Chương 2. Chương 2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN SINH THÁI PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở LONG SƠN
2.2. Các điều kiện khai thác tài nguyên sinh thái phục vụ du lịch Long Sơn
2.2.1.1. Mạng lưới giao thông
Với nhận thức rằng hệ thống giao thông là mạch máu kinh tế cho khu vực và cho toàn vùng, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong những năm vừa qua đã chú trọng trong xây dựng và nâng cấp mạng lưới giao thông vận tải. Hiện nay, mạng lưới giao thông vận tải đã gần như hoàn thiện với cả đường bộ và đường thủy đảm bảo lưu thông thông suốt trong quá trình phục vụ đắc lực cho việc giao lưu thuận tiện với thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh lân cận và khu vực xung quanh, trong đó có đảo Long Sơn.
Mạng lưới đường bộ:Mạng lưới đường bộ hiện có đã nối liền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với các tỉnh bạn và cả nước bằng ba đường quốc lộ 51, 56, 55 qua ba hướng Long Thành, Long Khánh (Đồng Nai) và Hàm Tân (Bình Thuận). Đặc biệt đường Quốc lộ 51 vừa được nâng cấp từ hai làn xe lên bốn làn xe đi lại rất thuận tiện, nhanh chóng. Từ Vũng Tàu đi Thành phố Hồ Chí Minh chỉ mất khoảng 2 - 2,5 giờ xe ôtô chạy. Đường nội tỉnh đã có đường ôtô tráng nhựa đi đến tất cả các xã, hầu hết các tuyến đường liên huyện và các đường trục trong đô thị đã được bê tông nhựa hóa. Tổng chiều dài hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh khoảng 1660 km, trong đó quốc lộ 128,1km, tỉnh lộ 146,4 km, đường huyện thị 1382 km. Nếu phân loại theo kết cấu mặt đường có : 494 km
đường nhựa (chiếm 29,8%), 663 km đường đá (chiếm 33,9%), 503,4 km đường đất (chiếm 30,3%), mật độ giao thông của Tỉnh đạt khoảng 0,82 km đường/1 km.
Cụ thể, toàn tỉnh có 3 đường quốc lộ chạy ngang, nối tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với các trung tâm khác của cả nước như: Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Ninh Thuận,…. Và rất nhiều tỉnh lộ, hương lộ khác nữa.
- Quốc lộ 51 (Biên Hòa – Vũng Tàu) dài 85,6km, phần đi qua tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là 43,6km. Đây là con đường huyết mạch nối từ thành phố Hồ Chí Minh qua Đồng Nai để đến Vũng Tàu. Và đây cũng là con đường chính dẫn đến đảo Long Sơn, từ thành phố Hồ Chí Minh đến đảo là 87km.
- Quốc lộ 55 (Bà Rịa – Bình Thuận) dài 99km, phần đi qua tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là 52,5km. Quốc lộ này cũng nối khu vực Nam Trung Bộ về đảo Long Sơn, từ Long Sơn đi Phan Thiết (Bình Thuận) – khu vực trọng điểm Nam Trung Bộ - chỉ có 107km.
- Quốc lộ 56 (Bà Rịa – ngã ba Tân Phong, Long Khánh, Đồng Nai) dài 50km, phần đi qua Bà Rịa – Vũng Tàu là 32km. Và từ Bà Rịa tiếp tục nối thêm 8km nữa là về đến đảo Long Sơn.
- Các tỉnh lộ gồm có: đường 44A dài 24km, đường 44B dài 8,4km, đường 52 dài 22km, đường 328 dài 38km, đường 329 dài 25km, đường 765 dài 18km.
Ngoài ra còn có các tỉnh lộ Mỹ Xuân – Ngãi Giao – Xuân Sơn – Hòa Bình, Láng Cát – Long Sơn, …. Hầu hết các con đường trên địa bàn tỉnh đều đã và đang đƣợc trải nhựa rộng khắp và có đèn thắp sáng tại các điểm đông dân cƣ.
Nằm trong mối tương quan với hệ thống giao thông hoàn chỉnh của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hệ thống đường bộ đến Long Sơn đã được cải thiện rất rõ rệt.
Trục lộ chính chạy dọc phía Đông Bắc núi Nứa kéo dài tới Bến Đá, nối khu dân cƣ phía Bắc với khu dân cƣ phía Nam của đảo Long Sơn, đã đƣợc tráng nhựa và mở rộng từ năm 2002 và hiện nay đã hoàn thiện. Ngoài ra, sự đóng góp đáng kể cho sự phát triển giao thông đường bộ Long Sơn chính là nhờ vào sự hoàn thiện hai cây cầu chính dẫn vào đảo là cầu Gò Găng và cầu Bà Nanh cách đây không lâu. Đây chính là tiền đề cho sự phát triển kinh tế của xã đảo Long Sơn, trong đó du lịch là một trong những ngành kinh tế cần phải đƣợc nhắc đến đầu tiên.
Mạng lưới đường thủy: Có hơn 20 sông rạch với chiều dài khoảng 200 km trong đó có 17 sông rạch với chiều dài 167 km có thể khai thác vận tải thủy, có một số con sông và một số vùng bờ biển của tỉnh rất thích hợp cho việc phát triển cảng sông, cảng biển nhƣ: Sông Thị Vải, sông Dinh, vùng biển Sao Mai - Bến Đình, Phước Tỉnh, Lộc An, Bến Đầm Côn Đảo, Long Sơn. Nếu phát huy hết tiềm năng, công suất thông qua các cảng trên địa bàn tỉnh có thể đạt đến 70 - 80 triệu tấn/năm. Hiện nay đã đầu tƣ và đƣa vào khai thác sử dụng gần 20 công trình cảng với chiều dài gần 4000 m trong đó có một số cảng lớn nhƣ: Cảng liên doanh dầu khí Vietsovpetro dài 1387 m và cảng PTSC dài 370m, tàu 10.000 tấn cập cảng được, cảng xăng dầu k2 dài 330 m và cảng Thương mại dài 250m tàu 5000 tấn cập bến được, các cảng cá: Cát Lở dài 110 m, Phước Tỉnh dài 50 m, Bến đầm Côn Đảo dài 336 m, đón các tàu cá có trọng tải từ 1000 - 2000 tấn đến neo đậu.
Đặc biệt trên sông Thị Vải có cảng nước sâu Bà Rịa - Serece dài 300m, tàu có trọng tải 60.000 tấn cập bến đƣợc và cảng cho các nhà máy điện Phú Mỹ dài 175 m có thể đón nhận đƣợc tàu 10.000 tấn.
Đường biển từ tỉnh có thể đi đến khắp các nơi trong nước và quốc tế trong đó có hai tuyến chở khách quan trọng là tuyến Vũng Tàu đi Thành phố Hồ Chí Minh bằng tàu Cánh Ngầm và tuyến Vũng Tàu đi Côn Đảo. Từ thành phố HCM đi Vũng Tàu hiện nay có 4 công ty tham gia khai thác vận tải hành khách bằng tàu cánh ngầm. Bao gồm công ty cổ phần Dòng Sông Xanh (Greenlines Express), công ty dịch vụ hàng hải Sài Gòn (Vina Express), công ty vận tải Quang Hƣng (Petro Express)
Về đường sông có các tuyến từ Vũng Tàu đi các Tỉnh Miền Tây Nam Bộ và Vũng Tàu đi Long Sơn. Riêng với Long Sơn có một lợi thế rất lớn về cảng biển. Cảng Cái Mép (Phú Mỹ) - chỉ cách Long Sơn khoảng 10km - là cảng thường xuyên có tàu biển du lịch cập bến với số lượng ngày càng đông.
Tóm lại giao thông đường thủy của Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung và riêng của Long Sơn thì hết sức thuận lợi, có tiềm năng lớn để phát triển du lịch.
Đường hàng không: Có hai sân bay dùng cho máy bay trực thăng lên xuống phục vụ cho việc thăm dò, khai thác dầu khí, vận chuyển hành khách từ Vũng Tàu đi Côn Đảo, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Singapore. Trong đó sân
bay Vũng Tàu có đường băng dài 1.800m, sân bay Cỏ Ống Côn Đảo có đường băng dài 1.200m. Tuy nhiên, các đường băng này đã xuống cấp, không đảm bảo cho các máy bay cánh quạt cất hạ cánh đƣợc, hiện đang đƣợc cải tạo. Nhƣ vậy, Long Sơn muốn kết nối với bên ngoài bằng đường hàng không thì phải kết nối từ trung tâm thành phố Vũng Tàu, cách Long Sơn khoảng 30km. Và trong tương lai không xa, khi sân bay quốc tế Long Thành – chỉ cách Long Sơn khoảng 30km - hoàn thành (dự kiến 2020 - 2030), thì khoảng cách của Long Sơn đến với thị trường quốc tế và trong nước được rút ngắn hơn.
2.2.1.2. Hệ thống bưu chính viễn thông
Ngành Bưu chính - Viễn thông tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã phát triển khá nhanh trong 20 năm qua. Hàng loạt tổng đài điện tử kỹ thuật số đƣợc đƣa vào thay thế các tổng đài cơ khí lạc hậu...Tỉnh phấn đấu đến 2010, mật độ điện thoại đạt 25 máy/100 dân.
Mạng lưới Bưu chính Viễn thông được nâng cao về chất lượng. Năm 2005, bưu điện Bà Rịa -Vũng Tàu hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao:
tổng doanh thu phát sinh đạt 131% kế hoạch năm, phát triển mới thêm 23.000 máy điện thoại, đạt 110% kế hoạch đƣợc giao, trong đó có 20.500 máy điện thoại cố định, nâng tổng số máy điện thoại hiện có trên mạng lên 133.235 máy, đạt mật độ điện thoại bình quân là 22 máy/100 dân. Riêng tại huyện Côn Đảo mật độ điện thoại đạt 68 máy/100 dân.
Bưu điện Bà Rịa Vũng Tàu đã tập trung phát triển máy điện thoại đến các vùng nông thôn, đã phát triển mới 10.170 máy điện thoại tại các xã và thị trấn nâng tổng số máy điện thoại tại các xã và thị trấn lên 58.165 máy, đạt tỷ lệ 56/56 xã có điện thoại. Bên cạnh đó đơn vị cũng chú trọng phát triển Internet đến các xã, hiện nay 56/56 xã đã có Internet, mật độ Internet bình quân trên địa bàn tỉnh đạt 1,61 thuê bao/100 dân.
Hơn 20 năm qua, hệ thống thông tin liên lạc Bà Rịa – Vũng Tàu đã tiến hành nhiều đợt tổ chức sắp xếp lại và thống nhất việc quản lý hệ thống Bưu chính phát hành báo chí, đáp ứng kịp thời nhu cầu chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, bảo đảm thư từ, bưu phẩm, bưu kiện, báo chí đến với các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong ngày.
2.2.1.3. Hệ thống điện :
Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương có chất lượng điện năng cao nhất trên phạm vi toàn quốc. Tính đến đầu tháng 9-2001, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 5 trạm biến điện trung gian, trong đó trạm Vũng Tàu có dung lƣợng 106MVA với 11 đường ra, cung cấp điện năng cho toàn bộ thành phố Vũng Tàu và một phần Bà Rịa, huyện Long Đất, trạm Bà Rịa dung lƣợng 12 MVA với 2 lộ ra cung cấp điện cho thành phố Bà Rịa và huyện Châu Đức, trạm Đất Đỏ dung lƣợng 4 MVA cung cấp điện cho Long Đất; trạm Xuyên Mộc dung lƣợng 4 MVA có 2 đường cung cấp điện cho một phần huyện Xuyên Mộc và Châu Đức.
Về đường dây, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 2 đường dây 220 KV và 1 đường dây 100 KV nối liền Bà Rịa - Phú Mỹ - Long Bình. Vào năm 2002, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ có thêm đường dây 500 KV nối liền Phú Mỹ - Nhà Bè - Phú Lâm.
Về hệ thống đường dây, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 47 km đường dây 35 KV; 75 km đường dây 22 KV; 575 km đường dây 15 KV và 658 km đường dây hạ thế. Toàn tỉnh có tổng cộng 1639 trạm biến áp hạ thế với tổng dung lƣợng 218.046 KVA.
2.2.2. Điều kiện dịch vụ du lịch
Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lƣợng khách và doanh thu từ dịch vụ du lịch của TP.Vũng Tàu luôn chiếm gần 50% trong tổng lƣợng khách và doanh thu du lịch toàn tỉnh. Ý thức đƣợc vị trí, vai trò trong sự phát triển chung của tỉnh, TP. Vũng Tàu đã tập trung mọi nguồn lực để đƣa du lịch đi lên. Tính đến hết tháng 7/2013, toàn tỉnh có hơn 1.513 cơ sở lưu trú du lịch với 473 khách sạn, nhà nghỉ tương ứng với 7.699 phòng, trong đó có 99 khách sạn và resort từ 1 đến 5 sao.
Tuy nhiên tất cả các khách sạn lớn đều tập trung ở trung tâm thành phố Vũng Tàu hoặc ven biển Long Hải. Từ Long Sơn đến trung tâm thành phố cũng khoảng 30km. Cự ly gần hơn với Long Sơn có lẽ chỉ là thành phố Bà Rịa, khoảng 8km, nhưng hệ thống cơ sở lưu trú nơi đây chủ yếu là những motel và những khách sạn tƣ nhân nhỏ lẻ.
Còn tại đảo Long Sơn hiện nay hình nhƣ chƣa thấy khách sạn nào mọc lên ngoài khu du lịch sinh thái Du Sơn có khu nghỉ lại qua đêm dành cho khách phương xa. Thông thường du khách có nhu cầu nghỉ lại qua đêm với trải nghiệm đời thường của dân bản địa thì thường chọn nghỉ tại Nhà Lớn Long Sơn – đây là cơ sở tín ngưỡng dân gian của địa phương với tên gọi thân quen là Đạo Ông Trần, họ sẽ đƣợc cho ở tại các phố. Những phố này là những dãy nhà nhiều gian dài vài chục mét, nguyên gốc được ông Lê Văn Mưu (còn gọi là Ông Trần) cho dựng lên để cho những người mới đến Long Sơn có chỗ trú ngụ, trước khi có đủ điều kiện để cất nhà cửa ổn định cho gia đình „ra riêng‟. Có tổng cộng 5 dãy phố và hiện tại một phố vẫn còn người ở, một phố đang chờ sửa chữa và ba phố được dành riêng cho khách nghỉ lại qua đêm. Về cơ bản, trong phố không có giường ghế gì cả, phố chỉ là một ngôi nhà to lợp ngói nền lát gạch tàu. Phía sau phố có dãy nhà vệ sinh, nhà tắm và vòi nước sạch để khách có thể tắm rửa, vệ sinh. Hiện tại, tại Nhà Lớn có vợ chồng anh Mười, là tín đồ sống tại Long Sơn, phụ trách việc phục vụ khách nghỉ qua đêm, mà người dân gọi là „ngủ với khách’. Anh Mười là nông dân, canh tác ruộng muối tại đảo này và chị Mười thì buôn bán các loại mắm ruốc, con ruốc, tương chao cho khách ở chợ ngay trước Nhà Lớn. Khi có khách nghỉ lại đêm, anh chị Mười sẽ trải chiếu, giăng mùng và mang gối ra cho khách nghỉ. Anh chị cũng sẽ ngủ lại tại phố với khách để đảm bảo an toàn cho khách và giúp đỡ khách khi cần thiết. Anh chị cho biết là nhiều du khách cảm kích sự chu đáo ân cần của vợ chồng anh nên đã cho tiền trước khi rời khỏi vào buổi sáng hôm sau, tuy nhiên anh chị đều không nhận vì
“làm cung cho ông mà, không phải vì tiền.”
Về khu vui chơi giải trí thì tại Long Sơn chỉ có duy nhất ở KDL Du Sơn với mô hình nghỉ dƣỡng và các hoạt động thể thao nhƣ sân tenis, bóng chuyền,… Ngoài ra, vào những ngày lễ lớn của đạo Ông Trần thì du khách sẽ đƣợc tham gia một số hoạt động văn hóa tín ngƣỡng cũng nhƣ các trò chơi giải trí của một số doanh nghiệp tổ chức diễn ra trong suốt những ngày lễ lớn này.
2.2.3. Điều kiện xã hội
2.2.3.1. Chính sách khai thác tài nguyên phục vụ du lịch
Tại Bà Rịa - Vũng Tàu còn có diện tích rừng ngập mặn với hơn 1.000ha, tập trung tại huyện Tân Thành, TP Bà Rịa, TP Vũng Tàu. Rừng ngập mặn Bà Rịa
- Vũng Tàu nằm trong khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (bao gồm Tp. HCM, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu). Các khu rừng ngập mặn đƣợc coi là
“lá phổi” không thể thiếu, bảo đảm cho hệ sinh thái ven biển phát triển. Các cánh rừng này cung cấp dinh dưỡng cho môi trường biển và hỗ trợ các loài thủy sinh lƣợng thực phẩm phong phú các sinh vật phù du. Rừng ngập mặn còn tạo môi trường thích nghi cho dòng nước mặn từ biển chảy vào và cho dòng nước ngọt từ ven sông thoát ra với các loại động - thực vật sinh sôi, phát triển nhanh chóng.
Theo quyết định của thủ tướng chính phủ số 15/2007/QĐ –TTg ngày 29 tháng 1 năm 2007 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2006 – 2015, định hướng đến năm 2020:
Về dịch vụ du lịch:
- Phát triển các ngành dịch vụ với tốc độ nhanh và chất lƣợng cao, bảo đảm phát triển toàn diện và bền vững;
- Tập trung đầu tƣ phát triển du lịch với các loại hình du lịch trọng điểm là:
du lịch sinh thái rừng - biển - đảo, du lịch tham quan di tích lịch sử cách mạng và du lịch nghỉ dƣỡng. Phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc tại Vũng Tàu, Côn Đảo nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh để tạo điều kiện tăng trưởng nhanh và bền vững;
- Phát triển thương mại theo hướng hình thành các trung tâm thương mại ở đô thị, các cụm thương mại ở nông thôn, hệ thống chợ. Tổ chức xây dựng các loại hình dịch vụ thương mại tiên tiến phù hợp với điều kiện địa phương. Khai thác lợi thế các mặt hàng nông sản, thủy sản để đẩy mạnh xuất khẩu; đồng thời, phát triển các khu công nghiệp kỹ thuật cao nhằm mở rộng các mặt hàng xuất khẩu từ công nghiệp chế tác, gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (trừ dầu khí) đạt 12%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010 và đạt 9 - 10%/năm trong giai đoạn 2011 - 2020; đến năm 2010 xuất khẩu (trừ dầu khí) đạt 523 triệu USD và đến năm 2020 đạt trên 1 tỷ USD;
- Phát huy lợi thế của hệ thống cảng biển, phát triển dịch vụ dầu khí, dịch vụ hàng hải, đẩy mạnh dịch vụ vận tải thủy gồm cả vận tải đường thủy nội địa và đường biển. Phát triển các loại dịch vụ hàng hải quốc tế tại các cảng khu vực Thị
Vải, Vũng Tàu và Côn Đảo. Phấn đấu giảm giá thành dịch vụ, nâng cao khả năng cạnh tranh của dịch vụ vận tải biển;
- Phát triển hoạt động tín dụng gắn với phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Thành lập và quản lý tốt hoạt động của các quỹ nhƣ: Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đầu tƣ mạo hiểm, Quỹ Bảo trợ xã hội. Phát triển các hoạt động kinh doanh, môi giới tài chính, bảo hiểm, hình thành các công ty tài chính. Phát triển hệ thống hạ tầng hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế để sau năm 2010 hình thành trung tâm tài chính tại thành phố Vũng Tàu.
Về phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản:
- Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa phát triển bền vững gắn liền với xây dựng khu vực nông thôn có kinh tế - văn hóa - xã hội phát triển toàn diện. Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sinh thái đô thị, tập trung xây dựng một số khu nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ sinh học với mục tiêu gia tăng giá trị sản lƣợng và thu nhập/đơn vị diện tích đất. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến;
- Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng phát triển cây công nghiệp lâu năm phục vụ xuất khẩu, phát triển sản xuất rau quả và chăn nuôi;
- Tiếp tục đầu tƣ xây dựng hoàn thiện hệ thống thủy lợi, đặc biệt là hoàn thành hồ sông Ray; kiên cố hóa 100% hệ thống kênh mương, bảo đảm chủ động tưới tiêu, ngăn mặn, kiểm soát ngập úng;
- Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, chuyên môn hóa;
- Phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, không ngừng tăng quy mô đàn gia súc, gia cầm với chất lƣợng cao;
- Chuyển đổi một phần diện tích đất lâm nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp để tạo quỹ đất phát triển các khu công nghiệp, cảng, dịch vụ du lịch và một số khu đô thị, khu dân cƣ. Việc chuyển đổi đất lâm nghiệp sang mục đích khác phải đƣợc thực hiện trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển lâm nghiệp. Đối với đất lâm nghiệp chuyển sang mục tiêu phát triển du lịch, chỉ