động thực vật: những nơi có cây thuốc hay nhƣ bài thuốc tắm của người Dao đỏ (Lào Cai),… hoặc những nơi có thức ăn bổ dưỡng nhƣ Hào Long Sơn (Vũng Tàu),… đều là nơi đƣợc chọn lựa nhiều trong chuyến du lịch của du khách.

Một phần của tài liệu Du lịch, Tài nguyên sinh thái, Phát triển Du lịch, Đảo Long Sơn (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)