CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN THIẾT KẾ MẠCH BẰNG MÁY TÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ-KỸ THUẬT BẮC NINH
2.2. Chương trình đào tạo môn học thiết kế mạch bằng máy tính tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh
2.2.1. Vị trí, tính chất và điều kiện thực hiện củamôn học thiết kế mạch bằng máy tính.
38
Vị trí, tính chất của môn học:
* Vị trí của môn học: Môn học được bố trí dạy ngay từ đầu khóa học, trước khi học các mô đun chuyên môn
* Tính chất của môn học: Là môn học bắt buộc.
Điều kiện thực hiện môn học:
* Vật liệu:
- Sơ đồ mạch điện phóng to - Giáo trình, tài liệu học tập.
* Dụng cụ, Trang thiết bị:
- Bảng, phấn bàn, ghế học tập.
- Các sơ đồ mạch điện mẫu, thực tế.
- PC, phần mềm chuyên dùng, Projector - Máy in
2.2.2. Mục tiêu của môn học thiết kế mạch bằng máy tính.
*Về kiến thức:
- Hiểu được phương pháp thiết kế mạch
- Biết lựa chọn linh kiện trong thư viện để vẽ mạch điện
*Về kỹ năng:
- Thiết kế sơ đồ nguyên lý mạch điện theo các yêu cầu kỹ thuật - Thiết kế sơ đồ mạch in theo sơ đồ nguyên lý
- Mô phỏng các mạch điện cơ bản và nâng cao
* Về thái độ:
- Rèn luyện cho sinh viênthái độ nghiêm túc, tỉ mỉ, chính xác trong học tập và trong thực hiện công việc.
2.2.3. Nội dungcủa môn học thiết kế mạch bằng máy tính.
Nội dung tổng quát và phân bố thời gian:
STT Tên các bài trong mô đun
Thời gian Tổng
số
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra
39
Bài 1 Cài đặt phần mềm trên máy tính 8 4 3 1
1. Khái quát Chương trình 1 1 0
2. Hướng dẫn cài đặt phần mềm thiết
kế mạch 3 1 2 0
3. Khởi động Chương trình 1 0,5 0,5 0
4. Cài đặt các thông số ban đầu và
Update các linh kiên mới 3 1,5 0,5 1
Bài 2 Vẽ sơ đồ nguyên lý 17 6 10 1
1. Tạo file thiết kế mới 0,5 0,5 0
2. Cửa sổ thiết kế 3,5 1,5 2 0
3. Vẽ sơ đồ nguyên lý 13 4 8 1
Bài 3 Thiết kế mạch in trên máy tính 18 8 9 1
1. Tạo board thiết kế mới 0,5 0,5 0
2. Cửa sổ Layout 4,5 2 2,5 0
3. Thiết kế mạch in 13 5,5 6,5 1
Bài 4 Mô phỏng mạch điện 15 6 8 1
1. Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện 5 3 2 0
2. Mô phỏng mạch điện 10 3 6 1
Bài 5 Bài tập ứng dụng 17 6 10 1
1 Mạch chỉnh lưu cầu một pha 2 1 1 0
2 Mạch khuếch đại đơn 2 1 1 0
3 Mạch khuếch đại công suất 3 1 2 0
4. Mạch dao động 3 1 2 0
5. Mạch ứng dụng IC tương tự 3 1 2 0
6. Mạch ứng dụng IC số 4 1 2 1
Cộng 75 30 40 5
Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành
40
B2.1: Bảng nội dung tổng quát và phân phối thời gian của môn học thiết kế mạch bằng máy tính nghề ĐTCN.
[Chương trình khung CĐN ĐTCN - trường CĐN Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh 2.2.4. Hướng dẫn thực hiện chương trìnhcủa môn học thiết kế mạch bằng máy tính.
Phạm vi áp dụng chương trình:
- Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp và cao đẳng nghề.
- Chương trình có thể dùng để dạy sinh viênngắn hạn (sơ cấp nghề) có trình độ văn hóa tốt nghiệp phổ thông cơ sở chuyển đổi nghề
Một số hướng dẫn về phương pháp giảng dạy môn học:
- Nội dung được biên soạn theo cấu trúc môn học nên cần lưu ý một số điểm chính sau:
+Trước khi giảng dạy, GV cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
+ Vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị và tài liệu phát tay phải được chuẩn bị đầy đủ trước khi thực hiện bài giảng
+ Nên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để SV tiếp thu sâu sắc hơn + Thực hiện giảng dạy tốt nhất ở phòng học máy tính
+ Học sinh cần được chia nhóm để có thể thảo luận nhóm, làm bài tập, và tham gia xây dựng nội dung bài học.
+ Căn cứ vào thực tế của nơi đào tạo giáo viên hướng dẫn có thể thay đổi thời lượng của từng nội dung, nhưng vẫn phải đảm bảo số giờ qui định trong chương trình.
Những trọng tâm cần chú ý:
- Cần phân biệt rõ sự khác nhau cơ bản giữa các mạch điện có cấu trúc gần giống nhau trong chương trình đào tạo.
Đánh giá chung về môn học thiết kế mạch bằng máy tính.
41
* Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm theo các nội dung sau:
- Cấu tạo, nguyên lý làm việc của các mạch điện
- Các thông số và phạm vi ứng dụng của mạch điện trong kỹ thuật
* Về kỹ năng: Đánh giá kỹ năng thực hành theo những nội dung sau:
- Thiết kế sơ đồ nguyên lý, sơ đồ mạch in
- Kiểm tra kỹ năng thực hành vẽ mạch, phân tích sơ đồ mạch.
- Đánh giá các tiêu chuẩn của mạch in - Độ chính xác.
- Khả năng mở rộng kiến thức.
- Thời gian thực hiện công việc
* Thái độ: Đánh giá phong cách học tập thể hiện ở: Chăm chỉ, nghiêm túc, chính xác, trong công việc
Trên đây là toàn bộ chương trình môn học thiết kế mạch bằng máy tính nghề ĐTCN được đưa vào giảng dạy tại trường CĐN kinh tế - kỹ thuật Bắc Ninh. Sau khi tiến hành điều tra ý kiến (*) về nội dung chương trình môn học, tác giả thu được kết quả như sau:
(* Ghi chú: phiếu điều tra theo phụ lục 1).
GV: lấy ý kiến của 10 thầy, cô.
SV: lấy ý kiến của 100 em SV năm thứ 1.
CSSX: lấy ý kiến của 10 cán bộ làm việc ở công ty TNHH Sam sung.) - Mức độ khó của môn học:
Mức độ
Đối tượng Khó (%) Trung bình (%) Dễ (%)
SV 40 (40/100) 40 (40/100) 20 (20/100)
GV 20 (2/10) 50 (5/10) 30 (3/10)
B2.2: Bảng đánh giá mức độ khó của môn học thiết kế mạch bằng máy tính nghề ĐTCN
- Mức độ quan trọng của môn học:
42
Mức độ Đối tượng
Quan trọng (%) Bình thường (%) Không quan trọng (%)
SV 62 30 8
GV 70 20 10
CSSX 80 10 10
B2.3: Bảng đánh giá mức độ quan trọng của môn học thiết kế mạch bằng máy tính nghề ĐTCN
- Mức độ vận dụng kiến thức của môn học vào thực tiễn sản xuất:
Mức độ Đối tượng
Tốt (%)
Khá (%)
Trung bình (%)
Yếu (%)
Kém (%)
SV 2 (2/100) 12
(12/100) 36 (36/100)
37 (37/100)
13 (13/100) GV 10 (1/10) 30 (3/10) 50 (5/10) 10 (1/10) 0
CSSX 10 (1/10) 30 (3/10) 60 (6/10) 0 0
B2.4:Bảng đánh giá mức độ vận dụng kiến thức môn học thiết kế mạch bằng máy tính nghề ĐTCN vào thực tiễn sản xuất.
Qua khảo sát ý kiến đánh giá, có thể kết luận môn học thiết kế mạch bằng máy tính là một môn học rất quan trọng trong chương trình nghề ĐTCN. GV và SV đều ý thức được tầm quan trọng của việc dạy và học môn học. Tuy nhiên, đây là một môn học vận dụng kiến thức học được của môn học vào thực tiến sản xuất là chưa cao.
Đây là vấn đề đặt ra cần phải đổi mới PPDH để nâng cao chất lượng của SV, đáp ứng nhu cầu của xã hội.