CHƯƠNG 2 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN
3. Những khó khăn mà Giáo dân di cư thường gặp phải trong quá trình
Dù với bất kỳ lý do nào thì việc di cư cũng có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của Giáo dân. Thay đổi môi trường, thay đổi hoàn cảnh sống để thích nghi với một hoàn cảnh hoàn toàn mới và để có cơ hội vươn lên trong cuộc sống, hầu hết Giáo dân di cư dù ít, dù nhiều đều gặp khó khăn trong bước đường mưu sinh của bản thân.
Căn cứ theo mô hình nghiên cứu đã được thiết lập, có rất nhiều vấn đề khó khăn mà mỗi Giáo dân rất có thể gặp phải trong quá trình sống và làm việc ở Hà Nội. Thực tế nghiên cứu chỉ ra rằng: Giáo dân di cư nhận thấy những khó khăn mà họ thường gặp phải có liên quan đến các vấn đề:
DKKT TEST LDPT ---
Item Estimates (Thresholds) 1/ 1/ 5 13:26
all on trogiup (N = 350 L = 53 Probability Level= .50) ---
4.0 | |
| 14 45 |
3.0 | 34 |
|
| 33 2.0 | 23 |
| 25 31 | 32 |
| 12 54 | 10.3 1.0 | 22 | 44 | 52 | 40
| 47 56 57 | 11 24 .0 | 15 17.2
| 1.3 10.2 38 43 46 53 | 13 16.4
| 19 | 28
Dự định tìm việc mới?
Thời gian cư trú tại Hà Nội
Có Không Không biết
Tổng cộng
85 112 15 212
< 5 năm
27.8% 36.6% 4.9% 69.3%
31 33 2 66
5-10 năm
10.1% 10.8% .7% 21.6%
5 23 - 28
>10 năm
1.6% 7.5% - 9.2%
121 168 17 306
Tổng cộng
39.5% 54.9% 5.6% 100.0%
Bảng 3.9: Mối quan hệ giữa thời gian cư trú và dự định tìm việc mới của Giáo dân di cư vùng nhà thờ Thái Hà.
X | 4.2 20 27 39 | 3.2 5.2 6.2 7.2 50 -1.0 X | 2.2 30 48.4
XX | 29
XXXXXXXXXX | 4.1 16.3
XXXXXXXXXXX | 3.1 5.1 6.1 7.1 21 XXXXXXXXXX | 10.1
XXXXXXXXXXX | 1.2 42 XXXXXXXXXXXXXXXXX | 16.2 51 -2.0 XXXXXXXXXXX | 17.1 XXXXXXXXXXXXXXXXXXXX |
XXXXXX | 41 48.3 XXXXXXXX | 2.1 XXX |
XXXX | 1.1 16.1 48.2 X | 55
-3.0 | X |
| 48.1 |
| -4.0 |
--- Each X represents 3 students
Theo đánh giá của bản thân Giáo dân thì những vấn đề khó khăn mà họ thường gặp phải nhất đó là vấn đề về tìm việc làm. Mục đích của họ là tiếp tục ở lại thành phố vì vậy, họ cần được giúp đỡ trong việc tìm việc làm, cần được trợ giúp về tài chính để ổn định cuộc sống. Một số ít có gặp khó khăn trong việc đăng ký tạm vắng tạm trú nhưng không phải là vấn đề quan trọng nhất đối với họ.
Bảng thống kê dưới đây sẽ chỉ ra những khó khăn mà Giáo dân di cư thường gặp phải khi nhập cư vào Hà Nội:
Bảng 3.10: Một số khó khăn thường gặp phải của Giáo dân di cư
STT Những khó khăn thường gặp Tần suất Tỷ lệ %
1. Tìm việc làm 83 24.8%
2. Tìm nhà ở 78 23.3%
3. Chi phí ăn ở tốn kém 118 35.2%
4. Thiếu thốn tình cảm 103 30.7%
5. Không có điều kiện lo cho con cái học hành
10 3.0%
6. Chăm sóc SK/các dịch vụ y tế 12 3.6%
7. Nguy cơ bị lạm dụng tình dục 7 2.1%
8. Đăng ký hộ khẩu thường trú 3 .9%
9. Mua bán chuyển ngượng tài sản 1 .3%
10. Thích nghi lối sống, môi trường mới 53 15.8%
11. Yếu tố khác có liên quan đên đời sống 83 24.8%
12. Không gặp khó khăn gì 31 9.3%
Tổng cộng 335 173.7%
Đằng sau những khó khăn về kinh tế, một vấn đề chung mà nhiều Giáo dân di cư đều gặp phải khi bước chân đến Hà nội định cư đó là “vấn đề về cư trú”; đây có thể coi là vấn đề chính. Một phần thông qua “mạng lưới di cư”, Giáo dân di cư có được nơi ở thích hợp, dễ hoà nhập với công việc mà không mất quá nhiều công sức để đi tìm. Những điểm tựa trợ giúp ban đầu này có thể là người thân, họ hàng, thậm chí là đồng hương; với họ sự ổn định về nơi cư trú sẽ là điều kiện thuận lợi để họ dễ tìm việc làm. Một phần khác thì thực sự gặp rắc rối trong việc tìm nhà ở. Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ gặp khó khăn cả trong tìm việc làm để đảm bảo những chi phí thiết yếu trong cuộc sống. Thống kê nghiên cứu cho biết có đến 23.3% Giáo dân di cư gặp khó khăn trong việc tìm nơi ở khi nhập cư vào Hà nội. Trong số đó có đến 61.4% là tự tìm hiểu về nơi đến mà không cần bất cứ sự trợ giúp nào từ người thân, họ hàng hay bạn bè. Với những trường hợp như vậy, đã khiến hơn ⅓ trong số đó đã thực sự gặp khó khăn khi tìm việc làm.
Với Giáo dân di cư, nhà thuê chính là giải pháp cho phép họ nhanh chóng bắt nhịp với cuộc sống tại nơi ở mới. 72.4% Giáo dân di cư cho biết họ phải thuê nhà để ở và cũng không thể thuê nhà ở riêng mà phần nhiều là cùng chia sẻ diện tích nhà ở cũng như tiền thuê nhà nhằm giảm bớt những chi phí thiết yếu hoặc thuê nhà mỗi tối theo giờ (chiếm 7.2%) để nghỉ ngơi, chuẩn bị cho 1 công việc mới do tính chất công việc không ổn định. Điều này đồng nghĩa với việc thu nhập không ổn định. Khi phải đối diện với những vấn đề đó trong quá trình mưu sinh, nó cũng có nghĩa là sẽ có nhiều rào cản hơn nữa khiến họ ngày càng ít có cơ hội để phát triển bản thân.
Ở đây luôn luôn tồn tại cả những khó khăn về vật chất và cả tinh thần. Đối với nam giới cũng như phụ nữ đều phải đối mặt với những quan niệm và đối xử của xã hội làm họ phải bức xúc:
“Xã hội có nhiều cái khó, chế độ này phức tạp mình đi làm thì phải chịu nghe bọn nó chửi. Mình có tiền thì mình cũng bằng nó nhưng mình không có tiền. Khó khăn nhiều lắm nhiều người tốt nhưng nhiều người xấu, họ nghĩ người lao động xấu. Nghề này là nghề bần cùng của xã hội, bán sức khoẻ cho xã hội chứ không phải đi cướp. Không có sức khoẻ thì không có gì nữa nhiều người quan cách chê bai người lao động.” (Nam, Nam Định, làm nghề phá dỡ nhà, đào móng).
“Có hôm có hai vợ chồng dắt xe ra ngõ, bảo lại gặp con đồng nát chị vợ thì không nói gì. Em nghe thấy em giận lắm, em ra bảo anh ấy: “anh ơi, đồng nát thì làm sao đấy anh”anh ấy không trả lời. Lắm khi chúng em cũng cảm thấy nhục lắm họ khinh bỉ chúng em lắm. Họ khinh cực, những lúc đấy điên lắm chỉ muốn đi về nhưng nghĩ lại không có tiền lại phải ở, phải chịu vậy. Họ toàn gọi “mẹ cái con đồng nát” trẻ con cũng gọi vậy.”.(Nữ, làm nghề mua bán phế liệu đồng nát, Nam Định).
“Phải cẩn thận nhiều người mình chả làm gì đâu nhưng cứ chửi, lắm người bằng tuổi con mình nhiều khi họ còn chửi tục nhưng thôi mình cứ phải im đi cho nó qua bực lắm, có lần đi qua nó ở trong nhà nó đi ra nó đá tung cả rổ cứ im mà vơ lấy rổ mà chạy chả dám bảo gì mình không đụng cái gì đâu nhưng lắm người đàn ông họ cục, nói chung kiểu nào thì mình phải liệu kiểu ấy, ra khỏi nhà thì gặp nhiều khó khăn lắm.” Nữ, làm nghề mua bán phế liệu đồng nát, Nam Định).
Họ gặp cả những rủi ro trong công việc:
“Nhiều cái nó cũng hóc búa lắm chứ không phải đơn giản đâu ví dụ mua cái quạt người ta thì mua mấy trăm nghìn cơ nhưng mua về không biết chỗ bán hay về nó còn cháy nó hỏng đi thì lỗ”
“Nó lắm kiểu lừa lắm. Có một con bé, có đứa gọi bán cho nó một ít đồng trong cái lõi đồng này thì nó đút hai cái đầu đồng bên trong rỗng thì nó không biết, nó bán 7,8 chục nghìn, cũng có lãi rồi, vừa dày vừa to nhưng về bỏ ra thì chỉ có mỗi hai cái đoạn đầu là đồng thôi trong không có lõi.” (Nữ lao động phổ thông, Nam Định).
Phải xa nhà xa gia đình nên việc thiếu thốn tình cảm (chiếm 30.7%) là không thể tránh khỏi nhất là đối với những phụ nữ trẻ khi phải để đứa con nhỏ của mình ở nhà để đi làm kiếm tiền:
“Nhớ nhà lắm, nhớ con nhưng ráng đi làm lấy đồng tiền công trả nợ”
(Nữ, làm nghề mua bán phế liệu đồng nát, Nam Định).
Khả năng thay đổi công việc hạn chế vì hầu hết là không được đào tạo nghề và chuyên môn nên dù có muốn tìm một công việc khác ổn định hơn thì cũng không thể vì những đòi hỏi của công việc mà họ không thể đáp ứng được.
Bên cạnh đó, lý do tiếp theo là họ không có vốn. Nếu để mở ra một cửa hàng kinh doanh nhỏ thì cũng cần phải có một số vốn nhất định nhưng đối với họ là rất khó vì hiện nay thu nhập của họ chỉ là để đảm bảo cuộc sống hàng ngày và lo cho con cái ăn học. Số lượng những người để dành được là rất ít.
“Thì chị cũng muốn có nghề gì nhưng cô bảo là không có nghề nghiệp gì, chị thì cũng có hướng buôn bán bán hàng quần áo nọ kia nhưng điều kiện chị không có, chị cũng nghĩ giá mà con chị có điều kiện các cháu mà không học được nữa thì cũng có vốn mà mở cho các cháu bán hàng quà quần áo nọ kia nhưng mà mình không có điều kiện” (Nữ, làm nghề mua bán phế liệu đồng nát, Nam Định).
Thực tế nghiên cứu cho thấy, nhiều người được hỏi đều có một suy nghĩ chung là không thay đổi nghề khác vì chỉ biết làm nghề đó thôi chứ không biết làm nghề
khác hoặc cũng nghĩ ra hướng tiếp theo nhưng không có khả năng tài chính để thực hiện định hướng đó. Cũng từ những khó khăn đó mà những người lao động này có thể nói là an phận
“Nếu có nghề khác thì cũng không muốn làm vì nghề này làm lâu đã quen, rất dễ làm, không có yêu cầu gì cao. Nếu tìm việc khác thì trình độ thấp kém không đáp ứng yêu cầu. Những đứa bạn chưa có gia đình cũng ở Hà Nội thì đi bán hàng quần áo nhưng cái đó cũng bó buộc, mình lao động tự do quen rồi, lúc nào thích thì đi làm, có việc ở nhà hoặc con ốm đau thì nghỉ. Nghề đồng nát có từ lâu rồi và chắc chắn sẽ còn tồn tại mấy đời nữa nên không lo mất việc”
(Nữ, làm nghề mua bán phế liệu đồng nát, Nam Định).
Và điều họ cần lúc này chính là sự hỗ trợ trong việc tìm nhà ở, sự hỗ trợ về ngân sách để ổn định cuộc sống, mong có công việc ổn định, đảm bảo về thu nhập cho không chỉ bản thân mà cho cả những thành viên trong gia đình: đảm bảo mức sống thoát nghèo, đảm bảo quyền được học hành của bản thân cũng như tương lai của con cái.
Mọi sự trợ giúp nào lúc này đối với các Giáo dân đều có ý nghĩa. Đặc biệt sự giúp đỡ của gia đình (chiếm 61%) và bạn bè (chiếm 47.9%) sẽ là những chỗ dựa, động lực tốt để họ thích nghi dần với những điều kiện sống hiện tại của bản thân. Phần lớn họ đều nhận thấy sự giúp đỡ sẽ rất có hiệu quả cho bản thân họ. Nhờ có sự trợ giúp này, có thể họ tìm được việc làm, có cơ hội thay đổi công việc tốt hơn.
Dưới đây là bảng thống kê các vấn đề mà Giáo dân di cư nhận thấy họ nếu được giúp đỡ, họ sẽ có nhiều cơ hội để phát triển nghề nghiệp và bản thân hơn nữa:
Bảng 3.11: Các yếu tố giáo dân di cư nhận thấy cần được trợ giúp trong quá trình sống, học tập và làm việc tại Hà Nội.
Các yếu tố cần trợ giúp Tần suất Tỷ lệ %
1 Việc làm 94 30.9%
2 Tiền bạc 160 52.6%
3 Hiện vật 28 9.2%
4 Nhà ở 49 16.1%
5 Thủ tục hành chính về nơi cư trú 14 4.6%
6 Động viên tinh thần 229 75.3%
7 Học tập 28 9.2%
8 Các yếu tố khác 33 10.9%
Tổng cộng 304 208.9%