Cơ sở đề xuất

Một phần của tài liệu Du lịch, Tài nguyên sinh thái, Phát triển Du lịch, Đảo Long Sơn (Trang 67 - 71)

Chương 3: Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI TẠI XÃ ĐẢO LONG SƠN

3.1. Cơ sở đề xuất

3.1.1. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành kế hoạch hành động thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” theo Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30-12-2011 của Thủ tướng Chính phủ. Kế hoạch xác định quan điểm, mục tiêu, đề ra các giải pháp và lộ trình thực hiện cụ thể, khẳng định rõ quyết tâm đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, môi trường du lịch văn minh, thân thiện.

Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30-12-2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã nhấn mạnh đến việc “ Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, kh ng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế chú trọng du lịch quốc tế đến Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn x hội đảm bảo hài hòa tương tác giữa khai thác phát triển du lịch với bảo vệ giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng các vùng, miền trong cả nước tăng cường liên kết phát triển du lịch”. Nhƣ vậy, phát triển du lịch dựa vào tài nguyên sinh thái tại Long Sơn sẽ tạo điều kiện cho người dân ở các khu vực lân cận có thể hưởng các tiện ích từ du lịch một cách dễ dàng và phù hợp với những điều kiện về thời gian và khả năng chi trả. Đây là một định hướng phù hợp với chủ trương của Nhà nước về phát triển du lịch.

Du lịch tại Long Sơn theo hướng dựa vào tài nguyên sinh thái sẽ mang lại lợi ích về kinh tế và xã hội cho Long Sơn. Mặc khác, nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế như dịch vụ, thương mại, thủ công,… và tạo thêm việc làm

cho người dân địa phương. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi chính quyến địa phương và các nhà đầu tƣ du lịch phải xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất cũng nhƣ cơ sở hạ tầng sao cho phù hợp tiêu chí bảo tồn cảnh quan cũng nhƣ không tác động xâm hại quá mức cho phép đến hệ sinh thái tự nhiên của đảo Long Sơn.

Ngoài ra, việc phát triển và thúc đẩy các cụm điểm du lịch tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phát triển cũng phù hợp với qui hoạch phát triển Du lịch Việt Nam đến 2020 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt rằng Bà Rịa – Vũng Tàu là

“một trong bảy khu vực trọng điểm phát triển trong cả nước”. Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc vùng trọng điểm Đông Nam Bộ, một địa bàn du lịch có vị trí quan trọng đặc biệt trong hệ thống tuyến điểm du lịch Nam Trung Bộ - Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, năm 2012, toàn tỉnh đã đón và phục vụ hơn 11 triệu lƣợt khách, trong đó có 417.180 lƣợt khách quốc tế. Doanh thu ƣớc đạt 2.438 tỷ đồng. Đây là một con số đáng khích lệ cho ngành du lịch Vũng Tàu nói riêng và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nói chung.

3.1.1.1. Quan điểm phát triển của du lịch tỉnh BR-VT đến năm 2020

Theo kế hoạch hành động của Ủy ban nhan dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” , Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã nêu rất rõ những quan điểm phát triển về du lịch của tỉnh nhà đến năm 2020 với những nội dung sau:

- Tập trung mọi nguồn lực để phát triển ngành du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mủi nhọn; du lịch chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội.

- Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế, trong đó chú trọng nâng cao tỷ lệ khách quốc tế đến Bà Rịa – Vũng Tàu.

- Cũng cố phát triển nguồn nhân lực du lịch, đảm bảo đủ về số lƣợng và nâng cao tính chuyên nghiệp.

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án du lịch nhằm tạo điều kiện nhiều sản phẩm du lịch đặc trƣng của tỉnh, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách trong và ngoài nước.

- Phát triển du lịch bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

- Đẩy mạnh xã hội hóa, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh và những giá trị văn hóa miền biển để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch biển, đảo, du lịch MICE; đồng thời tăng cường liên kết các địa phương để phát triển du lịch.

... 3.1.1.2. Mục tiêu phát triển của du lịch tỉnh BR-VT đến năm 2020 Mục tiêu cơ bản của kế hoạch là đến năm 2020 xây dựng Bà Rịa-Vũng Tàu thành một trong những trung tâm du lịch nghỉ dƣỡng và giải trí lớn của cả nước. Theo đó, đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh sẽ đưa vào khai thác kinh doanh 50% tổng số dự án du lịch đã đƣợc cấp phép đầu tƣ với các loại hình du lịch nghỉ dƣỡng, giải trí, văn hoá kết hợp thể thao, du lịch sinh thái. Đến năm 2020, toàn bộ dự án đầu tƣ du lịch sẽ đƣa vào khai thác kinh doanh, trong đó có 60 cơ sở đạt chuẩn từ 3-5 sao. Năm trung tâm du lịch và vùng du lịch đƣợc xác định là Tp.

Vũng Tàu; cụm du lịch Long Hải - Phước Hải; cụm du lịch Núi Dinh - Bà Rịa, cụm du lịch Bình Châu - Hồ Linh và cụm du lịch Côn Đảo. Các loại hình du lịch nghỉ dƣỡng biển, thể thao, giải trí có thế mạnh của Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ tiếp tục đƣợc phát huy để trở thành sản phẩm du lịch đặc thù; đồng thời tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tƣ để đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án.

Để thực hiện các mục tiêu trên, công tác quy hoạch, đầu tƣ cơ sở hạ tầng đƣợc ƣu tiên hàng đầu. Đặc biệt, tỉnh sẽ kêu gọi nhà đầu tƣ, huy động vốn xây dựng hai cảng chuyên dùng cho du lịch đã đƣợc phê duyệt theo quy hoạch là:

Sao Mai - Bến Đình tại TP.Vũng Tàu và cảng Côn Đảo; đầu tƣ các công trình phụ trợ cho du lịch ở các huyện như trung tâm thương mại, khu hội chợ-hội nghị- triển lãm, tu bổ các công viên, nhà văn hóa…

Qua đó, tỉnh BR-VT cũng đề ra tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch giai đoạn 2011 – 2020 đạt 15,9%/năm và tốc độ tăng khách du lịch là 12,6%/năm. Cụ thể hơn, tỉnh chia thành 2 giai đoạn:

- Năm 2015, doanh thu du lịch đạt 3.729,86 tỷ đồng, đón hơn 15 triệu lƣợt khách du lịch, trong đó có 545 ngàn khách quốc tế. Số lượng cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn 3-5 sao là 40.

- Năm 2020, doanh thu du lịch đạt 7.245 tỷ đồng, đón hơn 25 triệu lƣợt khách du lịch, trong đó có 884 ngàn lượt khách quốc tế. Số lượng cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn 3-5 sao là 60.

Nhƣ vậy, mục tiêu chung để phát triển du lịch tỉnh BR-VT là đƣa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, chuyên nghiệp với hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng phục vụ du lịch đồng bộ, hiện đại; nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động du lịch trên cơ sở khai thác lợ thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, lịch sử nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, phải tạo ra sản phẩm du lịch đa dạng và phong phú nhƣng mang tính đặc trƣng và có khả năng cạnh tranh với các địa phương, khu vực khác có đặc điểm đại lý tương đồng.

Mục tiêu gần nhất là phấn đấu đến năm 2015 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ trở thành một trong những trung tâm du lịch nghỉ dƣỡng và giải trí lớn của khu vực, cả nước. Tạo môi trường du lịch văn minh, thân thiện, xanh - sạch - đẹp và kinh doanh lành mạnh.

3.1.2. Nhu cầu thực tế xã hội

Trước thực trạng chung hiện nay là ngành du lịch đang thiếu các sản phẩm du lịch mới để đáp ứng nhu cầu ngày một cao và đa dạng của du khách gần xa, tỉnh BR-VT cũng không thoát khỏi vấn đề nan giải này. Kinh tế xã hội ngày một phát triển, cộng với công nghiệp hóa ngày một sâu rộng làm cho thời gian nhàn rỗi ngày một nhiều. Nhu cầu đi du lịch là một tất yếu trong cuộc sống. Qua thực tế cho thấy, nhu cầu du lịch hóa xã hội ngày một phát triển. Có “cầu” thì ắt hẳn có “cung”, tuy nhiên hiện nay với nhu cầu khá lớn về du lịch ngắn ngày từ các đô thị lớn như Tp.HCM, Đồng Nai, Bình Dương,….là một điều kiện hết sức to lớn của du lịch Long Sơn.

Chính sách thông thoáng của hải quan, cùng với đà phát triển du lịch rộng rãi nhƣ hiện nay là điều kiện tốt cho Long Sơn phát triển. Nhu cầu đi du lịch ngày một cao của người dân hay những du khách quốc tế ngày một đổ xô về Việt Nam là một tín hiệu đáng mừng, do đó Long Sơn cần có cái nhìn xa để đáp ứng đƣợc nhu cậu rộng lớn của xã hội đang cần.

Sân bay Long Thành đang trong quá trình triển khai, hy vọng ngày một không xa du khách khắp nơi sẽ biết đến một Long Sơn nhƣ là điểm đến thân thiện và nhiều ấn tƣợng đẹp.

3.1.3. Điều kiện phát triển du lịch dựa vào tài nguyên sinh thái của xã đảo Long Sơn

Nội dung của chương 2 của luận văn đã chứng minh rằng Long Sơn (Vũng Tàu) có đầy đủ điều kiện thuận lợi để có thể phát triển hoạt động du lịch cuối tuần. Đặc biệt cần chú trọng đến yếu tố địa hình, tài nguyên nước và tài nguyên động thực vật của Long Sơn. Đây là cơ sở căn bản để đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch dựa vào tài nguyên sinh thái ở Long Sơn.

Một phần của tài liệu Du lịch, Tài nguyên sinh thái, Phát triển Du lịch, Đảo Long Sơn (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)