Định hướng khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch sinh thái tại Long Sơn

Một phần của tài liệu Du lịch, Tài nguyên sinh thái, Phát triển Du lịch, Đảo Long Sơn (Trang 71 - 91)

Chương 3: Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI TẠI XÃ ĐẢO LONG SƠN

3.2. Định hướng khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch sinh thái tại Long Sơn

3.2.2. Định hướng đầu tư phát triển du lịch

Long Sơn với xuất phát điểm là còn thiếu và yếu về cơ sở hạ tầng và cơ sở dịch vụ du lịch nên công tác đầu tƣ cho du lịch cần phải chú trọng đến những vấn đề sau:

- Phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở dịch vụ du lịch phục vụ cho du lịch.

Đảm bảo tính thuận tiện, hiện đại, phục vụ các nhu cầu đa dạng của khách.

- Phát triển hệ thống các sản phẩm du lịch có chất lƣợng cao: khu vui chơi giải trí, khu du lịch, điểm đón trả khách tại các bến bãi,…

- Đầu tƣ phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch thể thao, nghĩ dƣỡng, nghiên cứu học tập,…

- Đầu tƣ cho công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch và nghiên cứu khai thác thị trường khách du lịch và nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành du lịch.

- Cần chú trọng vào đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành, dựa vào cộng đồng địa phương để tạo sức hút du lịch, đây là yếu tố nội sinh quan trọng, để thúc đẩy ngành du lịch của Long Sơn.

- Sử dụng nguồn nhân lực một cách bền vững. Đây chính là điều hết sức cần thiết, đảm bảo cho việc kinh doanh du lịch phát triển lâu dài. Vì hoạt

động du lịch cuối tuần diễn ra liên tục, du khách hưởng thụ nguồn tài nguyên thường xuyên, nên việc phát triển du lịch bền vững là rất cần thiết. Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo các yếu tố nhƣ: bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch và tiến hành chính sách vận chuyển khách bền vững; Nghiên cứu và xây dựng các sức chứa của điểm tham quan du lịch.,…

- Khuyến khích thực hiện xã hội hóa đầu tƣ vào các dịch vụ du lịch, duy trì tính đa dạng của tài nguyên du lịch, đảm bảo phát triển du lịch phải gắn liền với sự hỗ trợ kinh tế của cộng đồng địa phương.

- Giảm thiểu sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải: Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu là một trong những tỉnh trong cả nước có nền công nghiệp phát triển, đặc biệt tỉnh có ngành công nghiệp dầu khí và khai thác dầu trên biển. Chính vì thế các chất thải từ các khu công nghiệp, từ nơi khai thác dầu ra đường sông, biển là điều không tránh khỏi. Để đảm bảo an toàn cho du lịch, Long Sơn ƣu tiên sử dụng nguồn nguyên liệu địa phương trong việc xây dựng các khu du lịch, giảm và tái chế rác thải tại các điểm du lịch.

... 3.2.3. Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch - Sản phẩm du lịch sinh thái gắn liền với hệ sinh thái rừng ngập mặn, làng quê, sông nước miệt vườn,…

- Sản phẩm du lịch làng nghề: làm muối, nuôi trồng thủy hải sản trên sông, mây tre đan, …

- Sản phẩm lưu trú trên sông là một nét đặc trưng riêng có ở trong khu vực.

- Sản phẩm du lịch ẩm thực Long Sơn: Hàu Long Sơn, Tôm Tít, Sò huyết, Cá Mao, Cá Mú,….

- Sản phẩm du lịch thể thao: leo núi Nứa, đu dây trên núi Nứa, xe đạp, chèo thuyền Kayak trên sông,….

- Sản phẩm du lịch học tập, nghiên cứu: hệ sinh thái rừng ngập mặn, nuôi trồng thủy hải sản, cách làm muối,…..

- Sản phẩm du lịch vui chơi giải trí kết hợp với các loại hình nghệ thuật truyền thống: Lễ hội Nghinh Ông, Múa Bóng Rỗi, Đám cưới Nam Bộ,…

- Sản phẩm du lịch khám chữa bệnh dựa theo phương pháp y học cổ truyền.

... 3.2.4. Định hướng thị trường mục tiêu Những phân tích ở chương 2 của luận văn đã khẳng định thị trường khách du lịch vào những ngày cuối tuần và những ngày lễ lớn ở khu vực phía Nam đó là TP.Hồ Chí Minh và vùng phụ cận (bao gồm Biên Hòa-Đồng Nai, Bình Dương…) ngày một phát triển. Trước mắt, Long Sơn cần định hướng thị trường khách mục tiêu cho du lịch là TP.Hồ Chí Minh và khu vực phụ cận. Định hướng này sẽ là cơ sở để xây dựng chiến lược, tạo ra sản phẩm phù hợp với đặc điểm, nhu cầu và sở thích của khách du lịch ở đây.

Tiếp theo, cần nhìn thấy nhu cầu rất lớn của thị trường du lịch miền Bắc và Tây Nguyên. Nhu cầu của khách là khá lớn, điều quan trọng là làm thế nào tiếp cận đƣợc sản phẩm du lịch đến với họ là điều Long Sơn cần phải nghiên cứu thêm.

Theo nhƣ mục tiêu phát triển chung của du lịch Vũng Tàu, hiện tại ngành du lịch đang hướng tới thị trường khách du lịch nước ngoài. Điều này khá phù hợp với phát triển của du lịch Long Sơn hiện nay. Những tiềm năng tự nhiên sinh thái là một ưu thế lớn để phát triển thị trường này của Long Sơn.

3.3. Đề xuất một số giải pháp khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch sinh thái tại Long Sơn

3.3.1. Giải pháp về tổ chức, quản lý

Vì Long Sơn là một xã đảo nên việc quản lý hiện nay vẫn chƣa đƣợc phân chia rõ ràng, hoạt động du lịch của đảo vẫn do UBND xã đảo Long Sơn giám sát và quản lý. Các cơ sở kinh doanh du lịch vẫn còn tồn tại mô hình kinh doanh tự phát. Do đó, để phát triển du lịch ở đảo Long Sơn trước tiên cần phải tổ chức một bộ phận chuyên giám sát, quản lý về hoạt động du lịch của xã để chuyên môn hóa hơn và đem lại hiệu quả kinh doanh, khia thác và quản lý. Dựa vào tình hình trên, chúng ta có thể áp dụng một mô hình bộ phận quản lý du lịch nhƣ sau:

- Phòng ban quản lý tài nguyên du lịch: quản lý việc sử dụng tài nguyên du lịch trong kinh doanh của các cơ sở kinh doanh du lịch trong và ngoài xã, chịu trách nhiệm trong việc bảo tồn và khai thác tài nguyên du lịch tại Long Sơn.

- Phòng phát triển: đề ra những chính sách kêu gọi đầu tƣ, thu hút vốn.

Quản lý nguồn nhân lực trong hoat động du lịch.

- Phòng tổ chức: chịu trách nhiệm thiết kế, liên kế các tuyến du lịch trong xã và từ xã đến các tỉnh thành khác hay các tour từ nơi khác gửi về.

- Phòng kế toán: tổng kết, theo dõi doanh thu qua từng giai đoạn, quản lý nguồn vốn đầu tƣ. Quản lý cả số lƣợng du khách qua từng thời điểm từ các đơn vị kinh doanh du lịch báo cáo về.

Long Sơn cần tiếp tục cải tiến và đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc cấp giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lữ hành, các đơn vị kinh doanh khách sạn, nhà hàng mở rộng hoạt động trên phạm vi xã đảo.

Cải tiến và nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy tổ chức quản lý du lịch.

Tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động du lịch; tuyên truyền nâng cao ý thức người dân đối với ngành du lịch. Đưa mô hình du lịch cộng đồng vào không gian du lịch và nhân lực du lịch.

Bộ phận quản lý du lịch của xã đảo Long Sơn cần căn cứ quy hoạch phát triển ngành của Tổng cụ du lịch cũng nhƣ mục tiêu, chỉ tiêu của Sở VH-TT và DL tỉnh BR-VT để xây dựng qui hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cũng nhƣ giám sát nắm giữ số liệu.

Qui hoạch và xây dựng lại hệ thống làng nghề nuôi cá bè, nuôi Hàu và nghề làm muối để dễ dàng trong việc tham quan của du khách, đầu tƣ và nâng cấp để nâng cao chất lượng trong mắt du khách, đồng thời tránh ô nhiểm môi trường xung quanh khu vực nuôi trồng. Phát triển thành loại hình du lịch tham quan, nghiên cứu học tập.

Chính quyền và các ban ngành có liên quan cần phải tiến hành kiểm kê tài nguyên, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, xác định sức chứa của điểm du lịch để có thể định hướng đầu tư và phát triển như khu vực tham quan rừng ngập mặn, các khu du lịch sinh thái, khu vực di tích núi Nứa,…

Tiến hành đầu tƣ tôn tạo các điểm du lịch nhƣ: làng bè, di tích núi Nứa, đỉnh Bà Trao, …Tuy nhiên cần chú ý đến mối tương quan khu vực xung quanh, đảm bảo tính thừa kế và hài hòa trong việc tôn tạo các thắng cảnh nơi này.

Cung cấp các thông tin kinh tế kỹ thuật của ngành và hướng dẫn việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào kinh doanh du lịch trên địa bàn, các

địa điểm du lịch, khu du lịch có mặt trên địa bàn nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả trong kinh doanh du lịch.

Tổ chức phối hợp công tác giữa các Sở, Ban ngành có liên quan đối với hoạt động du lịch nhằm đảm bảo sự phối hợp giữa các Sở, Ban ngành theo chức năng thống nhất quản lý nhà nước về du lịch. Qua đó, tiến hành khảo sát các tuyến điểm du lịch ở xã đảo kết hợp với du lịch tỉnh để tạo ra một sợi dây liên hoàn trong du lịch tỉnh và đƣa điểm du lịch Long Sơn đến với du khách.

Tổ chức thanh tra hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra hoạt động kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp, tổ chức du lịch thuộc các thành phần kinh tế, công dân Việt Nam và người nước ngoài hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh, xử lý những trường hợp vi phạm chính sách chế độ pháp luật nhà nước về du lịch theo qui định của pháp luật.

Mặc khác, Long Sơn cần xây dựng thương hiệu của mình qua cái nhìn của du khách bằng cách tạo môi trường du lịch thân thiện và hiếu khách với sản phẩm du lịch đa dạng, chất lƣợng sản phẩm tốt, đáp ứng đƣợc nhu cầu và thị hiếu của du khách,….

3.3.2. Giải pháp về đầu tƣ

- Về vốn đầu tư nhà nước: hiện nay vốn đầu tư của nhà nước đang tập trung vào Long Sơn ở các lĩnh vực lọc dầu, cầu cảng quốc tế, đường gia thông, và các cơ quan lưu trú phục vụ cho các cán bộ, nhân viên nhà máy lọc dầu,…

Song song với việc đó, chính quyền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng hướng đến việc bảo tồn và khai thác du lịch ở các khu rừng ngập mặn ven biển, rừng tre nứa trên núi Nứa, Núi Nhỏ, di tích Nhà Lớn,… nhằm kết hợp hài hòa giữa du lịch văn hóa lịch sử và du lịch sinh thái để tạo sự hấp dẫn đối với du khách.

- Về vốn đầu tư nước ngoài: hiện nay, hoạt động du lịch ở Long Sơn chưa phát triển nên nguồn vốn đầu tư nước ngoài còn rất hạn chế, thậm chí chưa có nguồn lực nước ngoài nào đầu tư cho lĩnh vực du lịch tại đảo. Theo định hướng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong tương lai không chỉ thu hút nguồn vốn nước ngoài đầu tƣ vào Long Sơn trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong lĩnh vực du lịch với những lợi thế sẵn có nhƣ: rừng ngập mặn ven biển, núi Nứa, Nhà Lớn, làng nghề nuôi cá bè, nuôi Hàu nổi tiếng,…

- Bên cạnh nguồn vốn đầu tư của nhà nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài thì nguồn vốn tƣ nhân cũng góp phần quan trọng cho việc phát triển kinh tế du lịch của đảo. Nhiều doanh nghiệp tƣ nhân, hộ gia đình đã đầu tƣ, quy hoạch, xây dựng các khu du lịch sinh thái, các nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí,… dựa vào các nguồn tài nguyên du lịch sẵn có của đảo và đƣợc sự cho phép của chính quyền địa phương. Điều đó tạo cho Long Sơn hấp dẫn hơn trong mắt du khách và góp phần pháp triển kinh tế và du lịch của đảo trong tương lai.

3.3.3. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng đƣợc coi nhƣ là một bộ khung cốt lõi của sự phát triển dịch vụ du lịch. Do đó, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch cần thực hiện các nội dung sau:

- Xây dựng các chính sách ƣu đãi, cơ chế thông thoáng, mời gọi các nhả đầu tƣ và các thành phần kinh tế cùng tham gia vào kinh doanh du lịch trên địa bàn Long Sơn. Qua đó, chú trọng tập trung mời gọi các dự án đầu tƣ hệ thống nhà hàng, cơ sở lưu trú, các khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm tại Long Sơn.

- Tăng cường kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện các dự án đầu tư này đúng tiến độ nhƣ qui hoạch đã phê duyệt.

3.3.3.1. Hệ thống giao thông

* Hệ thống giao thông đường bộ:

Do nằm trong mối tương quan với hệ thống giao thông của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nên hệ thống các quốc lộ đến với Long Sơn đang hoàn thiện dần nhƣ QL51, QL55, QL56,…và hiện nay đường cao tốc Sài Gòn – Long Thành – Dầu Giây đang dần hoàn thiện là một điểm nối kết nữa giữa Long Sơn với các khu vực lân cận, nhằm rút ngắn thời gian và cự ly đi lại giữa xã đảo Long Sơn và Tp HCM cũng nhƣ khu vực Tây Nguyên và Đồng Nai.

Cùng với sự góp mặt của hai công trình cầu Gò Găng và cầu Bà Nanh trong giai đoạn gần đây thì đường đến Long Sơn đã thuận tiện hơn rất nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, yếu tố nội tại vẫn đang là vấn đề ngành du lịch địa phương cần nhìn nhận một cách tích cực. Hiện tại đường nội bộ khu vực đảo Long Sơn còn nhỏ hẹp, không đáp ứng đƣợc nhu cầu khách du lịch khi sử dụng

xe lớn 45 chổ đến đây và không thấy khu vực bãi đỗ xe, ngoại trừ khuôn viên rất nhỏ trước Nhà lớn Long Sơn. Đặc biệt ngõ vào Long Sơn từ cầu Bà Nanh rất thông thoáng nhưng khi tiếp cận dần khu trung tâm thì đường vẫn còn nhỏ bé.

Ngõ thứ hai còn lại để vào Long Sơn từ hướng thành phố Vũng Tàu qua cầu Gò Găng thì hai bên đường là những ruộng muối và đầm ngập nước. Do đó, ngành du lịch địa phương cần phải đầu tư mở rộng các con đường trong nội ô khu xã đảo (tuy nhiên vẫn phải giữ lại những con đường nhỏ đẹp mang tính chất êm đềm miền quê như khu vực hồ Nước Ngọt là một ví dụ điển hình) và cần phải có hoạch định xây dựng các bãi đỗ xe hợp lý và an toàn. Tránh tình trạng xây dựng tràn lan dẫn đến việc phá hoại môi trường và phong cách sống vốn yên bình của Long Sơn. Thêm nữa, cần đẩy nhanh tiến độ mở rộng tuyến đường đến khu nhà bè nuôi Hàu của đảo và qui hoạch xây dựng bến đỗ cho các loại xe du lịch tại bến cảng chung cho làng bè.

* Hệ thống giao thông đường thủy:

Cần chỉnh trang và nâng cấp bến cầu tàu khu làng bè Long Sơn cho hợp lý và an toàn. Hiện nay, khu vực này vẫn là tự phát và gây mất mỹ quan cũng nhƣ độ an toàn cho du khách đến đây.

Cần xây mới bến tàu du lịch ở vị trí thích hợp nhằm nối kết tuyến đường thủy tàu cao tốc hiện nay từ Tp HCM – Vũng Tàu và ngƣợc lại. Điều này sẽ tạo thêm một kênh kết nối và một trãi nghiệm mới cho du khách đến từ hai phía Vũng Tàu và Tp HCM.

Một tầm nhìn xa hơn, theo nhƣ bản qui hoạch mới đây của Long Sơn thì ngoài xây mới bến cảng dầu khí cho khu hóa dầu thì cũng xây mới khu cảng tổng hợp tiềm năng ở vịnh Gềnh Rái, cũng khá gần với khu qui hoạch du lịch sinh thái. Xét thấy đây là yếu tố thuận lợi cho Long Sơn vì hiện nay, như chương 2 đã trình bày, các tàu biển chở khách du lịch cập bến khu vực phía Nam chỉ thường mượn bến cảng thương mại Cái Mép - cách Long Sơn 10km - để đổ đón khách.

Hiện nay chƣa có bến tàu nào chuyên phục vụ du lịch riêng biệt. Thiết nghĩ rằng , bến cảng này cũng là bến cảng dành cho tàu cao tốc nhƣ nói ở phần trên là hợp lý và có tính khả thi cao.

* Hệ thống giao thông hàng không:

Xét về vị trí thì Long Sơn nằm chính giữa hai sân bay quan trọng: 30km về hướng trung tâm thành phố Vũng Tàu là sân bay Vũng Tàu, 30km về hướng Đồng Nai và Tp HCM là sân bay quốc tế Long Thành.

Khu vực Long Sơn không có sân bay nhƣng muốn kết nối với thế giới bên ngoài nhanh hơn thì cần thúc đẩy cải tạo và nâng cấp sân bay Vũng Tàu. Đây được coi là cửa ngõ quan trọng trong tương lai nếu như muốn đưa du lịch Vũng Tàu lên một tầm cao mới. Sân bay quốc tế Long Thành khi đƣa vào hoạt động trong tương lai gần sẽ là một cơ hội lớn để Long Sơn phát triển du lịch nhanh hơn, đặc biệt thị trường quốc tế là thị trường mà lâu nay du lịch Vũng Tàu đã bỏ quên.

3.3.3.2. Hệ thống bưu chính viễn thông

Hệ thống bưu chính – viễn thông của Vũng Tàu trong thời gian qua hoạt động khá tốt và rộng khắp. Long Sơn cũng hòa chung sự phát triển đó. Tuy nhiên cần nâng cấp hệ thống bưu chính cho khu vực này. Nâng cấp hệ thống bưu điện và xây dựng mới hoàn toàn các trạm thu nhận thư từ cho người dân địa phương và du khách. Trước mắt tập trung xây dựng các trạm thu nhận thư từ và cung cấp dịch vụ báo chí, dịch vụ sim card kết hợp nhà vệ sinh tại các điểm tham quan hay những khu tập trung đông dân cƣ.

3.3.3.3. Hệ thống điện

Hệ thống điện của Long Sơn hiện nay khá tốt. Cần tuyên truyền và kiểm tra vấn đề sử dụng điện an toàn và tiết kiệm điện trong dân chúng cũng nhƣ khách du lịch. Tất cả nhằm hạn chế mọi rủi ro có thể xảy ra và thể hiện lối sống văn minh cho người dân địa phương và du khách gần xa.

Các tuyến đường nội bộ cần xây dựng mới hệ thống đèn về đêm sao cho hợp lý tạo sự an toàn và mỹ quan xã đảo.

Chú ý kiểm tra thường xuyên độ an toàn các hệ thống điện được truyền từ đất liền ra các làng bè và nghiêm cấm sử dụng điện trong khai thác đánh bắt thủy hải sản nơi đây. Cần có những chế tài rất nghiêm cho những hành động hủy hoại môi trường thiên nhiên này và cần phải tuyên truyền thường xuyên hơn nữa trong dân chúng và du khách về bảo vệ nguồn tài nguyên sinh thái nơi đây.

3.3.4.Giải pháp về phát triển dịch vụ du lịch

Một phần của tài liệu Du lịch, Tài nguyên sinh thái, Phát triển Du lịch, Đảo Long Sơn (Trang 71 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)