Kết quả kiểm chứng và đánh giá

Một phần của tài liệu Dạy học môn thiết kế mạch bằng máy tính theo phương pháp đảo ngược tại trường Cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật Bắc Ninh (Trang 86 - 98)

CHƯƠNG III: DẠY HỌC MÔN THIẾT KẾ MẠCH BẰNG MÁY TÍNH

3.4. Kiểm chứng và đánh giá bài giảng môn “Thiết kế mạch bằng máy tính” theo mô hình lớp học đảo ngược

3.4.4 Kết quả kiểm chứng và đánh giá

 Kết quả điều tra của GV:

85

Gồm phiếu đánh giá của 10 GV tham gia dạy và dự giảng việc giảng dạy sử dụng bài giảng theo mô hình lớp học đảo ngược. Kết quả như sau:

a. Tính khả thi của đề tài.

Khả năng chuẩn bị của GV về nội dung kiến thức, nội dung bài kiểm tra, phương tiện kĩ thuật dạy học…

Tiêu chí Số GV Tỷ lệ %

Tốt 7 70

Bình thường 3 30

Khó thực hiện 0 0

Không thực hiện được 0 0

b. Khả năng vận dụng của đề tài để thiết kế các hoạt động của GV và SV cũng như sự phối hợp của 2 hoạt động này:

Tiêu chí Số GV Tỷ lệ %

Tốt 7 70

Bình thường 3 30

Khó thực hiện 0 0

Không thực hiện được 0 0

c. Khả năng áp dụng kết hợp hình thức kiểm tra đánh giá của GV với việc SV có thể tự đánh giá năng lực bản thân và kết quả học tập của mình sau mỗi bài học:

Tiêu chí Số GV Tỷ lệ %

Tốt 8 80

Bình thường 2 20

Khó thực hiện 0 0

Không thực hiện được 0 0

d. Đánh giá về bài giảng khi sử dụng bài giảng theo mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học:

86

Tiêu chí Số GV cho đạt Tỷ lệ %

HS tham gia thực hành nhiều hơn 7 70

Kích thích hứng thú học tập của SV 8 80

Truyền đạt được nhiều kiến thức hơn 6 60

HS dễ hiểu bài, tiếp thu nhanh hơn 9 90

Chất lượng giờ học được nâng cao 9 90

e. Đánh giá giờ dạy sử dụng bài giảng theo mô hình lớp học đảo ngược

Tiêu chí Số GV Tỷ lệ %

Tốt 8 80

Bình thường 2 20

Không tốt 0 0

f. Sử dụng bài giảng theo mô hình lớp học đảo ngược vào các môn học, module khác thế nào để được kết quả cao nhất?

Các ý kiến của GV và chuyên gia đều cho rằng không nên lạm dụng quá phương pháp dạy học sử dụng mô hình lớp học đảo ngược mà nên kết hợp với nhiều phương pháp dạy học khác để đạt hiệu quả cao hơn.

g. Các khó khăn khi thực hiện dạy học bằng bài giảng theo mô hình lớp học đảo ngược:

- GV tốn nhiều thời gian trong khâu thiết kế bài học.

- GV phải có khả năng sử dụng máy vi tính.

- GV vẫn cần phải cần kết hợp với mô hình thật để đạt hiệu quả cao nhất.

Nên có phòng học đa năng để giảng dạy.

h. Dạy học sử dụng bài giảng theo mô hình lớp học đảo ngược có đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay không?

Tất cả GV đều cho rằng dạy học bằng bài giảng theo mô hình lớp học đảo ngược là cần thiết, làm sinh động bài học và tạo hứng thú cho SV, đáp ứng được nhu cầu đổi mới hiện nay. Tuy nhiên cũng cần xem đây là một phương pháp, cần kết hợp các phương pháp khác để đạt hiệu quả cao nhất đối với môn Thiết kế mạch bằng máy tính và các môn học, module khác.

87

 Kết quả điều tra của SV:

Kết quả định tính

- Thông qua việc trực tiếp giảng dạy, qua quan sát hoạt động của SV tham gia các tiết dạy thực nghiệm, qua các biểu hiện và thái độ học tập của SV, tác giả có kết quả đánh giá sơ bộ như sau:

+ Đối với lớp đối chứng: Một số SV chưa tập tập chung, SV học tập rất thụ động, không khí lớp học căng thẳng, lớp học rất trầm, ít có sự trao đổi, thảo luận trong quá trình học tập.

+ Đối với lớp thực nghiệm: các em tự giác, tích cực trong xây dựng bài, chú ý lắng nghe, các thao tác linh hoạt theo hướng dẫn của GV.

Kết quả định lượng

Để có những nhận xét chính xác, các kết quả thực nghiệm SP được xử lí theo phương pháp thống kê toán học. Thực nghiệm được tiến hành 2 đợt, mỗi đợt thực nghiệm với 1 lớp đối chứng và 1 lớp thực nghiệm có trình độ tương đương nhau.

Sau khi dạy thực nghiệm sư phạm SV được làm chung một bài kiểm tra để đánh giá kết quả học tập cả với lớp đối chứng (ĐC)& lớp thực nghiệm (TN).

Tác giả lấy số liệu dựa trên bài kiểm tra đánh giá theo ( phụ lục 3) cuối mỗi ca học của cả hai nhóm.

- Kết quả kiểm tra như sau:

Kết quả bài kiểm tra

Bài 1 Giỏi Khá Trung bình Yếu

Lớp thực nghiệm 20% 50% 25% 5%

Lớp đối chứng 11% 32% 42% 15%

Bài 3 Giỏi Khá Trung bình Yếu

Lớpthực nghiệm 25% 55% 20% 0%

Lớp đối chứng 5 % 26 % 53 % 16 %

Bảng kết quả bài kiểm tra.

Nhìn trên bảng kết quả kiểm tra cho thấy:

88

- Về chất lượng, số HS đạt loại khá và giỏi của lớp thực nghiệm đạt từ 70- 80%, trong khi đó, lớp đối chứng chỉ đạt 31- 43%. Ngược lại, số HS đạt loại yếu của lớp thực nghiệm chỉ từ 0-5%.

- Nhóm thực nghiệm hiểu sâu sắc về bài học, có khả năng ghi nhớ lâu, nắm vững nội dung kiến thức. Nhóm đối chứng hiểu được bài học nhưng tỏ ra băn khoăn khi áp dụng vào bài tập, thực hành.

- Về hiệu quả, với nhóm thực nghiệm thời gian giảng bài rút ngắn hơn so với nhóm đối chứng do việc cấu trúc lại nội dung bài học làm cho kiến thức lý thuyết cô đọng, từ đó giáo viên có thể dành nhiều thời gian cho việc hướng dẫn, tổ chức các hoạt động học tập trên lớp.

- Về thái độ, qua quan sát của GV, tiết học tại nhóm thực nghiệm sôi nổi hơn, sinh viên tỏ ra hào hứng với phương pháp mới, nhiệt tình tham gia đóng góp ý kiến, tích cực, chủ động hơn. Ở nhóm đối chứng sinh viên nghe giảng thụ động, tỏ ra không hào hứng lắm.

Tóm lại, qua kết quả bài kiểm tra cho thấy nhóm thực nghiệm kết quả học tập cao hơn nhóm đối chứng.

Lấy ý kiến đánh giá của HS tham gia thực nghiệm

- Bảng kết quả khảo sát ý kiến của SV thực nghiệm (42 học sinh) như ở bảng (thang điểm 1- thấp nhất; 5- cao nhất)

TT Nội dung câu hỏi Điểm số đánh giá và tỷ lệ (%)

1 2 3 4 5

01

Dạy học môn Thiết kế mạch bằng máy tính theo mô hình lớp học đảo ngược là cần thiết?

42/42 (100%)

02

Khi học môn Thiết kế mạch bằng máy tính theo mô hình lớp học đảo ngược có hứng thú hơn không?

20/42 (47,6%)

22/42 (52,4%)

89

03 Tính chủ động trong học tập có được cải tiến hơn không?

42/42 (100%)

04 Mức độ hiểu bài? 17/42

(40,5%)

25/42 (59,5%) Kết quả khảo sát ý kiến HS lớp thực nghiệm

Lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia

* Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về tính phù hợp và tác dụng của dạy học môn Thiết kế mạch bằng máy tính theo mô hình lớp học đảo ngược như ở bảng

90

Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về tính phù hợp và tác dụng của dạy học môn Thiết kế mạch bằng máy tính theo mô hình lớp học đảo ngược. ( Phụ lục số 3).

TT Nội dung câu hỏi

Đánh giá và tỷ lệ (%) Đồng ý Không

đồng ý

Không có ý kiến 1 Dạy học môn Thiết kế mạch bằng

máy tính theo mô hình lớp học đảo ngược là phù hợp?

9/10 (90%)

01/10 (10%)

2 Quá trình thiết kế bài giảng theo mô hình lớp học đảo ngược dễ áp dụng để dạy học môn Thiết kế mạch bằng máy tính?

8/10 (80%)

2/10 (20%)

3 Dạy học môn Thiết kế mạch bằng máy tính theo mô hình lớp học đảo ngược hứng thú cho học sinh, sinh viên trong học tập?

8/10 (80%)

01/10 (10%)

01/10 (10%)

4 Dạy học môn Thiết kế mạch bằng máy tính theo mô hình lớp học đảo ngược có tính thực tiễn cao?

10/10 (100%)

5 Dạy học môn Thiết kế mạch bằng máy tính theo mô hình lớp học đảo ngược phát triển được tư duy sáng tạo của học sinh, sinh viên ?

8/10 (80%)

02/10 (20%)

* Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về tính khả thi của việc áp dụng dạy học môn Thiết kế mạch bằng máy tính theo mô hình lớp học đảo ngược.

91

Nội dung câu hỏi Đánh giá và tỷ lệ (%)

Rất khả thi Khả thi Không khả thi Dạy học môn Thiết kế mạch

bằng máy tính theo mô hình lớp học đảo ngược là khả thi?

7/10 (70%)

02/10 (20%)

01/10 (10%)

* Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về tính cần thiết của dạy học môn Thiết kế mạch bằng máy tính theo mô hình lớp học đảo ngược.

Nội dung câu hỏi Đánh giá và tỷ lệ (%) Rất khả thi Khả thi Không khả thi Dạy học môn Thiết kế mạch

bằng máy tính theo mô hình lớp học đảo ngược là cần thiết?

7/10 ( 70% )

02/10 ( 20% )

01/10 ( 10%)

Đánh giá chung:

Đối với SV. Với các SV có động cơ học tập tốt, họ tỏ ra thích thú với mô hình học tập này. Do phần lớn thời gian trên lớp là thảo luận, sẽ giúp các SV có điều kiện hiểu sâu bài học, biết liên hệ kiến thức bài học với thực tế nên tạo hứng thú học tập.

Với các SV có động cơ học tập chỉ vì điểm số hay các bạn SV có năng lực tự học chưa tốt, thì tỏ ra lo lắng. Đối với cách dạy học truyền thống, tất cả SV phải trật tự chăm chú nghe giảng, SV ít tham gia phát biểu, ít có điều kiện thể hiện, GV khó biết SV nào đã chuẩn bị bài ở nhà, SV nào không hiểu bài…. nên GV không thể biết ai giỏi ai kém. Đối với lớp học đảo ngược, GV dễ dàng phát hiện các SV không chuẩn bị bài ngay từ đầu giờ học trên lớp qua đánh giá câu hỏi trắc nghiệm bằng phần mềm Moodle, LMS miễnphí, sử dụng để thiết kế quảnlí học tập. Đối với các SV này, mô hình đảo ngược buộc họ phải làm việc nhiều, vất vả hơn mới có thể

“đồng hành” với các SV khác.

Đối với GV. Trong mô hình dạy học đảo ngược, với những Video clip bài giảng có chất lượng tốt sẽ được tiếp tục sử dụng cho năm sau, cho các lớp học tương tự.

Đây là một ưu điểm của sử dụng video clip trong lớp học đảo ngược, GV không phải nói đi nói lại, năm này sang năm khác lý thuyết như trong giờ học truyền

92

thống. GV có thể sẽ bỏ qua nhiều phần lý thuyết mà họ cho là dễ đối với SV. Thời gian chính của GV đảo ngược dành cho nghiên cứu sáng tạo ra các bài tập, các câu hỏi hay để đánh giá được năng lực của SV.

Kết quả trên đây đã chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đặt ra. Việc vận dụng dạy học bằng bài giảng theo mô hình lớp học đảo ngược tại trường CĐN Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh đã có hiệu quả bước đầu nhằm góp phần phát huy tính tích cực của người học; nâng cao chất lượng, kết quả học tập môn học.

Kết luận chương III

Xuất phát từ thực trạng giảng dạy, đề tài đã đề xuất nghiên cứu xây dựng bài giảng

“Thiết kế mạch bằng máy tính” theo mô hình lớp học đảo ngược.

- Lựa chọn các chương trình, phần mềm tương tác hiện đại để xây dựng bài giảng

“Thiết kế mạch bằng máy tính” theo mô hình lớp học đảo ngược.

- Đưa ra các điều kiện để sử dụng hiệu quả bài giảng, các chú ý và khả năng áp dụng bài giảng “Thiết kế mạch bằng máy tính” theo mô hình lớp học đảo ngược tại trường CĐN.

- Xây dựng minh họa bài giảng.

Kết quả thực nghiệm và khảo sát thăm dò, cho phép tác giả có những kết luận sau đây:

- Giảng dạy “Thiết kế mạch bằng máy tính” theo mô hình lớp học đảo ngược là phù hợp, cần thiết và khả thi.

- Giảng dạy “Thiết kế mạch bằng máy tính” theo mô hình lớp học đảo ngược tăng cường được tính tích cực, gây hứng thú trong học tập, phát triển năng lực và tư duy sáng tạo của SV.

- Sử dụng bài giảng “Thiết kế mạch bằng máy tính” theo mô hình lớp học đảo ngược góp phần khắc phục được tình trạng thiếu thiết bị, thay thế có mô hình đã hư hỏng, xuống cấp. giúp SV có thêm phương tiện để thực hành, nghiên cứu.

93

Kết quả khảo sát được lấy từ ý kiến của các chuyên gia trong công tác quản lý của Nhà trường, các GV lâu năm kinh nghiệm trong giảng dạy, kết quả trên đã chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà luận văn đã nêu ra.

Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu còn hẹp, thời gian thực hiện ngắn, số lượng còn ít, nên kết quả nghiên cứu chỉ là bước đầu, cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa.

94

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận

Mô hình “Lớp học đảo ngược” là quá trình hội tụ mọi kết quả nghiên cứu của các phương pháp dạy học truyền thống cũng như dạy học dựa trên máy tính. Học đảo ngược, SV chủ động kiểm soát việc tự học của mình, có thể tạm dừng, tua lại, và xem video, thảo luận với bạn bè. Thay vì ngồi lắng nghe các GV giảng bài, SV được dành nhiều thời gian hoạt động hợp tác trao đổi và được sự hỗ trợ từ GV trong giờ học. Do tăng số giờ thực hành thảo luận tại lớp, SV được phát triển kỹ năng trao đổi, kỹ năng diễn đạt suy nghĩ của mình. SV thường xuyên được GV kiểm tra đánh giá, nên biết kiến thức mình để bổ sung trong quá trình tự học.

Bài giảng mới áp dụng dạy thử ở Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh, nhưng cũng đã bước đầu khẳng định vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học có tính khả thi, đáp ứng yêu cầu dạy học hiện nay và mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao hứng thú học tập, nhận thức và khả năng hành động sáng tạo cho sinh viên, từ đó nâng cao chất lượng dạy học.

Bằng việc cá nhân hóa, học tập đảo ngược đã mở ra cơ hội thật sự cho việc học của mọi đối tượng. Việc SV tự học sẽ giúp tăng tính tự chủ và kĩ năng học tập tốt hơn, đó là những kĩ năng tối quan trọng trong thế kỷ 21.

2.Kiến nghị

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả nhận thấy rằng:

bài giảngmôn thiết kế mạch bằng máy tính theo mô hình lớp học đảo ngượctại Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh là bài giảng mới, đổi mới được cách tiếp cận giảng dạy, gây hứng thú cho người dạy và người học, nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, không thể không tránh khỏi những hạn chế, sai sót. Để bài giảng đạt được hiệu quả cao hơn cần phải chú trọng đến một số vấn đề sau:

- Đưa bài giảng vào thực tiễn giảng dạy, từ đó đánh giá ưu, nhược điểm một cách chính xác.

- Tiến hành nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện bài giảng để có thể ứng dụng rộng rãi, nâng cao chất lượng dạy học.

95

- Khai thác các phương pháp giảng dạy khác, phối kết hợp để đạt hiệu quả cao nhất.

- Nhà trường cần tạo điều kiện đầu tư cải thiện cơ sở vật chất - kỹ thuật cho việc dạy học môn thiết kế mạch bằng máy tính, xây dựng thêm phòng học thực hành, cho phép vận hành sử dụng và cải tiến các mô hình thật để phục vụ tốt hơn công tác giảng dạy.

- Khai thác thêm nhiều phần mềm chuyên dụng và hiện đại, nâng cao trình độ tin học cho GV, áp dụng sâu rộng các ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.

- Ứng dụng truyền thông internet, đưa bài giảng lên mạng, sử dụng rộng rãi.

3.Hướng phát triển của đề tài

Do tác giả còn những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm, nên vấn đề nghiên cứu xây dựng bài giảng môn thiết kế mạch bằng máy tính theo mô hình lớp học đảo ngược tại Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh trong khuôn khổ luận văn này chỉ dừng lại ở những nghiên cứu ban đầu. Vì vậy, những nghiên cứu tiếp theo về vấn đề này còn có thể tập trung triển khai theo các hướng sau:

- Nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện bài giảng các môn học, module khác theo mô hình lớp học đảo ngược.

- Nghiên cứu các phương pháp dạy học khác phối hợp cùng phương pháp dạy học theo mô hình lớp học đảo ngượcđể đạt hiệu quả cao hơn trong dạy học.

Qua một thời gian tích cực nghiên cứu và tham khảo các tài liệu, thông tin, tác giả đã hoàn thành đề tài này. Song thời gian có hạn cũng như năng lực còn những mặt hạn chế, do đó đề tài này không thể tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của hội đồng khoa học và đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.

XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

96

Một phần của tài liệu Dạy học môn thiết kế mạch bằng máy tính theo phương pháp đảo ngược tại trường Cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật Bắc Ninh (Trang 86 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)